LÔ CĂN

Rễ Lau, Vi Kinh….

+ Trong Lô căn có Protein 6%, các loại đường 51%, Asparagin 0,1%, Arginin (Hiện Đại Thực Dụng Trung Y Dược).

+ In vitro, thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với Liên cầu khuẩn dung huyết Beta (Trung Dược Học).

+ Lô căn vị ngọt, tính hàn, là thuốc thanh Phế, dưỡng âm, sinh tân. Lô căn, Thạch hộc đều trị tân dịch bất túc nhưng Lô căn dùng cho khí âm mới bị tổn thương, sức tư dưỡng yếu, không dễ bị tà khí lưu lại, Thạch hộc là thuốc dùng cho phần âm, phần âm bị tổn thương tương đối nặng, sức tư dưỡng mạnh, dùng không thích đáng sẽ dễ bị tà lưu lại (Thực Dụng Trung Y Học).

Xuất xứ : Bản Thảo Kinh Tập Chú.

Tên khác : Lô mao căn (Hội Ước Y Kính), Vi căn (Ôn Bệnh Điều Biện), Lô cô căn (Thảo Mộc Tiện Phương), Thuận giang long (Thiên Bảo Bản Thảo), Thuỷ lẵng cường (Lĩnh Nam Thái Dược Lục), Lô sài căn (Nam Kinh Dân Gian Dược thảo), Lô thông (Giang Tô Thực Dược Chí), Vi tử căn (Hà Bắc Dược Tài), Lô nha căn (Sơn Đông Trung Dược), Điềm cảnh  tử (Tứ Xuyên Trung Dược Chí), Rễ Lau, Rễ sậy (Việt Nam).

Tên khoa học : Phragmites communis (L) Trin.

Họ khoa học : Họ Lúa (Poaceae).

Mô Tả : Cây thảo lâu năm, có rễ bò dài rất khoẻ. Thân cao 1,8-4m, thẳng đứng, rỗng ở giữa. Lá xếp xa nhau, hình dải hoặc hình ngọn giáo, rộng 1-3cm, có mũi nhọn kéo dài, nhẵn, mép lá ráp, lưỡi bẹ, có dạng vòng, lông ngắn. Cụm hoa chuỳ, mầu tím hoặc nhạt, hơi rũ cong xuống, dài 15-45cm. Cuống chung thường có lông mềm dầy đặc ở gốc, nhánh rất mảnh. Bông nhỏ, mang 3-6 hoa. Có hoa vào tháng 11 đến tháng 1 năm sau

Địa lý : Mọc hoang ở bờ nước, đầm lầy, nơi ẩm ướt ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Thái, Ninh Bình.

Bộ phận dùng : Thân rễ. Thứ mầu trắng vàng, không có rễ tơ, đốt dài, rễ to, mập, không kèm rễ con, chất non là tốt.

Mô tả dược liệu: Lô căn tươi hình trụ tròn, dài ngắn không đều, đường kính khoảng 1,65cm. Mặt ngoài mầu trắng vàng, đầu rễ hình nhọn giống búp măng tre, mầu lục hoặc lục vàng. Toàn thể có đốt. Khoảng đốt dài 10-16,5cm, trên đốt có vết rễ và vết mầm sót lại. Dai, khó bẻ gẫy, chỗ cắt ngang mầu trắng vàng, bên trong rỗng, chung quanh dầy khoảng 0,5cm, có từng hàng lỗ nhỏ thành vòng tròn. Vỏ ngoài thưa, xốp, bóc rời ra được, không mùi, vị ngọt

Thu hái, Sơ chế : Mùa xuân, hạ và thu đều đào được. Bỏ lớp bẹ bọc ở mặt ngoài, phơi khô hoặc vùi trong cát ướt để dùng tươi.

Bào chế : Bỏ các đốt có râu tua và vỏ vàng đỏ, dùng sống, hoặc phơi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Thành phần hóa học :

+ Trong Lô căn có Protein 6%, các loại đường 51%, Asparagin 0,1%, Arginin (Hiện Đại Thực Dụng Trung Y Dược).

+ Rễ Lau có Coixol, Albumin 5%, Mỡ 1%, Carbonhydrat 51%, Asparagine 0,1% (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

Tác dụng dược lý :

+ In vitro, thuốc có tác dụng kháng khuẩn đối với Liên cầu khuẩn dung huyết Beta (Trung Dược Học).

Tính vị :

. Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, không độc (Bản Thảo Tái Tân).

. Vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn (Lục Xuyên Bản Thảo).

. Vị ngọt, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

. Vị ngọt, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh :

. Vào kinh Phế, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải).

. Vào kinh Phế, Tâm (Đắc Phối Bản Thảo).

. Vào kinh Phế, Tỳ, Thận (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác dụng, Chủ trị :

. Chủ tiêu khát, khách nhiệt, súc niệu (Biệt Lục).

. Giải nhiệt, khai Vị, trị nôn mửa không ngừng (Dược Tính Luận).

