Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, nhưng một vài triệu chứng (như cơn ho rũ) là biểu hiện của một quá trình nhiễm độc

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Tác nhân gây bệnh ho gà là Hemophilus pertussis. Đó là một trực khuẩn có kích thước 0,5-2micromet, phát triển tốt trên môi trường máu, Gram âm; trực khuẩn bắt màu đỏ ở 2 cực.

Đặc trưng là ở ngoài cơ thể người, tác nhân gây bệnh không bền vững. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời trực tiếp, chúng sống không quá một giờ. Chúng dễ bị chết dưới tác dụng của bất kỳ yếu tố lý hoá học nào, đặc biệt ở nhiệt độ 36-60°, chúng sẽ chết sau 10-15 phút. Do tác nhân gây bệnh không sống lâu ở ngoài cơ thể, cho nên không cần tẩy uế khi có bệnh ho gà.

Song song với trực khuẩn ho là H.partussis, trong dân chúng còn phổ biến trực khuẩn phó ho gà (Hemophilus para-pertussis) bề ngoài cũng giống như H. pertussis, gây ra một bệnh khác có những triệu chứng lâm sàng giống bệnh ho gà, tuy nhẹ hơn. Điều này giải thích tại sao đôi khi thấy người đã mắc bệnh ho gà lại mắc bệnh một lần nữa.

Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng: khi cùng với giọt nhỏ các chất nhầy vào cơ thể, trực khuẩn ho gà cư trú chủ yếu ở đoạn trên và đoạn giữa đường hô hấp (như khí quản, phế quản lớn và nhỏ), phát triển ở đó, gây viêm tại chỗ và nhiễm độc ở hệ thần kinh dinh dưỡng. Sự hấp thu độc tố giải thích triệu chứng dặc hiệu của bệnh ho gà là những cơn co thắt phế quản và các cơn ho rũ. Trong trường hợp nặng, phổi có bị tổn thương bởi các vi khuẩn gây bệnh có điều kiện thường trú ở đoạn trên đường hô hấp. Vì là một loại vi khuẩn ưa phổi, nên H.per- tussis không vượt khỏi cơ quan hô hấp.

Thời kỳ ủ bệnh là 5-7 ngày, đôi khi là 12 ngày. Diễn biến lâm sàng của ho gà có đặc trưng là đa dạng. Bệnh bắt đầu bằng viêm chảy cấp tính niêm mạc đường hô hấp; giai đoạn viêm chảy sẽ chuyển sang ho rũ, sau đó là khỏi bệnh. Thời kỳ viêm chảy (8-15 ngày), thời kỳ ho rũ và thời kỳ khỏi bệnh rất rõ trong quá trình bệnh tiến triển. Đôi khi (ở người lớn và những người đã tiêm chủng) quá trình bệnh chỉ hạn chế ở giai đoạn viêm chảy.

Chẩn đoán bằng xét nghiệm

Để chẩn đoán sớm và chính xác, cần phải xét nghiệm vi khuẩn và huyết thanh. Đợi người bệnh ho, sẽ mở nắp đĩa petri đựng thạch máu và để cáchõOcm trong vài giây đồng hồ. Sau đó xét nghiệm để tìm tác nhân gây bệnh. Hiện nay người ta còn dùng một môi trường bán tổng hợp: thạch-casein-thận.

Kể từ tuần thứ hai của bệnh có thể làm phản ứng kết hợp bổ thể hoặc phản ứng ngưng tụ với huyết thanh của người bệnh. Phản ứng sau kém đặc hiệu hơn.

QUÁ TRINH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm là người mắc bệnh điển hình, và người mắc bệnh nhẹ (có cơn ho rũ… hoặc rất nhẹ). Bệnh ho gà rất dễ lây, nhất là ở thời kỳ viêm chảy và ở đầu thời kỳ ho rũ. Cho nên thời gian lây bệnh là 20-25 ngày, kể cả 12-15 ngày bắt đầu ho rũ. Như vậy thời kỳ nhiễm khuẩn kết thúc trước khi khỏi bệnh.

Trong bệnh ho gà, không có tình trạng người lành mang vi khuẩn (nhiễm khuẩn không có triệu chứng) hoặc người khỏi mang vi khuẩn.

