Trưng và Hà là chứng bệnh phát ra ở trong bụng, vì chứng trạng 2 bệnh này cũng giống nhau, trên lâm sàng thường gọi chung là Trưng hà, nhưng thật ra thì có phân biệt. Nói chung chứng bệnh cứng rắn có cục không di chuyển mà đau nhất định một chỗ, nắn bóp không tan được thì gọi là “Trưng”, lúc tụ lúc tán, mà đau không nhất định một nơi thì gọi là “Hà”.

Bệnh này trai gái đều có, nhưng vì đặc điểm về sinh lý nên phụ nữ dễ sinh bệnh hơn. Bài này chỉ trình bày trong phạm vi về phụ khoa, còn thuộc về phần nội khoa thì lược bỏ.

Chứng lậu bệnh này có những chứng khác nhau như: Trưng hà, bĩ khí, ứ huyết, huyết cổ. huyền, tích, sán. Có cục rắn chắc, một chỗ không di chuyển là “Trưng”. Di dịch chuyển động, lúc tụ lúc tán là “Hà”. Tức ách không thông, đường hơi bế tắc là “Bĩ khí”, ứ huyết tích đọng trong bụng, chưa thành cục cứng là “ứ huyết”, ứ huyết tích đọng lâu ngày là “Cổ’: Hai bên rốn có gân nổi lên mà đau, lớn thì bằng cánh tay, nhỏ thì bằng ngón tay, thẳng căng như dây cung là “Huyền”. Cục nổi giữa hai bên sườn là “Tích”. Đau bụng dưới lan ra sườn, lưng, sườn đau nhức nổi cao lên là “Sán”. Tuy chứng bệnh khác nhau, nhưng nhân tố gây bệnh thì không ngoài hai loại khí trệ và huyết ứ, mà phép chữa căn bản giống nhau, do đó đều trình bày chung vào mục Trưng hà.

NGUYÊN NHÂN GÂY BÊNH

Nhân tố gây ra bệnh Trưng hà, thường thấy có 3 loại: Huyết ứ, khí trệ và đờm tích.

  • Huyết ứ

Sản hậu tử cung trống rỗng hoặc lúc hành kinh huyết thất mở ra, phong hàn nhân lúc hư xâm vào, làm cho khí huyết ngưng trệ, hoặc lúc giận hại can, khí nghịch lên huyết đọng lại; hoặc lúc hành kinh, lúc mới đẻ, vì phòng thất mà tôn hại, khí huyết ngưng trệ; hoặc lo nghĩ hại đến tỳ mà khí hư huyết trệ, hoặc người vốn hư yếu, hoặc lao động quá chừng, khí yếu không vận hành được, đều hay làm cho ứ huyết trệ lại, dần dần tích tụ lại thành Trưng.

  • Khí trệ

Thất tình uất kết, đường khí không lưu thông kết đọng lại thành chứng Hà.

  • Đờm tích

Vôn sản đờm tích ngăn trở đường khí làm cho khí huyết vận hành không thông, cấu kết với đờm tích mà thành chứng Trưng hà.

BIỆN CHỨNG

Nhân tố chủ yếu của chứng Trưng hà là huyết ứ, khí trệ. Do đó lúc chẩn đoán còn cần phải phân biệt xem ở khí hay ở huyết, lại phải xét xem vì cảm phải phong hàn hay do đàm tích trệ. Cản cứ theo tình trạng bệnh mà phân biệt cho kỹ lưỡng. Ngoài ra, bệnh lâu ngày không khỏi, khí huyết suy nhiều thường thường dẫn tới dương hư mà thành chứng hư hàn, thì nên phân biệt với chứng huyết ứ, khí trệ không thuộc thực ở trên.

  • Chứng huyết ứ

Cục tích cứng rắn, cố định không ngừng chuyển động, đau nhức mà không ấn, có lúc thấy đau không nhất định chỗ nào, tinh thần uất ức, sắc mặt tím bầm, da dẻ không nhuận, kinh nguyệt trái kỳ miệng khô không muốn uống nước, rêu dày lưỡi khô, nặng thì mặt mắt xám đen, sắc lưỡi tím bầm, da nổi vẩy, kinh nguyệt bế lại, mạch trầm mà sáp.

  • Chứng khí trệ

Cục tích không cứng, ấn vào thì lại di chuyển, lúc tụ lúc tán, lúc lên lúc xuống, có lúc thấy đau không nhất định chỗ nào, tinh thần uất ức, sắc mặt hơi xanh, lưỡi nhuận rêu mỏng, mạch trầm huyền.

  • Chứng đờm tích

Thân thể béo mập, màu da trắng bệch, ngực bụng đầy tức, có lúc nôn mửa, thịt máy động gân giật, lúc đau lúc không, kinh nguyệt sai kỳ, bạch đái rất nhiều , nặng thì kinh nguyệt bế tắc, bụng to như hình có thai. Nếu kết thành trưng, thì cứng rắn không di chuyển, thành hàng thì di chuyển. Lưỡi nhợt rêu trắng nhớt hoặc xám nhợt, mạch huyền hoặc hoạt.

