Giác mạc thuộc phong luân, còn gọi là hắc mạc. Trong Đông y ghi chép rất nhiều về bệnh giác mạc, dưới đây giới thiệu một số bệnh thường thấy như sau: xích mạc hạ thuỳ (loại màng máu của mắt hột), tụ tinh chướng (loại loét giác mạc hình chấm), hoa ế bạch hãm (loét giác mạc bờ xù xì ở xu thế phát triển); ngưng chỉ ế (loét giác mạc hoại tử nhiều); Hoàng dịch thượng sung (loét giác mạc có mủ tiền phòng).

Điều trị căn cứ vào triệu chứng biểu hiện, quy nạp theo Đông y theo nguyên nhân nào mà tìm cách điều trị.

Loét giác mạc thường biểu hiện nhiều nhất ở mấy hình thái sau đây:

Phong nhiệt.

– Triệu chứng: mắt đau nhức, chói, cộm, chảy nước mắt, mò, mi mắt co quắp kích thích, kết mạc cương tụ toàn bộ, giác mạc có tổn thương viêm hay loét. Đôi khi có kèm theo một số triệu chứng toàn thân như đau đầu, táo bón, nước tiểu vàng.

– Điều trị: Khu phong thanh nhiệt: dùng những vị thuốc khổ hàn như hoàng liên, bồ công anh, lá đơn, sài đất, sài hồ nam, nụ áo, ké đầu ngựa, rắng cưa, bạch chỉ nam, quả dành dành, lá dâu, xích thược, huyền sâm, long đởm thảo, hạ khô thảo, phòng phong, khương hoạt v.v…

Tuỳ theo địa phương có sẵn thứ nào dùng thứ ấy, có thể dùng ít vị hay nhiều vị tuỳ ý, những thuốc trên không độc, dùng ít cũng từ 12g; có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc siro hay thuốc viên. Ví dụ: Lương y Đà (Quốc Oai, Hà Tây) dùng đơn sau:

Mạn kinh16gMộc tặc8gTật lê12g
Kinh giới16gPhòng phong12gHương phụ12g
Cúc hoa12gKhương hoạt12gBạch thược12g
Liên kiều12gĐộc hoạt12gHoàng cầm12g

Ngày uống 1 thang.

Mộc tặc - Cỏ tháp bút
Mộc tặc – Cỏ tháp bút

Lương y Đặng Văn Thiệu (Hạ Hoà, Phú Thọ) dùng đơn sau:

Lá tiết dê 16gBạch chỉ nam12gLá dâu tằm12g
Lá nụ áo 16gCỏ thấp bút12gLá rau má12g
Hạt mào gà 12gHạt muồng12gHạt mãn kinh 12g
Quả dành dành 12g

Ngày uống 1 thang.

Trong Ngân hải tinh vi có dùng đơn Tả can tán gồm những vị sau:

Huyền sâm 12gChi mẫu12gKhương hoạt12g
Đại hoàng 8gCát cánh12gĐương quy12g
Hoàng cầm 12gXa tiền12g

Sắc uống ngày 1 thang.

1. Loét giác mạc đơn thuần:

Từ 1964, Viện Mắt áp dung theo biến chứng luận trị, xây dựng công thức tiêu viêm A đã điều trị cho 665 ca loét giác mạc đơn thuần công thức sau:

Sinh địa16gKim ngân hoa 12g
Xích thược12gLiên Kiều12g
Chi tử12gHoàng Cầm12g
Tang diệp12g

Về y lý Đông y, đơn này có tác dụng khu phong thanh nhiệt. Về Tây y, theo một số tài liệu hiện có được biết là:

Sinh địa (Rehmanis glutinosa Libosch): trong có rehma- nin, glucose và ancaloit, ngoài ra còn có caroten. Tài liệu cho biết, có tác dụng hạ đường huyết, cường tim, (liều nhỏ co mạch, liều lớn giãn mạch); có tác dụng lợi tiểu, rút ngắn thời gian đông máu, ức chế một số kén vi khuẩn.