. Trị lúc nóng lúc lạnh, bệnh thời khí, phiền muộn, có thai mà tim nóng, tả lỵ kèm khát (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

. Giải trúng độc cá Nóc (Nhật Dụng Bản Thảo).

. Giải độc rượu, trúng độc cá, cua (Bản Thảo Mông Thuyên).

. Thanh Vị nhiệt, sinh tân dịch, có thể khử đờm, tiêu mủ. Trị phiền nhiệt, chống nôn khát, miệng khô, ít nước miếng, Phế ung, nôn ra máu mủ và đờm hôi thối (Đông Dược Học Thiết Yếu).

. Thanh nhiệt, sinh tân. Trị Phế ung, ho, viêm phế quản, nôn mửa, viêm dạ dày cấp, miệng khô, khát (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

. Trị táo bón (Trung Quốc Dược Thực Chí).

. Trị họng đau (Nam Kinh Dân Gian Thảo Dược).

Kiêng kỵ :

. Người trúng nắng, không có hỏa hoặc tân dịch chưa tổn thương thì không được dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).

. Tỳ Vị hư hàn: không dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Liều dùng : Lô căn khô 15 – 30g, dùng tươi tăng gấp đôi.

Đơn thuốc kinh nghiệm :

+ Trị ngũ ế, khí trệ, phiền muộn, nôn nghịch, ăn uống không xuống: Lô căn 150g, thái nhỏ. Nấu với 2 lít nước còn 1,5 lít, bỏ bã, uống ấm (Kim Quỹ Ngọc Hàm Phương).

+ Trị Phế ung:  Vi hành, Ý dĩ, Đào nhân, Đông qua tử. Sắc Lô căn trước cho sôi, bỏ bã, cho các vị thuốc kia vào sắc tiếp, chia làm vài lần uống, thấy nôn ra như mủ là được (Vi Hành Thang – Thiên Kim Phương).

+ Trị sau khi bị thương hàn, nôn mửa, ăn vào là nôn ra, nôn khan, nuốt không xuống: Lô căn 1 thăng, Trúc nhự 1 thăng, Ngạnh mễ 3 hợp, Sinh khương 120g. Sắc với 5 thăng nước, còn 2,5 thăng, uống (Lô Căn Ẩm Tử – Thiên Kim Phương).

+ Trị thái âm ôn bệnh, miệng khát nhiều, nước miếng trắng, dính: Dùng nước cốt (trấp) của những vị thuốc sau: Rễ lau, Ngó sen, Quả lê, Củ năng, Mạch môn. Hoà chung, uống (Ngũ Trấp Ẩm – Ôn Bệnh Điều Biện).

+ Trị nôn mửa không ngừng, quyết nghịch: Lô căn, thái nhỏ, nấu lấy nước đặc uống (Trửu Hậu Phương).

+ Trị nôn mửa do Vị bị nhiệt, dạ dày viêm cấp, muốn nôn: Lô căn tươi 30g, Trúc nhự 9g, Gạo tẻ 8g. Nấu đến khi gạo nhừ, lọc bỏ bã, thêm ít nước cốt Gừng vào, uống (Lô Căn Ẩm – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Trị ôn bệnh thời kỳ sau, tân dịch khô, khát: Lô căn 24g, Mạch môn 12g, Thiên hoa phấn 12g, Cam thảo 3g. Sắc uống (Lô Căn Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Tham khảo :           

+ . Mao căn nhỏ, thiên về thanh nhiệt ở phần huyết, Lô căn (rễ lau sậy) thô, to thiên về thanh nhiệt ở phần khí.

.  Lô căn và Thiên hoa phấn trị tân dịch bất túc ở  phần khí, chất lưỡi bình thường, tổn thương âm ở mức nhẹ. Thạch hộc thanh tân dịch bất túc ở phần âm, chất lưỡi đỏ thẫm, tổn thương âm ở mức nặng, Lô căn không giữ tà lại, Thạch hộc dễ giữ tà lại.

. Lô căn còn gọi là Vi hành . Mọc chưa đầy gọi là Lô, mọc đủ cao dài gọi là Vi (Đông Dược Học Thiết Yếu).

+ Lô kinh (Thân cây sậy) cũng có tác dụng thanh nhiệt. Tuy nhiên Lô căn thiên về sinh tân, chỉ khát. Lô kinh thiên về thanh nhiệt ở Phế Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

+ Lô căn vị ngọt, tính hàn, là thuốc thanh Phế, dưỡng âm, sinh tân. Lô căn, Thạch hộc đều trị tân dịch bất túc nhưng Lô căn dùng cho khí âm mới bị tổn thương, sức tư dưỡng yếu, không dễ bị tà khí lưu lại, Thạch hộc là thuốc dùng cho phần âm, phần âm bị tổn thương tương đối nặng, sức tư dưỡng mạnh, dùng không thích đáng sẽ dễ bị tà lưu lại (Thực Dụng Trung Y Học).

0/50 ratings
Bình luận đóng