  1. Đường truyền nhiễm:

Bệnh ho gà lây chủ yếu bằng những giọt nhỏ chất nhầy bắn vào không khí khi ho, hắt hơi, hoặc kêu khóc. Phạm vi lây bệnh là khoảng l-2m. Ho gà ít lây hơn sởi, nhất là khi không có cơn ho vì H.pertussis cư trú ở các giai đoạn sau của đường hô hấp và chi bắn nhiều ra ngoài khi có những cơn ho rũ. Cho nên người lành bị lây không phải là khi tiếp xúc nhanh chóng, mà là khi chung đụng lâu với người bệnh(như ở gia đình, tập thể trẻ em). Thời gian tiếp xúc cần thiết để lây bệnh tương đối lâu và khả năng gây bệnh thấp giải thích tại sao dịch ho gà không có tính bùng nổ, mà chỉ kéo dài dưới hình thức tản phát. Lây truyền bằng đồ chơi và bát đĩa rất hiếm, vì H. peertussis chịu đựng kém ở ngoài cơ thể.

  1. Tính cảm nhiễm và tính miễn dịch:

Trong điều kiện tự nhiên, chỉ có loài người là tiếp thụ bệnh ho gà. Các động vật thí nghiệm (khỉ, mèo, chó) ít nhạy cảm với ho gà.

Mọi người đều tiếp thụ bệnh, cho nên người bị mắc bệnh ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên, khác với bệnh sởi, tính cảm thụ ho gà giảm xuống khi tuổi tăng lên, không những là vì có miễn dịch bền lâu, mà còn là vì tính chất sinh lý đặc biệt của những trẻ lớn (ít cảm nhiễm với ho gà). Cho nên trẻ em trên 12 tuổi và người lớn ít khi mắc bệnh điển hình, tuy có thể mắc bệnh nhẹ, không cố cơn ho rũ và giải phóng vi khuẩn trong thời kỳ viêm chảy.

Miễn dịch sau khi mắc bệnh ho gà thường là bền vững suốt đời. ít khi bị mắc lại. Trực khuẩn H.parapertussis gây bệnh có những triệu chứng giống bệnh ho gà; điều đó giải thích tại sao đôi khi thấy mắc lại bệnh một lần nữa.

Giai đoạn bệnhTác nhân gây bệnh giải phóng ra (%)
Giai đoạn viêm chảy và tuần đầu của90-100
ho rũ 
Tuần lễ thứ hai của bệnh60-70
Tuần lễ thứ ba30-35
Tuần lễ thứ tư và sau10

Tính chất dịch tễ của ho gà giống bệnh sởi. Nhưng dịch ho gà lan truyền chậm từ nhà này sang nhà khác. Một vụ dịch có thể kéo dài từ 2-6 tháng, tỷ lệ tử vong khá cao, nhất là ở hài nhi dưới 6 tháng đến một năm. Ho gà là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ dưới một năm hay bị biến chứng (viêm phổi).

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

+ Ho gà có tính theo mùa không ? Trong các tài liệu, người ta hoặc hoàn toàn phủ nhận tính theo mùa của bệnh ho gà, hoặc giải thích rất khác nhau. Trong mùa xuân-hè, thường thấy mức độ mắc bệnh tăng lên nhiều; trong các tháng thu-đông, đôi khi lại có một đợt tăng bổ sung không lớn lắm. Nguyên nhân làm cho mức độ mắc bệnh được duy trì nhờ những trường hợp ngẫu nhiên mang bệnh ho gà về nhà trẻ hoặc gia đình. Trên cơ sở của bệnh ho gà, người ta xác định được sự tăng mức độ mắc bệnh trong mùa hè không những của các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, mà cả của các bệnh nhiễm khuẩn do giọt nhỏ.

+ Đối với bệnh ho gà, đặc trưng là đường biểu diễn có tính chu kỳ, lên xuống với các khoảng thời gian từ 2-3 đến 4-5. Tính phát triển theo chu kỳ của ho gà giống như ở bệnh sởi và nguyên nhân của nó cũng giống bệnh sởi.

+ Ớ thành thị mức độ mắc bệnh ho gà ở trẻ con cao hơn, vì tuỳ thuộc vào sự di chuyển và các hình thái giao tiếp của dân chúng

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH HO GÀ

  1. Biện pháp chống bệnh:

Ho gà là một bệnh bắt buộc phải khai báo. Tiếc rằng thường bị chẩn đoán chậm, vì cha mẹ chỉ đưa con đến phòng khám bệnh ở giai đoạn ho rũ, lúc này bệnh đã lây sang trẻ xung quanh. Còn ở giai đoạn chảy nước thì chỉ có thể nghi là ho gà, nếu không xác định bằng xét nghiệm vi khuẩn.

