Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira là bệnh của loài thú sống hoang dại và thú nuôi lây truyền sang người, đặc điểm lâm sàng rất đa dạng, tổn thương một lúc nhiều cơ quan, dễ nhầm với nhiều bệnh khác như sốt rét, viêm gan, nhiễm khuẩn huyết.

MẦM BỆNH

Leptospira là một loại xoắn khuẩn nhỏ, 5-15 micromét X (0,1 -0,2 micromét) gồm 2 loại Leptospira Biffexa sống hoại sinh trong nước và Leptospira Interrogans gây bệnh cho người và động vật (chuột, heo, chó, trâu, bò…).

Có khoảng 18 nhóm huyết thanh (Serogroup) và mỗi nhóm lai có nhiều loai huyết thanh (Serovars). Ớ Việt Nam , các loại huyết thanh gây bệnh thường gặp là Bataviae, Icterohemorrhagiae, Australis…

Leptospira là các vi khuẩn hiếu khí cấy được trên môi trường pepton có thêm huyết thanh thở (môi trường Fletcher) hay thêm huyết thanh albumin (môi trường BSA).

Chuyển động của vi khuẩn được quan sát tốt dưới kính hiển vi nền đen.

DỊCH TỄ

Vi khuẩn theo nước tiểu các động vật nhiễm Leptospữa rà’ ngoài, vào đất, bùn, nước. Chúng xâm nhập qua da, qua niêm mạc mắt, mũi, miệng. Bệnh hay 3«ảy ra ở những người có tiếp xúc với nước (nạo vét công rãnh, bơi lội, công nhân thuỷ lợi…) hoặc công nhân các lò sát sinh, bác sĩ thú y…

BỆNH SINH

Sau khi xâm nhập qua da hoặc niêm mạc vi khuẩn vào máu và lan tràn khắp cơ thể, xâm nhập vào gan, thận, màng não, cơ… Tính chất gây bệnh là một phần do nội độc tố, một phần do enzym và các chất chụyển hoá.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Thời gian ủ bệnh thường 7-12 ngày. Bệnh điển hình gồm 2 giai đoạn:

  1. Giai đoạn I: Nhiễm khuẩn huyết, có sốt và vi khuẩn ở hầu hết các mô, kéo dài 4-9 ngày.
  2. Giai đoạn II: Giai đoạn miễn nhiễm, kéo dài 4-30 ngày, vi khuẩn xuất hiện trong nước tiểu từ vài tuần đến vài tháng.

Các hội chứng chính là:

Hội chứng nhiễm khuẩn

  1. Sốt 39-40°C, kèm theo rét run.
  2. Bệnh nhân mệt nhiều , chán ăn, đôi khi mê sảng.
  3. Đau nhức lan toả, nhức đầu, đau cơ, nhất’ là cơ ở các chi.
  4. Kết mạc mắt sung huyết, phù nề.
  5. Da ửng đỏ, phát ban.

Hội chứng gan, mật

  1. Da màu vàng cam.
  2. Gan to, đau.

Hội chứng thận:

  1. Creatinin máu tăng.
  2. Nước tiểu có albumin, hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu.

Hội chứng màng não

Dấu hiệu quan trọng nhất trong giai đoạn II. Dịch não tuỷ: Tế bào 50-100 bạch cầu/mm3, đa số là bạch cầu đơn nhân, đạm tăng ít, đường bình thường.

Hội chứng xuất huyết

Chảy máu cam, chảy máu dưới chân răng.

Tử ban.

Tiến triển: Bệnh tự giới hạn, điều trị bệnh sẽ bớt. Trong trường hợp nặng có thể tử vong.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các hội chứng lâm sàng, dịch tễ và các xét nghiệm:

  • Công thức máu

Bạch cầu 10.000 – 20.000/mm3, đa số là đa nhân trung tính, tăng cao hơn nữa khi có vàng da nặng.

  • Nước tiểu

Trong giai đoạn nhiễm khuẩn huyết, nước tiểu có albumin, hồng cầu, bạch cầu.

  • Chức năng thận

Creatinin trong máu tăng.

  • Chức năng gan

SGOT, SGPT tăng.

  • Xét nghiệm vi sinh học

Tìm vi khuẩn trong máu, nước tiểu, dịch não tuỷ bằng soi dưới kính hiển vi nền đen hoặc sau khi nhuộm ngấm bạc.

Cấy máu, dịch não tuỷ trong 10 ngày đầu. Cấy nước tiểu từ tuần thứ 2 trở đi.

Dùng môi trường Flecher, hoặc Twech 80 albumin.

  • Huyết thanh chẩn đoán

Kháng thể cao nhất từ tuần lễ thứ 3-5, có thể dùng các ngưng kết trên kính, Martin Pettit, vi ngưng kết (MAT) hoặc ELISA.

ĐIỀU TRỊ

Kháng sinh

Cần dùng sớm trong 4 ngày đầu để cắt sốt và hạn chế thương tổn cơ quan nội tạng, có thể dùng:

  • Penicillin G 50.000 – 100.000 đv/kg/ngày trong 5-7 ngày.
  • Doxycyclin 100mg X 2 lần /ngày trong 7 ngày.
  • Ampicillin, amoxicillin, tetracyclin, erythromycin, streptomycin, cephalosporin cũng có tác dụng.

Điều trị triệu chứng

Hạ sốt, giảm đau.

Nghỉ ngơi.

Bù rối loạn nước – điện giải.

Theo dõi biến chứng, xét nghiệm chức năng gan,thận cho đến khi kết quả về bình thường.

DỰ PHÒNG

Kiểm soát bệnh ở súc vật nuôi, diệt chuột.

Tránh tắm ở những nơi nghỉ ngơi có nhiễm Leptospira.