Xích thược (Radix Paeonie rubra): trong có tanin, acid benzoic, tác dụng dược lý chưa rõ.
Chi tử (gardenia jasminoides Elles): trong có gardenin tinh dầu, muối Na, Ca, CH3, có tác dụng giảm sắc tố mật trong máu, giảm nhiệt, cầm máu.

Hoa kim ngân (lonicera japonica thunb); hoạt chất chưa rõ trong có saponin, tanin inozit và luteolin. Theo Lưu Quốc Thanh (Trung Quốc) nước sắc 100% có kháng sinh mạnh với vi khuẩn thương hàn, tả, vi khuẩn lỵ, phế cầu, liên cầu khuẩn tan máu v.v… nhân dân hay dùng chữa viêm nhiễm.

Liên kiều (Phorsythia suspensa vahl): trong đó saponin ancaloid, glucozid, phylirin, vitamin p nước sắc có tác dụng mạnh với vi khuẩn thương hàn, Bacille coli, staphilococ, pneumococ, tác dụng yếu với liên cầu tiêu máu.

Hoàng cầm (Scutelleria baicalensis georgi): , trong đó có tinh dầu, ílavonoid gọi là scutellorin. Nước sắc 100% có tác dụng ức chế vi khuẩn bạch hầu, liên cầu tan máu, tả, thương hàn.

Tang diệp chưa có tài liệu nghiên cứu nhân dân dùng chữa mắt đỏ, mụn nhọt.

Tóm lại, tác dụng của đơn thuốc thì sơ bộ là kháng sinh, chống dị ứng, tiêu độc, và dinh dưỡng.

Bằng cách uống ngày một thang hay làm thành viên ngày 40g, thành cao ngày 50 đến 100ml, điều trị 665g loét giác mạc đơn thuần với mức độ vết loét nhỏ nhất từ 3mm đường kính trở đi với kết quả sau:

Bảng 26.10

Số mắtKết quả
665551. 7341
Tỷ lệ %82%11,1%6,4%

Thời gian khỏi: Loại trung bình là 6 ngày, loại nặng là 22 ngày. Cao tiêu viêm A còn có tác dụng tốt đối với loét giác mạc hình cành cây (keratite dendritique), một số viêm giác mạc chấm nông.

– Cao KBD:

Thành phần trong cao KBD có 3 vị:

Kim ngân hoa 70g
Bồ công anh 65g
Đơn tướng quân 65g.

Là ba vị thuốc dân gian rất hay dùng để chống viêm, chống dị ứng, tiêu độc hay dùng chữa mụn nhọt, sốt, phát ban.

Đơn trên có thể dùng cao sắc theo tỷ lệ 2 thuốc bằng 1ml, cao, hay thuốc sắc, thuốc viên. Uống,ngày 50 – 100ml hay ngày 1 thang.

Theo dõi 70 bệnh nhân loét giác mạc đơn thuần đạt được kết quả sau:

Bảng 26.11

Số bệnh nhânKết quả
70b/n5857
Tỷ lệ %82%7,1%10%

Thời gian khỏi nhanh là 6 ngày, chậm là 17 ngày, trung bình là 11,5 ngày. Cao KBD còn có một số tác dụng tốt đối với viêm giác mạc hình cành cây, viêm giác mạc chấm nông.

– Cao vòi voi (Heliotropium indicum lin):

Ngày 20g lá khô sắc cô đặc thành cao 50ml, ngày uống 40ml đến 50 ml có tác dụng tốt đối với một số bệnh loét giác mạc. Nhân dân thường dùng điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Không nên dùng cao vòi voi tươi vì bệnh nhân uống hay mệt có thể là do tác dụng của acid anhydric, lá để khô sẽ giảm mệt hơn.

2. Loét giác mạc quanh vùng rìa:

Là loại loét nhẹ, thành nhiều hình chấm nhỏ quanh vùng rìa giác mạc (khác những loét giác mạc của mắt hột gây ra, không giống loét giác mạc Mooren) rất dai dẳng, kích thích nặng, điều trị bằng kháng sinh rất chậm, theo Đông y có thể dùng Tiêu viêm A (19) ngày 50 – 100ml và lục vị hoàn (16) ngày 20g. Cũng có thể dùng đơn sau:

Sinh địa12g Trạch tả12gKim ngân16g
Thục địa12g Xa tiền12gBồ công anh16g
Hoài sơn12g Chi tử12g

Dưới dạng thuốc thang hay cao sirô.

3. Loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh (bacille pyocianique):

Là bệnh cấp, rất nặng trong nhãn khoa, kết quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Thường phát sinh về mùa hè sau chấn thương nông, công nghiệp như là lúa, cộng rơm rạ, phân rác, phoi tiện, phoi bào, than bụi, đồng thời nhiễm vi khuẩn mủ xanh. Thường sau 1, 2 ngày, toàn bộ mô nhục giác mạc hoại tử đồng thời kèm mi mắt sưng tấy, kết mạc phù nề cương tụ, xuất huyết gần vùng rìa, có mủ tiền phòng, điều trị không kịp thời sẽ gây viêm mủ nội nhãn. Hoại tử giác mạc sẽ lan dần toàn giác mạc và rơi dần từng mảng, cuối cùng thủng giác mạc, viêm mủ nội nhãn.

Hiện nay có một số thuốc như colistin, polymycin, B v.v… có một số tác dụng, nhưng vì điều trị không kịp thời cho nên trước kia hầu như phải cắt bỏ nhãn cầu, một số ít giữ được thì thị lực giảm sút nghiêm trọng.

Từ năm 1963, chúng tôi đã áp dụng kinh nghiệm nhân dân là đắp lá rấp cá và lòng trắng trứng gà ngày 4 lần, sau cải tiến thành LRC và cao hỗn hợp LRC, đã có một số kết quả trên lâm sàng. Đến nay đã điều trị 55 bệnh nhân loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh, bảo tồn được cho 40 bệnh nhân, tỷ lệ 72,7% ngày điều trị trung bình là 28 ngày; trong đó có một số bệnh nhân giữ được thị lực đến 2,3/10.

Cách pha chế thuốc: theo dạng thô sơ trong nhân dân, lấy lá rấp cá, rửa sạch bằng nước muối hay nước sạch, bỏ cây, cuông, vẩy cho sạch nước, giã nhỏ, trộn đều với lòng trắng trứng gà cho vừa phải, đừng nhão quá, cũng đừng khô quá có nơi không dùng trứng gà mà cho thêm vào một ít muối ăn, xong gói vào gạc sạch từng mảnh nhỏ đắp vào mắt ngày 4 lần, dạng thuốc này khó bảo quản, phải làm hàng ngày. Phương pháp pha chế này gặp khó khăn trong bảo quản vì trứng gà hay bị biến chất.

Chúng tôi đã cải tiến sơ bộ thành dạng dầu LRC chế theo phương pháp sau: lấy lá rấp cá rửa sạch, phơi héo, thái nhỏ ngâm vào cồn 90° với mức cồn xăm xắp trên lá, độ 3 – 5 ngày, bỏ lá ra, lọc lấy dung dịch cồn còn lại, chiết bằng dầu lạc trung tính lắc đều tay đến khi dầu không xanh thêm nữa thì thôi, phần dầu riêng ra, cho bay hơi hết cồn, cho vào lọ rôtô nhỏ ngày 4 – 5 lần với viêm kết mạc, loét giác mạc và 10 lần với loét giác mạc do trực khuẩn mủ xanh.

Lá rấp cá, còn gọi là lá diếp cá, Đông y gọi là ngư tinh thảo, tên khoa học là Houttuynia coedata thunb, trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tình và Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân đều có nhận xét lá lá rấp cá là vị thuốc dùng để chữa viêm nhiễm như mụn nhọt, sốt, đau răng v.v… Những tài liệu hiện nay chưa biết hoạt chất gì, nhưng cho biết trong lá rấp cá có tinh dầu, ancaloid gọi là cocdalin, quereitrin. Hoa và quả có chất isoquercitrin. Tinh dầu chủ yếu có: methyl nonyl ceton, myrcen, acid caprinic và laurinaldehyt, v.v…

Về hoá thực vật và vi sinh vật học chúng ta đã phân tích bằng nhiều phương pháp thấy trong LRC có 1 hợp chất alcaloid, 2 hợp chất ílavonoid, 6 loại tinh dầu, 4 loại hợp chất sắc tố thiên nhiên và chất polipeptid thủy phân cho acid amin. Kết quả nhiều lần của nhiều phương pháp thử kháng sinh đồ sơ bộ nhận xét polipeptid là hoạt chất kháng sinh của LRC. Dược lý nhận xét nước sắc LRC có tác dụng lợi tiểu và giãn mạch ngoại vi rõ ràng; liều gấp 100 lần, khi qua đường tiêu hoá không gây độc cho cơ thể.

