TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh:

Là giun móc ankylostoma-duodenalis và necator americanus, giống nhau về mặt hình thái và mặt sinh học. Cả hai đều là những giun tròn nhỏ, sống ở tá tràng. Chiều dài của giun cái là 1.0-1.8cm (ankylostoma duodenalis) và l,0-l,3cm (nécator americanus) giun đực nhỏ hơn.

Trứng theo phân ra ngoài, phát triển thành ấu trùng khi có nhiệt độ thích hợp, độ ẩm cao và không khí. Nhiệt độ thuận lợi là 15-35° (tối thiểu là 30-32°) ở điều kiện này, sau 24-36 giờ thì ấu trùng chín và rời khỏi vỏ bọc.

Ấu trùng theo phân ra ngoài, phát triển thành ấu trùng khi có nhiệt độ thích hợp, độ ẩm cao và không khí. Nhiệt độ thuận lợi là 15-35° (tối thiểu là 30-32°) ở điều kiện này, sau 24-36 giờ thì ấu trùng chín và rời khỏi vỏ bọc.

Ấu trùng (larve) sống ở trong đất bằng chất hữu cơ và lột xác hai lần trong vòng 5-10 ngày, từ ấu trùng có túi phình ở thực quản (larve rhabditoide).

Ấu trùng strongyloide nếu gặp điều kiện không thuận lợi ở môi trường bên ngoài, có thể có một vỏ bọc mỏng, sáng óng ánh (ấu trùng có kén).

Ấu trùng strongyloide là ấu trùng nhiễm (invasive State) nghĩa là có khả năng xâm nhập cơ thể người.

Trứng và ấu trùng giun móc chịu đựng rất kém những điều kiện bất lợi của môi trường bên ngoài. Những ấu trùng có kén có sức chịu đựng tốt hơn, và có thể sống trong đất từ 3 tuần đến vài tháng d nhiệt độ dưới 10° và trên 50° thì chúng không phát triển được.

Nước tiểu của người có tác dụng giết chết trứng và ấu trùng giun móc, ở các hố xí, đa số trứng giun móc đều chết nhanh chóng, tuy còn một số ấu trùng sông đến 14 tuần.

Trứng và ấu trùng giun móc chịu đựng kém tác dụng của các chất tẩy uế

  • Dung dịch clorua Na bão hoà giết chết chúng sau 15-20 phút, dung dịch clorua Na 5% sau 5-6 giờ.
  • Ấu trùng nhiễm chết trong dung dịch clorua thuỷ ngân 1% dung dịch íbcmalin, dung dịch phenol sau một vài giờ.

Bệnh sinh: ấu trùng nhiễm xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá cùng với rau quả bị ô nhiễm hoặc qua da hay niêm mạc, rồi theo dòng máu đến phổi. Chúng xâm chiếm phế nang, đi ngược phế quản tới miệng, rồi bị nuốt xuống ruột non; ở đây sau 1 đến 1,5 tháng, chúng sẽ phát triển đầy đủ về mặt sinh dục. Khi nuốt phải ấu trùng cùng với rau quả bẩn thì ấu trùng không nhất thiết phải di cư và đa số phát triển sinh dục một cách trực tiếp.

Giun móc đã phát triển bám vào niêm mạc ruột bằng những răng hình móc câu. Vì thế trên niêm mạc ruột sẽ xuất hiện những vết loét chẩy máu rất nhỏ. Số lượng vết loét ít hay nhiều tuỳ thuộc theo giun đổi chỗ bám và số giun. Âu trùng di cư, cũng như giun lớn sống bằng máu; các giun trưdng thành còn sống bằng chất chứa trong ruột non. Chấn thương do giun gây ra và các chất do giun tiết ra để làm cho máu chậm đông, đều làm cho người mất máu. Kết quả là cơ thể bị thiếu máu nhược sắc và thiếu protid. Tác dụng độc và dị ứng của những sản phẩm trao đổi của giun, sự nhiễm giun ở những vết loét, ảnh hưởng thần kinh phản xạ, sẽ dẫn đến những biến đổi lớn trong cơ thể.