Uống ngừa bằng doxycyclin 200mg/ tuần.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH DO LEPTOSPIRA

Nhận định

  1. Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay, móng chân

Đếm nhịp thở, kiểu thở.

Ở giai đoạn II củạ bệnh: Có thể bị kích xúc nhất là các thể li bì, mê sảng.

Tình trạng tăng tiết.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần thông khí, cho thở oxy

Có rối loạn hô hấp: Ho, đau ngực hay khạc đờm lẫn máu trong trường hợp nặng.

Tình trạng tuần hoàn:

Mạch.

Huyết áp.

Cần theo dõi mạch – huyết áp 30 phút/lần, 1 giờ/1 lần, 3 giờ/1 lần.

Các trường hợp có biến chứng huyết áp giảm hoặc huyết áp bình thường ở người lớn. Trẻ em huyết áp có thể tăng.

Tình trạng xuất huyết:

Chảy máu cam có tử ban.

Ho ra máu.

Xuất huyết tiêu hoá, tuyến thượng thận, thận và dưới màng nhện.

Quan sát phân, chất nôn, da và niêm mạc có biểu hiện xuất huyết để báo cho bác sĩ.

Viêm mạch máu lan toả tổn thương các mao mạch.

Giảm prothrombin, giảm tiểu cầu trong máu.

Kết mạc sung huyết, dẫn đến sợ ánh sáng.

Tình trạng chung:

Đo nhiệt độ.

Co giật. .

Vàng da, gan to, đôi khi có lách to.

Suy gan.

Suy thận: theo dõi nước tiểu, làm các xét nghiệm.

– Đau nhức dữ dội:

+ Nhức đầu.

+ Đau cơ (cơ bắp chân).

Viêm màng não.

Theo dõi ý thức, vận động.

Xem bệnh án để biết:

+ Chẩn đoán.

+ Chỉ định thuốc.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

+ Yêu cầu dinh dưỡng: Có thể – Nếu bệnh nhân mê phải cho ăn cho bệnh nhân ăn đường qua ông thông dạ dày. miệng không?

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ:

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chăm sóc hệ thống cơ quan:

Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch

Bảo đảm thông khí.

  1. Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng một bên.
  2. Đặt canuyn Mayo.
  3. Bóp bóng ambu nếu có còn ngừng thở.
  4. Chothởoxy
  5. Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón.
  6. Hút đờm dãi.
  7. Đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết.
  8. Đề phòng tụt lưỡi.
  9. Giai đoạn II: Kích xúc.
  10. Tuỳ tình trạng từng bệnh nhân.

Theo dõi tuần hoàn

  1. Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo cáo ngay bác sĩ.
  2. Chuẩn bị ngay dịch truyền qua đường tĩnh mạch các trường hợp bệnh nhân mê sảng và có biến chứng nặng.
  3. Thuốc nâng huyết áp, dụng cụ truyền dịch để thực hiện theo y lệnh của bác sĩ.
  4. Theo dõi sát mạch – huyết áp 30 phút/ 1 lần, 1 giờ/ 1 lần, 3 giờ/ 1lần
  5. Chỉ dùng thuốc nâng huyết áp khi bệnh nhân có tụt huyết áp và đã truyền đủ dịch.

Theo dõi các hội chứng:

Hội chứng nhiễm khuẩn.

Hội chứng gan mật.

Hội chứng thận.

Hội chứng màng não.

Hội chứng xuất huyết.

Thường xảy ra ở giai đoạn II.

  • Thực hiện các y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời:

Cụ thể:

Kháng sinh: Penicilin G, ampicillin, amoxicyclin, tetracyclin, erythromycin, streptomycin, cephalosporin.

Cho nghỉ ngơi để tránh diễn biến xấu.

Bù nước, điện giải sớm trong giai đoạn tiền sốc.

Theo dõi tri giác: Lơ mơ hay hôn mê.

Lượng nước tiểu hàng ngày.

Có suy thận cấp nếu cần thẩm phân phúc mạc.

Các xét nghiệm: Chức năng gan, thận cho đến khi các kết quả về bình thường và xét nghiệm nước tiểu.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tuỳ tình trạng bệnh nhân.

  • Chăm sóc hệ thống cơ quan:

Co giật: Giữ an toàn cho bệnh nhân.

Có sốt cao: Lau mát.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Vệ sinh mắt: nhỏ collyre mỗi ngày.

Vệ sinh da, xoay trở mình tránh loét.

Tẩy uế các chất bài tiết.

Dùng kim và ông tiêm nhựa mỗi lần tiêm.

Các cơ đau nhức cần đắp ấm để giảm đau.

Theo dõi vàng da.

Nuôi dưỡng:

+ Bệnh nhân còn sốt cho ăn lỏng, dễ tiêu.

+ Bệnh nhân suy thận cho ăn ít đạm.

+ Thời kỳ phục hồi cho ăn đủ dịnh dưỡng nhất là sinh tố để nâng cao thể trạng.

+ Nặng cho ăn qua thông dạ dày và truyền dung dịch ưu trương.

  • Giáo dục sức khoẻ:

Ngay từ khi bệnh nhân mới vào phòng cho bệnh nhân (nếu tỉnh) và thân nhân của bệnh nhân.

Bằng thái độ dịu dàng để bệnh phải hướng dẫn nội quy khoa, nhân an tâm điều trị.

Tránh tắm và sử dụng nước ở nơi nghi ngờ bị nhiễm Leptospira.

Vấn đề an toàn lao động phải

Mang găng tay và đi giày cao cổ. được quan tâm.

Nhận định quá trình chăm sóc

Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tích’ cực kết hợp chăm sóc toàn diện bệnh nhân sẽ chóng hồi phục ở thể vàng da nặng.

0/50 ratings
Bình luận đóng