CÂU HỎI
Tình huống nào sau đây ít gây nguy cơ nhiễm HIV nhất cho nhân viên y tế bị tai nạn do kim đâm của bệnh nhân bị HIV?
A. Kim tiêm hiển nhiên có chứa máu của bệnh nhân.
B. Vết thương sâu.
C. Bệnh nhân có lưu máu trên kim tiêm đó đã được dùng thuốc kháng virus nhiều năm nay và có tiền căn kháng nhiều thuốc trước đây song hiện tại đã thành công với thuốc ức chế virus đang dùng hiện tại.
D. Bệnh nhân có lưu máu trên kim tiêm đó đã được chẩn đoán nhiễm HIV cấp 2 tuần trước đó
TRẢ LỜI
Nguy cơ lây nhiễm HIV qua kim tiêm khoảng 0.3%. Tuy nhiên con số này có thể thay đổi rất khác nhau phụ thuộc vào một số yếu tố nguy cơ. Kim tiêm có khẩu kính lớn chứa máu bệnh nhân bị nhiễm có nguy cơ cao hơn, cũng như vết đâm sâu đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe. Mức độ kiểm soát virus cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyên này. Bệnh nhân có tải lượng virus < 1500/ml được xem là ít có khả năng lây truyền qua kim tiêm so với người có tải lượng virus cao hơn. Thêm nữa, ở thời điểm nhiễm cấp hay giai đoạn cuối của HIV, tải lượng virus thường rất cao và khả năng lây qua kim tiêm sẽ cao hơn nhiều. Thêm vào đó trong giai đoạn cuối, độc lực của virus thường rất mạnh, có thể làm tăng nguy cơ ở mức độ lớn hơn. Mỗi sự khác biệt ở các tình huống trên phải được đánh giá một cách nhanh chóng sau khi bị tai nạn kim tiêm đâm phải. Thuốc kháng ritrovirrus có hiệu quả ngăn ngừa lây HIV qua kim đâm nếu bộ gen ARN của virus chưa kết hợp vào bộ gen của kí chủ. Điều này được cho là xảy ra trong vòng 48h, nhưng tốt nhất, thuốc kháng ritrovirus nên được dùng trong vòng 1h đầu sau bị đâm. Trong trường hợp xấu, nhưng thông tin quan trọng như tải lượng virus, sự đề kháng trước đó, và thậm chí cả tình trạng huyết thanh HIV. Do đó, tư vấn khẩn đối với nhân viên y tế bị phơi nhiễm nghề nghiệp với HIV là bắt buộc sau khi bị kim đâm. (Việc lây nhiễm viêm gan B và C cũng nên được lưu ý).
Đáp án: C.