Trà vốn là một loại thực vật hoang dã thuộc loại sơn trà thường mọc thành bụi. Khoảng hơn 4000 năm trước vào thời đại Thần nông, những người lao động đã ngẫu nhiên phát hiện ra trà cũng như tác dụng giải độc của trà, từ đó trà đã trở thành thứ đồ uống giải độc. Trà thuốc là thành phần thuốc quan trọng trong y học của Trung Quốc, là kinh nghiệm được tổng kết lại trong một thời gian dài và trong quá trình chiến đấu với bệnh tật của người lao động Trung Quốc. Trà có tác dụng như một vị thuốc, nó đã tồn tại trong 2700 năm lịch sử của người Trung Quốc. Trong cuốn Bản thảo Thần Nông thời Đông Hán, cuốn Bản thảo bổ sung của Trần Tạng Khí đời Đường, cuốn Trà phổ của Cố Nguyên Khánh đời Minh đều ghi chép lại một cách rất cẩn thận công dụng như một vị thuốc của lá trà. Tương truyền Thần Nông Thị nếm phải bạch thảo, nhiễm phải 72 vị độc, nhờ có lá trà mới giải được độc. Những danh y lớn đời Hán là Trương Trung Cảnh, Hoa đều dùng trà để chữa các loại bệnh.

Vào thời Đường đã có khá nhiều cách luận giải về việc phòng bệnh và chữa bệnh khi dùng lá trà. Cuốn Bản thảo đời Đường có nói: “Lá trà cam thảo có vị mát lạnh mà không độc, tiêu đờm, trợ tiêu hóa, lợi tiểu tiện. Lại nói: “Hạ khí tiêu hóa thức ăn, khi uống cho thêm thủ di, hành và gừng vào. Lấy trà và các vị trà thuốc ứng dụng vào việc chữa đau đầu, đờm nóng, tiêu hóa thức ăn và tiêu nước, từ đó có tác dụng bổ thận chống mỏi lưng, thính tai sáng mắt, cơ bắp chắc khỏe.Tác dụng giống như vị thuốc của trà

Tác dụng giống như vị thuốc của trà:

Do trà uống rất thuận lợi nên người ta hay cho thêm vài vị thuốc vào trà, từ đó mà tạo nên trà thuốc. Theo sự tích lũy kinh nghiệm của những người chữa bệnh, cho rằng trà thuốc là chỉ một loại thuốc, vị tất phải cho thêm lá trà mới gọi chung là trà thuốc. Trong cuốn Thái bình thánh huệ vương của Vương Hoài Ân đời Tống đã kể ra hơn 10 phương trà thuốc như trà thông thị, trà bạc hà, trà lưu huỳnh. Trong cuốn n thiện chính yếu của Hốt Tư Tuệ đời Nguyên cũng ghi chép về các phương trà thuốc; cuốn Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân đời Minh đã luận giải rất rõ ràng về các phương trà thuốc, trong đó có luận giải về trà chủ trị ho khan, tiêu đờm.

Trà thuốc khá thịnh hành vào thời Minh Thanh, là một thứ trà bổ dưỡng cho sức khỏe, những người nghiên cứu về trà ngày càng nhiều, thậm chí ứng dụng vào trà thuốc càng phong phú, vào thời đó thịnh hành nhất là đại trà ẩm, là một loại trà thuốc bảo vệ sức khỏe. Theo phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc, dùng trà dưỡng sinh kết hợp với thuốc trung thảo càng là một sự phát triển lớn, càng khiến cho công dụng của trà thuốc cũng như trà bổ dưỡng sức khỏe lớn hơn nữa, nó đã trở thành một viên ngọc sáng quý báu trong y học cổ truyền của người Trung Quốc. Ví dụ như trong cuốn Bản thảo cầu chân cũng nói tác dụng của trà là lọc phổi tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc, điều tiết dịch nhầy, giải sạch độc. Phàm là các chứng thức ăn khó tiêu hóa, đầu mắt không sạch, đờm không tiêu, tiểu tiện khó khăn, cảm giác háo nước, cho đến nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, hỏa thương mục, khi uống trà đều có tác dụng.

Trong hoàng cung thời nhà Thanh, uống trà thuốc để chữa bệnh, bồi dưỡng sức khỏe đã trở thành tục lệ phổ biến của các tầng lớp vương công quý tộc. Các danh y đời trước trong một thời gian dài đã từng bước tích lũy được những kinh nghiệm phong phú về cách chữa bệnh vào việc sử dụng những loại trà thuốc bồi bổ sức khỏe. Sau khi thống nhất đất nước, trong phần phụ lục cuốn Dược điển phần thứ nhất của Trung Quốc đã ghi chép yêu cầu và cách dùng để chữa trị của trà thuốc, sự phổ biến của trà bồi bổ sức khỏe đã từng bước có tác dụng. Trà thuốc qua các nhà dưỡng sinh và danh y thời trước đã không ngừng hoàn thiện, từ đó đã xuất hiện các phương trà thuốc nhiều tác dụng, đã trở thành một nét đặc sắc trong phương pháp dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh của các danh y Trung Quốc.

0/50 ratings
Bình luận đóng