Nội dung
Loãng xương là hậu quả của sự giảm dần của khối xương, làm teo xương xốp, đặc biệt gây chèn ép hay nén các đốt sống làm gãy cổ xương đùi.
Nguyên nhân
Kém hấp thụ canxì ở ruột hoặc trong trường hợp cường giáp trạng thời kỳ mãn kinh.
Các yếu tố về môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến căn bệnh này: sông tỉnh lại thiếu vận động, nghiện thuốc lá, nghiện rượu, thiếu dinh dưỡng làm thiếu canxi trong thức ăn, rối loạn hấp thu ở ruột.
Triệu chứng
Chứng bệnh loãng xương ở người cao tuổi gặp chủ yếu ở nữ giới.
Đau cột sống hay thắt lưng xuất hiện đột ngột hay sau một động tác cố gắng đôi khi có tính chất tự phát. Có hiện tượng đau như thế là do sự nén hay chèn ép các đốt sống.
Có thể gãy xương tự phát hay do một chấn thương tối thiểu gây ra (gãy xương cổ, xương đùi, xương sườn).
Người mắc chứng bệnh này sẽ bị gù lưng, nhưng dấu hiệu này xuất hiện từ từ, kèm theo đau lưng.
Các dấu hiệu này thường xuất hiện khi không có dấu hiệu khác: gầy, sốt hay ăn không ngon.
Cần phải chú ý xem trước đó người bệnh có dùng thuốc Corticoit, Heparin.
Điều trị
Trường hợp bị nén cột sống có dấu hiệu đau, nên cho bệnh nhân nằm nghỉ, nằm lưng thẳng trên ván cứng trong thời gian không quá 2 ha.y tuần lễ để tránh mất chất xương, Nên cùng các loại canxi: Calcitonine người tổng hợp, thuốc có tác dụng giảm đau và ức chế sự tiêu hoá xương.
Uống thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol.
Khi dùng các loại thuốc chống viêm không steroid nên thận trọng vì có nguy cơ không dung nạp thuốc của người cao tuổi, đặc biệt là đường tiêu hoá.
Sau khi nằm nghỉ 3 tuần, bệnh nhân có thể ngồi dậy cho ngồi ghế phô tơi và tập đi dần, nếu cần tiến hành vận động liệu pháp và bệnh nhân sẽ hết đau sau 4 – 6 tuần.
Nếu bệnh nhân để lâu ngày thì phải có phương pháp điều trị lâu dài.
Muốn hạn chế sự mất xương, cần phải bảo đảm cung cấp đủ canxi và vitamin D. Cho canxi 1 g/ngày dưới dạng glucônlâctte hay carbonatr de canxi 2 viên, ngày hay Calcìíediol 5 giọt/ngày.
Hạn chế sự vận động quá nặng cho cột sống: mang các vật nặng không nên hoạt động quá nặng, chỉ nên tập thể dục các động tác nhẹ nhàng nhưng cũng phải thận trọng để giảm sự tiêu hao xương (VD: đi bộ mỗi ngày từ 1 – 2 tiếng).
Không nên nằm giường quá lâu.
Không được té ngã, nếu đi lại nên dùng gậy.
Thận trọng khi dùng thuốc an thần và các loại thuốc gây hạ huyết áp thê đứng, chóng mặt, buồn ngủ.
Tránh tình trạng làm hao hụt canxi trong cơ thể.
Phải theo dõi chặt chẽ người bệnh các dấu hiệu: khát nước, buồn nôn, ăn không ngon.
Phòng bệnh loãng xương bằng ăn uống ở người cao tuổi
như chứng loãng xương diễn biến từ từ, là tất yếu, thì chế độ ăn uống vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý có thể ngừa được bệnh này.
ở người cao tuổi hay bị gãy xương là do loãng xương. Đó là mất đi một lượng lớn tổ chức xương trong toàn bộ khối lượng xương, làm độ đặc của xương giảm đi. Tỷ lệ khối xương giảm đi theo hàng năm 0,5 – 2% tuỳ theo từng người. (Những người khi còn trẻ có độ đặc xương thấp, thì khi về già càng dễ loãng xương).
