Sốt vàng là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đặc trưng là vàng da

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh sốt vàng da là một virut đường kính 18-25nm, có thể nuôi cấy trên phôi gà, virut đã qua môi trường nuôi cấy mô não của phôi chuột.

Virut chết nhanh chóng dưới tác dụng của các chất diệt khuẩn và nhiệt độ cao, nhưng sống lâu ở dạng đông khô.

+ Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng. Bệnh sốt vàng truyền từ người này sang người khác qua nốt muỗi đốt. Giữa lần ốm thứ nhất và lần ốm lại thường là 2-3 tuần ; điều này có liên quan đến chu kỳ phát triển của virut trong muỗi.

Thời kỳ ủ bệnh trung bình là 4-7 ngày. Bệnh thường bắt đầu đột ngột. Nhiệt độ tăng nhanh, đạt tới điểm cao nhất trong 1-2 ngày và đứng yên 4-8 ngày. Đồng thời mặt đỏ, mắt đỏ, môi sưng, lưỡi đỏ tươi, buồn nôn. Sau 3-4 ngày hiện tượng xung huyết và phù kết thúc, bắt đầu xuất huyết ở miệng, dạ dày-ruột, mạch chậm. Vàng da xuất hiện ngày thứ ba-tư trong những trường hợp nặng vừa, từ ngày thứ hai trong những trường hợp nặng ; bệnh nhẹ có thể thấy có vàng da và chẩn đoán sai ; nếu tính cả các trường hợp bị bệnh nhẹ, thì tỷ lệ chết không quá 5%.

Trong máu phát hiện thấy giảm bạch cầu, đó là một triệu chứng thường xuyên của bệnh sốt vàng nặng vừa. Nếu bệnh nặng thì có tăng bạch cầu

  1. Chẩn đoán:

Trong các trường hợp điển hình, dựa vào bộ mặt lâm sàng và các số liệu dịch tễ học để chẩn đoán bệnh.

Chẩn doán dặc hiệu bằng xét nghiệm tương đối phức tạp. Hiện nay, người ta dùng ba phương pháp: phân lập virut, phản ứng trung hoà virut, phản ứng kết hợp bổ thể.

Trường hợp tử vong, người ta dùng phương pháp bệnh lý-tổ chức học

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Người ta phân biệt hai thể bệnh sốt vàng: thể sốt vàng ở thành phố và thể sốt vàng ở rừng rậm.

Trong thể sốt vàng ở thành phố, nguồn truyền là người bệnh, muỗi bị lây bệnh từ người ốm chỉ trong những ngày đầu tiên của bệnh.

Trong thể sốt vàng ở rừng rậm, nguồn truyền nhiễm là khỉ. Năm 1928, người ta đã xác định là khỉ Maccacus Rhesus sống trong các rừng rậm nhiệt đới có mang virut sốt vàng. Ngoài khỉ ra, những động vật thuộc họ có túi cũng có thể là nguồn dự trữ virut sốt vàng ở Nam Phi.

  1. Đường truyền nhiễm:

Muỗi Aedes aegypti hiện nay được coi là môi giới truyền bệnh chủ yếu. Muỗi hút máu người bệnh trong những ngày đầu của bệnh chỉ có khả năng truyền bệnh sau một thời gian nhất định (trung bình sau 12 ngày). Trong rừng, các loại muỗi khác cũng có thể truyền bệnh, nhưng vấn đề này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Muỗi có khả năng truyền bệnh suốt đời.

  1. Tính cảm thụ và tính miễn dịch:

Tất cả mọi người đều tiếp thu bệnh sốt vàng. Những người đã bị sốt vàng có miễn dịch 1-2 năm và hơn nữa.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Sốt vàng là một bệnh đại lưu hành. Trong thế kỷ XVIII và XIX, đã có những vụ dịch lớn sốt vàng ở châu Phi, Mỹ, Âu. ở Mỹ từ 1793 đến 1900 đã ghi nhận 500.000 trường hợp mắc bệnh này. ở Tây Ban Nha, năm 1800 có 60.000 người chết vì bệnh này.

Muỗi tích cực hoạt động ở nhiệt độ trên 20° cho nên đặc điểm của sốt vàng là lan truyền theo mùa. Tuỳ theo vị trí địa lý, tính chất theo mùa lại có những đặc điểm riêng: ở xích đạo bệnh lây suốt năm ; nhưng càng xa xích đạo thì thời kỳ người bị lây bệnh càng rút ngắn.

Tất cả mọi lứa tuổi đều tiếp thu bệnh này. Những ở những ổ dịch, do trẻ em đã bị nhiễm khuẩn từ lứa tuổi nhỏ và đã có miễn dịch, cho nên người lớn mắc bệnh ít hơn trẻ em. ở thể sốt vàng ỏ rừng rậm, chủ yếu là người lớn bị, vì họ phải làm việc trong rừng.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH

  1. Diệt muỗi truyền bệnh:

Khi phát hiện ra muỗi là môi giới truyền nhiễm, thì người ta tiến hành những biện pháp diệt muỗi và đã thu được kết quả tốt. Hiện nay, tại ổ dịch cũ ở phía bắc eo biển Panama, bệnh sốt vàng hầu như không còn nữa. Việc dùng các chất diệt côn trùng mới nhất đã làm cho các biện pháp diệt muỗi thu được những kết quả rất lớn, chỉ còn một số ổ dịch ở Nam Mỹ và Châu Phi là chưa được thanh toán.

  1. Chống muỗi đốt và tiêm chủng:

Ở đâu không thể thực hiện được những biện pháp diệt muỗi rộng rãi, thì phải thực hiện những biện pháp chống muỗi đốt để bảo vệ cá nhân và cũng phải tiêm chủng phòng bệnh nữa.

  1. Phòng bệnh đặc hiệu:

Ngày nay, người ta chế vacxin từ những mẫu virut bị làm yếu (bằng cách cho chúng qua não của phôi chuột) và nuôi cấy trên phôi gà.

Phải tiêm vacxin phòng bệnh sốt vàng cho những người đến những vùng có ổ dịch sốt vàng.

0/50 ratings
Bình luận đóng