Hàm lượng trong huyết tương [mg X 0,0073 mmol].
- Sử dụng làm thuốc giảm đau (người lớn):
50-100 mg/1 [0,36-0,73 mmol/l].
- Sử dụng làm thuốc chống viêm (người lớn):
150-300 mg/1 [1,1-2,2 mmol/l].
Độc tính: trẻ em nhậy cảm với thuốc hơn người lớn. Độc tính tăng lên nếu nhiễm acid.
- Nồng độ gây độc của salicylat trong huyết tương:
Người lớn > 600 mg/1 [4,3 mmol/l]
Trẻ em > 250 mg/1 [1,8 mmol/ỊỊ.
Triệu chứng
Ở người lớn, thấy ù tai, giảm thính lực, toát mồ hôi, cảm giác rát bỏng trong dạ dày, nôn, tăng thông khí (kích thích những trung tâm hô hấp gây ra nhiễm kiềm hô hấp), lú lẫn tâm thần, kích động hoặc suy giảm thần kinh trung ương.
Diễn biến tới nhiễm acid chuyển hoá với tăng thân nhiệt, kiểu thở Kussmaul, rối loạn tri giác, hạ huyết áp, chấm xuất huyết, đôi khi chảy máu đường tiêu hoá, thiểu-vô niệu (suy thận), co giật, hôn mê.
Ở những trẻ em bé, nhiễm acid chuyển hoá xuất hiện sớm với nhiễm ceton, tăng thông khí, đôi khi co giật và diễn biến tới hôn mê.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Nồng độ các dẫn xuất salicylic trong máu cao. Mới đầu nhiễm kiềm hô hấp, rồi nhiễm acid (nhiễm toan) hỗn hợp, nhưng nhiễm acid chuyển hoá trội hơn với giảm kali-huyết, hàm lượng prothrombin hạ thấp, giảm đường huyết.
Điều trị (nội trú).
Rửa dạ dày càng sớm càng tốt, cho than hoạt, thuốc tẩy có muối cho tới tận 8-10 giờ sau khi bị ngộ độc.
Thông khí hỗ trợ nếu thấy cần thiết (hôn mê, suy thoái hô hấp)
Bồi phụ nước và điều chỉnh những rối loạn cân bằng nước-điện giải (truyền dung dịch huyết thanh ngọt đẳng trương, dung dịch có bicarbonat natri, đồng thời kiểm tra nhiều lần pH máu), điều chỉnh giảm kali-huyết bằng truyền dung dịch clorua kali tuỳ theo diễn biến của kali-huyết.
Phytomenadion tiêm tĩnh mạch trong trường hợp xuất huyết, hoặc truyền máu tươi trong trường hợp chảy máu ở ạt.
Thẩm phân máu hoặc truyền-thay máu nếu nồng độ các dẫn xuất salicylic trong máu > 7,2 mmol/l (1 g/1) trong trường hợp suy thận, hoặc trong trường hợp ngộ độc nặng với phù não.