Người cao tuổi dễ bị gãy xương, thường là xương đùi và xương chậu, có khi chỉ do một chấn thương nhẹ, (nhất là ở các cụ bà) hậu quả thường rất trầm trọng, có nhiều ca tử vong, một số người đã tạm gọi là khỏi nhưng đòi hỏi sự chăm sóc lâu dài và chu đáo.
Tỷ lệ người cao tuổi càng tăng trong cộng đồng, loãng xương càng trở thành vấn đề lớn đối với việc chăm sóc sức khoẻ.
Nhiều người thường liên kết calci với loãng xương. Nhưng calci chỉ là một trong nhiều yếu tố: Muốn tăng cường chất xương, cần phải chú ý đến cách sống hợp vệ sinh, và dinh dưỡng hợp lý. Phải hạn chế dùng calci mà phải chú ý phối hợp tập luyện.
Đề phòng loãng xương:
Nên ăn nhiều trái cây, rau và có chế độ ăn đầy đủ, hợp lý.
Các yếu tố sau đây có ảnh hưởng tới độ đặc của xương: Thiếu oestrogen, thiếu hoạt động, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống không hợp lý (nhất là không nên thiếu calci), cà phê, trà, cô la.
Có thời gian hoạt động ngoài trời đổ tổng hợp vitamin trong cơ thể.
Vitamin D rất cần thiết để củng cố xương, được tổng hợp bởi da, dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời. Cá béo, lòng đỏ trứng rất giàu vi ta min D.
Nôn sử dụng lượng protein vừa phải:
Trong thời kỳ phát triển cơ thể, nếu thiếu protein, sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tạo bộ xương. Nên ăn nhiều protein, đảm bảo đủ calci vì ăn nhiều protein làm tăng bài xuất calci theo nước tiểu, gây rối loạn chức năng tuyến giáp.
Đối với phụ nữ: Khi ở tuổi 50, các vấn đề về xương khớp cần phải tuyệt đối lưu ý (vì phụ nữ dù ở tuổi nào cũng rất sợ tăng cân nên họ thường giảm ăn). Nên giữ nguyên lượng thực phẩm ăn vào cơ thể và phải tăng hoạt động cơ thể. Những năm đầu của thời kỳ mãn kinh lượng calci mất đi đáng kể. Có hai phương thức phòng chống: tăng lượng calci bằng cách dùng nhiều sữa và các chế phẩm từ sữa: yaourt, phomat và sử dụng nhiều rau quả là nguồn calci và vi chất dinh dưỡng. Rau quả là nguồn vitamin c rất quan trọng, tác dụng của vitamin c là rất tốt.
Các phụ nữ mãn kinh không sử dụng được hormon thì có thể dùng phytooestrogen. Phytoestrogen có trong đậu nành: sữa đậu nành, tàu hủ miếng, chè tàu hủ, ngũ cốc, đậu xanh, đậu phộng. Rau tươi là thực phẩm cần thiết cho xương. Cải bắp có khả năng biến đổi oestrogen tốt (làm giảm triệu chứng thời kỳ kinh nguyệt). Trái cây, nước trái cây ép, trà xanh rất giàu flavanoid. Hành củ có chứa polyphenod có vitamin quan trọng trong chuyển hoá xương.
Khoáng chất và vitamin phải được cung cấp đầy đủ. Nếu sợ tăng cân có thể dùng sữa bớt kem, trái cây. Rau quả, giàu acid hữu cơ và kali, ngăn chặn sự bài tiết calci qua nước tiểu. Ngoài ra, magnesium rất cần thiết để phân phối calci đến xương. Nếu thiếu magnesium, calci sẽ tích tụ trong tế bào của các mô mềm, dẫn đến xơ hoá động mạch, đỏ cứng, viêm các khớp và sỏi thận.