Biểu hiện lâm sàng:

  • Ở thể nặng, bệnh giun móc làm cho người mất khả năng lao động, ảnh hưởng đến tâm trạng, làm chậm trễ phát triển trí thông minh của trẻ em.
  • Ở thể nhẹ, bệnh giun móc làm giảm rõ rệt khả năng lao động và làm phát sinh những bệnh khác.

Bệnh giun ankylostoma duodénalis nặng hơn bệnh Necator americanus.

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Chẩn đoán bệnh giun móc dựa vào khám lâm sàng và phát hiện trứng giun ở trong phân.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm giun móc là người. Người mắc bệnh giun móc giải phóng ra cùng với phân rất nhiều trứng, trứng nở thành ấu trùng sau 24 giờ. ở trong đất, ấu trùng này phát triển thành “ấu trùng nhiễm” có khả năng xâm nhập vào cơ thể sau 5-10 ngày.

  1. Yếu tô truyền nhiễm:

Những yếu tố và sinh hoạt như sàn nhà bằng đất, đi chân đất, ăn rau quả không rửa sạch, dùng phân tươi để bón cây đều có một vai trò lớn trong việc làm lây bệnh.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC

Bệnh giun móc phổ biến rộng rãi ở các nước nhiệt đới, và cận nhiệt đới. Bệnh phổ biến ở nông thôn, ở các nước có khí hậu ôn hoà và lạnh, thì bệnh có thể thấy ở các mỏ than, có nhiệt độ cao và độ ẩm cao tương đối ổn định. Ở châu Âu, cũng như ở các mỏ than, chủ yếu là bệnh giun ankylostoma duodenalis. Còn ở các nơi khác (châu Á, châu Phi, châu Mỹ) chủ yếu là bệnh giun Nécator améri- canus. Những ổ dịch phân bố ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.

PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH GIUN MÓC

  1. Phòng bệnh:

Thực hiện các biện pháp vệ sinh nhằm bảo vệ đất không bị nhiễm phân, diệt trứng và ấu trùng ở môi trường bên ngoài.

Cần phải cải thiện tình trạng vệ sinh của nhân dân và ở các hầm mỏ bằng cách xây dựng các hố xí tốt. Tiêu diệt trứng và ấu trùng trong đất bằng cách xử lý những vùng xung quanh hố xí bằng dung dịch clorua vôi 20% trong hố xí bằng vôi cục (1 phần vôi và 2 phần phân theo thể tích) sẽ có vôi tôi 20%.

– Cấm dùng phân tươi để bón ruộng, đặc biệt trong mùa xuân và mùa hè. Nếu phát hiện có ấu trùng giun móc trong đất của hầm mỏ, thì phải xử lý bằng muối kết tinh (0,5-1kg muối cho 1m2 tuỳ theo nhiệt độ và độ ẩm, 5-10 ngày một lần). Đề phòng đưa bệnh giun móc vào hầm mỏ và để thanh toán bệnh giun móc ở hầm mỏ, phải khám tất cả những người mới vào làm và phải khám tất cả các công nhân ở hầm mỏ ở đó có nhiệt độ cao hơn 15°. Hàng năm phải khám cho công nhân một lần ở các hầm mỏ có nhiệt độ dưới 20°, và hai lần nếu nhiệt độ cao hơn 20°. Nếu phát hiện ra người bị nhiễm giun, thì phải tẩy giun, và đưa lên làm việc trên mặt đất cho tới khi khỏi hoàn toàn.

  1. Điều trị:

Bệnh giun ankylostoma duodenalis bằng dầu chenopot, bệnh giun nécator américanus bằng tetraclorua cacbon.

Nếu bị thiếu máu, thì ngoài việc điều trị đặc hiệu, còn dùng các chế phẩm có sắt và campolon.

0/50 ratings
Bình luận đóng