Nếu bị chứng Trưng hà lâu ngày, khí huyết hư nhiều, dương khí suy yếu. mà hiện ra hư hàn thì sắc mặt trắng bệch hoặc hơi vàng nhợt, da dẻ khô ráo, hơi kèm phù thũng, tay chân quyết lạnh, đầu choáng ngực căng, tai ù, hoa mắt, tinh thần ủ rũ, không muốn ăn uống, đại tiện lỏng, lưỡi nhợt, rêu mỏng, mạch hư vô lực.

CÁCH CHỮA

Chữa bệnh Trưng hà, chủ yếu là phá huyết, tiêu chất kết rắn, điều khí thông trệ. Bởi vì chứng Trưng là huyết tích, không công mạnh là không phá nổi; chứng Hà là khí tụ lại, không thông hành là không tiêu tán. Nhưng lúc chữa bệnh cần phải căn cứ vào thể chất mạnh hay yếu và mắc bệnh mới hay lâu mà quyết định. Lúc mới mắc bệnh chính khí còn mạnh thì nên công nên phá, nhưng cũng nên từ từ không nên công phá mạnh quả; công phá rồi lại nên kịp thời bồi bổ chính khí. Bởi vì công mạnh thì hại đến chính khí, chính khí đã bị hại thì tà khí lại kiên cố, cho nên nói: “Tích nhiều tụ nhiều thì nên công phá, nhưng chỉ công phá quá nửa thì thôi tức là lẽ đó. Nếu bệnh lâu thể chất hơi yếu thì nên vừa công vừa bổ, hoặc công ở trong bổ, hoặc bổ ở trong công, hoặc trước công sau bổ, hoặc trước bổ sau công; còn như bệnh lâu ngày khí huyết đã suy kém nhiều, lại nên chú trọng vào ôn bổ, mà trong bổ lại nên chú ý tới hành khí, thông lạc. Khí hư thì chủ yếu là bổ khí, mà trong bổ khí lại nên kèm có hành khí; thì củng cố được chính khí mà không cho tà khí trệ đọng lại; huyết hư thì chủ yếu là dưỡng huyết, lại phải kiêm thông lạc, nhờ kiêm thông lạc mà hành trệ chữa đau; đó là dùng phép bổ để chữa bệnh Trưng hà.

Tóm lại thế chất mạnh thì nên trước công sau bổ, thể chất yếu thì nên trước bổ sau công, lúc lâm sàng cần phải nắm vững nguyên tắc trọng yếu đó mà biện chứng để chữa.

Huyết ứ thì nên phá huyết tiêu cục rắn, nhẹ thì chủ yếu dùng Quế chi Phục linh hoàn (1), nặng thì chủ yếu dùng Đại hoàng giá trùng hoàn (2); Khí trệ thì nên hành khí tiêu trệ, chủ yếu dùng Hương lăng hoàn (3); đờm
tích thì nên long đờm tiêu trệ, chủ yếu dùng Thương phụ đạo đàm hoàn

  • bệnh lâu ngày khí huyết suy nhiều mà hư hàn thì nên ôn bổ khí huyết, chủ yếu dùng bài Thập toàn đại bổ thang (5).

BÀI THUỐC SỬ DỤNG

  1. Quế chi phục linh hoàn (Kim quỹ yếu lược)

Quế chi           Đào nhân (bỏ vỏ, sao)

Phục linh                        Xích thược

Đơn bì

Các vị trên đều bằng nhau tán bột, luyện mật làm hoàn bằng cục phân thỏ, mỗi ngày uống một viên vào trước lúc ăn, không chuyển thì gia thêm 3 viên.

  1. Đại hoàng giá trùng hoàn (Xem mục Kinh bế)
  2. Hương lăng hoàn (Phụ khoa chuẩn thắng)

Mộc hương Đinh hương

Xuyên luyện tử nhục (sao)  Thanh bì (chế)

Tam lăng (tẩm rượu 1 đêm)  hồi hương (sao) Chỉ xác (sao với cám)

Nga truật (thái nhỏ, môi lạng dùng Ba đậu 30 hột bỏ vỏ cùng sao, đợi Ba đậu sắc vàng thì bỏ Ba đậu không dùng).

Các vị trên đều nhau, tán bột, dùng giấm nấu hồ làm hoàn bằng hột ngô đồng, Châu sa làm áo, mỗi lần nuốt 30 viên vỏi nước muối hoặc rượu muối, vào lúc nào cũng được.

  1. Thương phụ đạo đàm hoàn (Xem Kinh nguyệt không đều)
  2. Thập toàn đại bổ thang (Xem Kinh nguyệt không đều)

Nhận xét: Căn cứ theo báo cáo của Báo san tạp chí mấy năm gần đây ở các địa phương trong toàn Trung Quốc về phương diện chữa u hay bướu trong phụ khoa thũng lựu, vận dụng lý, pháp, phương, dược, chữa Trưng hà của Trung y đã thu được thành tích nhất định nên các thứ thuốc nêu ra trong bài này cũng có thể tham khảo để nghiên cứu trị liệu.

0/50 ratings
Bình luận đóng