+ Có thể cách ly người bệnh ở nhà; chỉ đưa vào bệnh viện khi bệnh nặng hoặc có nguy cơ lan truyền bệnh (nhà chất chội, đông trẻ em). Nếu điều trị ở bệnh viện, thì phải cách ly người bệnh ở trong những buồng ngăn (box) riêng biệt để đề phòng biến chứng (viêm phế quản-phổi). Bệnh ho gà ít biến chứng hơn sởi. Phải cách ly sớm trong suốt thời kỳ chẩy nước và 15 ngày đầu của thời kỳ ho rũ, nhưng không quá một tháng kể từ khi mắc bệnh. Có thể cho phép về nhà ngay sau khi kết thúc thời kỳ ho rũ. Phải có một chế độ đặc biệt dối với người mới khỏi, vì họ suy nhược nên dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn khác.

+ Anh chị em của người bệnh phải cách ly ở nhà, không được đến lớp học trong 14 ngày, vì thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần.

Các trẻ em trên 5 tháng phải được tiêm chủng ngay vacxin hoặc huyết thanh chống ho gà.

– Không cần phải tẩy uế tại ổ bệnh, chỉ lần làm tổng vệ sinh chung. Người ta thường chú ý tới quần áo bị rây đờm trong thời kỳ phát bệnh, thực ra không cần thiết lắm, vì vi khuẩn ho gà rất yếu khi ra ngoài cơ thể.

Cũng không cần tẩy uế buồng bệnh khi khỏi bệnh, chỉ cần lau rửa đồ đặc bằng khăn ẩm và mở các cửa cho thoáng khí.

  1. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu:

Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu được áp dụng chủ yếu cho những người tiếp xúc.

  • Huyết thanh: có thể tiêm huyết thanh của người bệnh ở tuần lễ thứ tư để tạo miễn dịch thụ dộng. Nếu tiêm cho người tiếp xúc ở đầu thời kỳ ủ bệnh thì sẽ ngăn ngừa được bệnh: nếu tiêm ở cuối thời kỳ ủ bệnh thì chỉ làm nhẹ bệnh. Tiêm 10ml huyết thanh, một tuần sau lại tiêm thêm 10ml, vì thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài 14-21 ngày, mà miễn dịch thụ động có thể chỉ tồn tại không quá 10 ngày.

Ho gà thường xảy ra ở bệnh nhân nhỏ tuổi nên không thể lấy nhiều máu để phòng bệnh cho trẻ khác do đó phải dùng máu cha mẹ. Tiêm bắp 10ml, vì thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài 14-21 ngày, mà miễn dịch thụ động có thể chỉ tồn tại không quá 10 ngày.

Những kháng thể ho gà, cũng như kháng thể sởi, có trong thành phần gama- globulin của huyết thanh, nên có thể dùng gamma-globulin

Hiện nay phương pháp dùng huyết thanh không phổ biến bằng phương pháp dùng vacxin.

  • Vacxin chống ho gà. Độc lực và cấu trúc kháng nguyên của H.pertussis thay đổi tuỳ theo giai đoạn biến tướng, cần chế vacxin bằng chủng còn ở giai đoạn hoạt động (giai đoạn I) có khả năng làm tan máu, làm hoại tử da, tạo ngưng kết tố ở thỏ.

Loại vacxin hiện nay thông dụng trên thế giới được chế với vi khuẩn giết chết bằng focmol và có khi đun ở nhiệt độ 56-60° trong 30 phút để phá huỷ độc tố. Có nơi còn làm vacxin hấp phụ bởi albumin hydroxyt AKOH3)

Liều lượng quy định đối với vacxin không hấp thụ là tiêm dưới da 3 phát (1+1+lml) chứ không tăng dần, cách nhau 10 ngày. Tiêm trong da có thể gây kháng thể ngưng kết gần như tiêm dưới da và có tác dụng bảo vệ trên người.

Sơ chủng nên làm ở trẻ em 5-6 tháng, sau đó tái chủng ở các lứa tuổi 1 năm rưỡi và 3-4 năm, chỉ cần tiêm 1ml.

Thời gian miễn dịch là 2 năm. Vacxin có hiệu quả thất thường (từ 0-90%). Một vacxin được coi là tốt, khi có hiệu lực khoảng 25-50%. Nhưng ít có liên quan giữa hiệu lực bảo vệ ở chuột nhắt và hiệu lực thật sự ở người.

Ngày nay trong chương trình TCMR, người ta sử dụng vacxin ho gà-bạch hầu- uốn ván với liều lượng và khoảng cách như tiêm giải dộc tố: 3 lần mỗi lần cách nhau một tháng. Vacxin liên hiệp có thể gây phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân, cho nên không được tiêm cho những trẻ em trong diện chông chỉ định.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng