Khi khám da chủ yếu dựa vào quan sát các biểu hiện bên ngoài da, khám lâm sàng thường được thực hiện trước khi hỏi kĩ về tiền sử ở những người có vấn đề về da. Thường có thể đưa ra chẩn đoán phân biệt khi khám lâm sàng kĩ lưỡng để miêu tả chính xác các tổn thương da và giới hạn được chẩn đoán phù hợp khi hỏi tiền sử. Sau đó làm các xét nghiệm thích hợp để làm rõ chẩn đoán.
Khám lâm sàng
Kiểm tra da nên được thực hiện trong phòng đủ ánh sáng và bệnh nhân phải được bộc lộ hoàn toàn khi khám. Cùng thiết bị khám hữu ích bao gồm một kính lúp và một đèn pin bỏ túi để cung cấp ánh sáng quan sát ngoại vi của tổn thương. Khám lâm sàng đầy đủ bao gồm đánh giá da, tóc, móng tay và niêm mạc. Việc khám thường bắt đầu bằng việc đánh giá toàn bộ da ở khoảng cách xa, sau đó khám khoảng cách gần để tập trung quan sát từng tổn thương.
Phân bố tổn thương
Như minh họa trong hình, sự phân bố của các tổn thương da có thể có giá trị để xác định các rối loạn: toàn bộ (bệnh hệ thống); theo vùng tiếp xúc ánh nắng (SLE, dị ứng ánh sáng, ánh sáng độc hại, phát ban ánh sáng đa dạng, rối loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện muộn ở da); theo giới hạn da nhất định (herpes zoster); mặt duỗi (khuỷu tay và đầu gối trong bệnh vẩy nến); mặt gấp ( mặt gấp khuỷu tay, kheo chân trong viêm da dị ứng).
Sự sắp xếp và hình dạng tổn thương da
Có thể mô tả các tổn thương đơn lẻ hoặc : Tổn thương thẳng dài (viêm da tiếp xúc như tiếp xúc cây thường xuân độc); tổn thương hình tròn- “hình vòng” (ban di chuyển mạn tính, ban đỏ hình khuyên ly tâm, bệnh nấm da vùng da nhẵn); thương tổn hình mống mắt hoặc hình bia bắn-hai hoặc ba vòng tròn đồng tâm có màu sắc khác nhau (hồng ban đa dạng); hình đồng xu- “có hình dạng đồng xu” (chàm dạng đồng xu); ban dạng sởi- “ giống sởi” với các sẩn nhỏ hợp lại tạo các hình dạng khác thường (sởi, phát ban do thuốc); ban dạng herpes – các nhóm ban nhỏ, sẩn, hoặc lở loét (herpes simplex).
Tổn thương cơ bản da
Các bệnh lý trực tiếp gây ra những biến đổi ở da.
Tổn thương thứ phát da
Bệnh học chính của những biến đổi da là thường thứ phát sau nhiều nguyên nhân, vd, trầy xước da, nhiễm trùng thứ phát, chảy máu.
Hình. Sự phân bố tổn thương ở một số bệnh da liễu thường gặp.
Các thuật ngữ mô tả khác
Màu sắc, ví dụ, tím, hồng ban; đặc tính vật lý, ví dụ, ấm, mềm; độ gọn của rìa tổn thương, bề mặt viền tổn thương-phẳng, có cuống, mụn cóc (như hột cơm), có lõm (bao gồm lõm trung tâm).
Tiền sử
Hỏi tiền sử bệnh tỉ mỉ và đầy đủ, trong đó đặc biệt chú ý đến những vấn đề sau:
1. Sự phát triển của các tổn thương-vị trí khởi phát, quá trình tiến triển phát ban, lây lan, thời gian, khoảng thời gian ổn định hoặc cải thiện trong phát ban mạn tính.
2. Các triệu chứng liên quan đến phát ban–ngứa, rát, đau, tê; khi các triệu chứng đã thuyên giảm; chú ý khi các triệu chứng diễn biến rầm rộ nhất.
3. Thuốc dùng hiện tại hoặc gần đây-cả thuốc theo toa và không kê đơn.
4. Kết hợp các triệu chứng toàn thân (ví dụ, khó chịu, mệt mỏi, đau khớp).
5. Các bệnh đang mắc hoặc trước đó.
6. Tiền sử dị ứng.
7. Nhạy cảm với ánh sáng.
8. Kiểm tra lại toàn thân.
9. Tiền sử gia đình.
10. Tiền sử xã hội, quan hệ tình dục hoặc di cư.
Bảng. MÔ TẢ CÁC TỔN THƯƠNG DA CƠ BẢN
Dát: tổn thương phẳng, có màu, đường kính <2 cm, không nổi gờ trên bề mặt da. “Tàn nhang”, hoặc nốt tàn hương , là một dát sắc tố nguyên phát.
Đám: Một tổn thương phẳng lớn (> 2 cm) có màu sắc khác vùng da xung quanh. Tổn thương này chỉ khác với dát ở kích thước.
Sẩn: Một tổn thương nhỏ, rắn, đường kính <0,5 cm, nổi gờ trên bề mặt của da và do đó có thể sờ thấy (ví dụ, mụn bọc, hoặc mụn đầu trắng, mụn trứng cá).
Nốt: đường kính lớn hơn (0,5-5,0 cm), tổn thương chắc nổi gờ trên bề mặt của da. Tổn thương này chỉ khác với sẩn ở kích thước (i.s., một nốt ruồi hắc tố ở da).
U: tổn thương chắc, đường kính tăng >5 cm.
Mảng: Tổn thương rộng (> 1 cm),tổn thương nổi gờ, bề mặt phẳng; viền tổn thương hoặc có thể rõ ràng (ví dụ, trong bệnh vẩy nến) hoặc giới hạn không rõ ràng với vùng da xung quanh (ví dụ, bệnh viêm da chàm hóa).
Mụn nước: Một tổn thương nhỏ chứa chất lỏng, đường kính <0,5 cm, nổi gờ trên mặt phẳng của da. Thường có thể nhìn thấy chất lỏng bên trong , và các tổn thương có thể nhìn rõ được [ví dụ, mụn nước trong bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc do Toxicodendron (cây thường xuân độc)].
Mụn mủ: Mụn nước chứa nhiều bạch cầu. Lưu ý: Sự xuất hiện của mụn mủ không nhất thiết cho thấy sự tồn tại của nhiễm trùng.
Bọng nước: Tổn thương chứa đầy chất lỏng,nổi gờ,thường mờ, đường kính >0,5 cm.
Sẩn mày đay: Sẩn hoặc mảng bị phù nề, nổi gờ, màu đỏ, thường do giãn mạch hoặc tăng tính thấm thành mạch trong thời gian ngắn.
Giãn mạch: Mạch máu bề mặt da bị giãn.