Đối với những viêm loét khác do virus như: loét giác mạc hình cành cây, viêm loét giác mạc hình chấm.

Thường dùng những vị thuốc như: kim ngân hoa, liên kiều, nhân trần, quả dành dành v.v…

Những thuốc trên có thể dùng dạng thuốc thang mỗi vị 30 – 50g, dạng xirô theo tỷ lệ 2g thuốc = lml.

Chúng tôi đã điều trị 30 bệnh nhân loét giác mạc hình cành cây (keratite dendritique) bằng tiêu viêm A đạt kết quả tốt 22/bệnh nhân. Nhận xét này phù hợp với kết luận của Lymiuy nhận xét về tác dụng của Liên kiều tán (1).

Can thận âm hư.

– Triệu chứng: Có đầy đủ mọi triệu chứng thực thể và cơ năng của 1 viêm hay một loét giác mạc, nhưng còn kèm theo mấy đặc tính sau đây: bệnh hay tái đi tái lại, bệnh kéo dài hoặc khói rất chậm, trên một thể trạng yếu, một số còn có triệu chứng toàn thân như đau đầu, đau lưng, ù tai v.v…

Thường là biểu hiện của một triệu chứng can thận âm hư và hiệp phong nhiệt do đó phương pháp điều trị là tư âm thanh nhiệt.

Điều trị: có thể dùng một đơn điều trị phong nhiệt ví dụ cho KBD (20) Tiêu viêm A (19).

Ngày 50 – 100ml và ngày 20g lục vị hoàn (16) Cũng có thể dùng đơn hỗn hợp sau:

Thục địa 16g Mạch môn 12g Chi tử 12g
Hoài sơn 12g Sinh địa 12g Xích thược 12g
Phục linh 12g Kim ngân hoa 12g

Ngày 1 thang

Thận dương hư

Triệu chứng: ngoài triệu chứng thực thể và cơ năng của một viêm hay loét giác mạc ra có một số đặc tính là hiện tượng cương tụ rìa rất nhẹ, triệu chứng kích thích rất ít chỉ hơi cộm và chói, vết loét dai dẳng. Cá biệt cũng có bệnh nhân biểu hiện của toàn thân như hoạt tính, liệt dương, kinh nguyệt không đều và ít.

Điều trị: bổ thận dương. Dùng bát vị quế phụ (11).

Hoặc dùng đơn sau:

Nhục thung dung 12g Ba kích 12g Xung uý tử 12g Phụ tử 8-12g  Xa tiền 12g Hoài sơn 11g 12g Trạch tả 12g Thỏ ty tử 12g Thục địa 12g

Ngày 1 thang

Phong nhiệt hợp đàm thấp.

– Triệu chứng: ngoài những triệu chứng thực thể về cơ năng của một viêm hay loét giác mạc còn kèm một số triệu chứng toàn thân như người bủng, da vàng, bụng đầy, mí mắt nặng, ăn không ngon, khó tiêu, điều trị bằng các phương pháp khác khỏi rất chậm.

– Điều trị: trừ thấp thanh nhiệt, dùng nhân trần ngũ linh tán (27) hay thương truật ngũ linh tán (28) bỏ quế nhục, gia thêm một số vị thanh nhiệt.

Có thể dùng đơn sau:

Bạch truật 12g Hoàng cầm 12g
Phục linh 12g Hoàng liên 8-12g
Chích thảo 12g Trạch tả 12g
Bạch biển đậu 12g

Ngày 1 thang.

Thường trên lâm sàng biểu hiện phức tạp hơn, nhiều nguyên nhân và hình thái phối hợp xuất hiện cùng một lúc, khi đó sẽ không dùng đơn thuần một phương pháp mà phối hợp nhiều phương pháp mới đạt được kết quả mong muốn.

Ví dụ: như một loét giác mạc ở trạng thái can thận âm hư hiệp phong nhiệt có thể dùng khu phong thanh nhiệt, lúc đầu có kết quả nhưng không thêm tư âm sẽ không khỏi được, do đó giai đoạn sau sẽ kết hợp tư âm như dùng thêm lục vị (16), ngày 20g.

Một số trường hợp loét giác mạc, vết loét sâu có thể dùng nhân sâm để chỗ loét chóng đầy hơn. Đồng thời với loét giác mạc nếu có thêm các triệu chứng toàn thân khác thì có thể gia giảm đơn thuốc, ví dụ: Đại tiện táo bón có thể thêm một trong những vị sau đây: đại hoàng 8 – 12g; lô hội 12g; phan tả diệp 12g; chút chít 12g v.v….

Đối với loại thuốc này thì không nên dùng nhiều, sinh ỉa chảy.

Nước tiểu vàng, nóng có thể tăng lượng các vị thuốc thanh nhiệt trong đơn lên hay thêm các vị hàn lương sinh địa, xích thược, thạch cao v.v…

Tiêu màng

Ở đây không hoàn toàn là “thoái ế” của Đông y mà chỉ giới hạn ở một số màng khói giác mạc sau khi hết viêm loét để lại. Các vị thuốc thuộc mấy nguồn gốc sau:

– Khoáng chất: lô cam thạch, trận châu, mai hoa, hồng đơn, cua đá, thạch quyết minh.
– Động vật: mật gấu, trùng thoái, xà thoái.
– Thực vật: mộc tặc, tật lê, cốc tinh, mật mộng hoa.

Thường nhân dân dùng dưới dạng thuốc bột.

Bài thuốc của lương y Nguyễn Văn Duy (Lưu Xá, Thái Bình).

Thành phần gồm:
Lô cam thạch 40g
Trân Châu 0,4g
Xạ hương 0,4g

Một số thuốc khác:

Đại điền thảo 24g Cúc hoa 20g
Đương quy 80g Ngưu tất 20g
Hoàng Liên 40g Mật mộng hoa 12g
Hoàng bá 20g Long đởm thảo 12g
Chi mẫu 20g Mộc tặc 8g
Bạch long cốt 12g Bạch tật lê 12g

Những vị trên (trừ lô cam thạch, trân châu, xạ hương để riêng) tán thật mịn trộn với bột lô cam thạch, sau khi đã nung thành bột, nghiền nát, thủy phi và bột trân châu, xạ hương nhỏ mắt.

Loại thuốc này rất được nhân dân tín nhiệm điều trị màng khói, màng máu của đau mắt hột.

Cải tiến thành dạng thuốc mỡ tiêu màng 10%, chúng tôi đã theo dõi trên 50 mắt màng, khói sau mổ lông quặm đạt được kết quả tốt, đại bộ phận thị lực ít nhiều có tiến bộ, thường tăng từ 1/10 – 2/10. Cá biệt có bệnh nhân tăng 7/10.

Cao tiêu màng của lương y Phan Văn Khiết (Bắc Ninh), thành phần:

Lô cam thạch 40g Bằng xa 0,15g
Hoàng đơn 40g Xạ hương 0,15g
Nhũ hương 4g Băng phiến 4g
Một dược 4g Trân châu 0,15g

Tán thật nhỏ thành bột mịn, cứ 2g trộn vào 3ml mật ong loại tốt, nhỏ ngày 3 – 4 lần. Đơn này đã được tín nhiệm trong nhân dân vùng Bắc Ninh.
Bài thuốc của lương y Đà (Quốc Oai Hà Tây):

Mai hoa 40g Duy nhân nhục 120g
Hồng đơn 80g Mật ong 11
Hoàng liên 240g

Nấu kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã làm thuốc rỏ.

Có tác dụng với những hậu quả mắt hột như màng màu, màng khói, loét bờ mi và viêm kết giác mạc.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng