Ung thư gan là nói loại ung thư gan nguyên phát là loại ung thư đường tiêu hoá thường gặp. Tỷ lệ phát bệnh cao ở vùng châu Á và châu Phi, tuổi trung niên và nam giới thường mắc bệnh cao hơn. Đặc điểm lâm sàng là vùng gan đau, gan to cứng, bề mặt gồ ghề kèm theo sốt và vàng da, rối loạn tiêu hoá và xuất huyết.

Ung thư gan theo y học học cổ truyền thuộc phạm trù chứng hoàng đản, cổ trướng, trưng hà, tích tụ…

Ung thư gan thường phân ra 3 thời kỳ:

– Kì I : Không có triệu chứng ung thư gan rõ rệt, biểu hiện sớm nhất là rối loạn tiêu hóa.

– Kỳ II : nặng hơn kỳ I nhưng chưa có triệu chứng.

– Kỳ III : cơ thể suy kiệt rõ, vàng da, bụng nước, có di căn. Thực tế trên lâm sàng, ung thư gan kỳ I và II rất ít được phát hiện và trên 90% là ung thư gan kỳ IV nên bệnh kéo dài thường chỉ độ 3 – 4 tháng.

Triệu chứng lâm sàng: thường thấy:

1. Đau vùng gan: Đau vùng hạ sườn phải thường có vào kỳ giữa và cuối. Đau tức hoặc như dao đâm, thường trên nửa số bệnh nhân có đau vùng gan, đau xuyên lên vai và lưng.

2. Bụng trên đầy tức, xuất hiện sớm thường kèm theo những triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhưng ít được chú ý, đến lúc muộn thì đã có nước bụng và cổ trướng.

3. Chán ăn là triệu chứng sớm nhất của bệnh nhưng ít được chú ý và dần dà xuất hiện buồn nôn, nôn, tiêu chảy nặng lên và là giai đoạn cuối.

4. Những triệu chứng khác như mệt mỏi, sút cân, sốt và xuất huyết là những triệu chứng của thời kỳ cuối mà tiên lượng đã rất xấu.

5. Gan to (khối u vùng bụng trên) trên 90% số bệnh nhân đến khám là gan to, cứng, mặt gồ ghề hoặc ấn đau.

6. Lách to thường kèm theo và là kết quả của gan xơ.

7. Cổ trướng là triệu chứng của thời kỳ cuối, nước bụng thường màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ (có máu), thuốc lợi tiểu thường không có hiệu quả.

8. Hoàng đản (vàng da) do tắt mật và do tế bào huỷ hoại nặng dần lên,… thường xuất hiện vào thời kỳ cuối biểu hiện của xơ gan.

Chẩn đoán và phân biệt chẩn đoán:

– Các triệu chứng lâm sàng trên đây được quan sát và thăm khám đầy đủ sẽ giúp chẩn đoán bệnh được chính xác.

– Các phương tiện chẩn đoán hiện đại:

a. Siêu âm ký có giá trị chẩn đoán cao và không hại cho người bệnh.

b. Sinh thiết tế bào gan, soi ổ bụng, mổ bụng thăm dò là các phương pháp có thể thực hiện để xác định chẩn đoán.

c. Xét nghiệm máu: Nồng độ phosphataza kiềm tăng.

d. Bản đồ rà gan bằng đồng vị phóng xạ.

e. Cắt lớp điện toán CT (computed tomography), (4) và (5) Chỉ thực hiện được tại các trung tâm hiện đại.

Cần phân biệt chẩn đoán với:

a. Ápxe gan: Đau nhiều, sốt cao, bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao…

b. Xơ gan: Thường gan không to nhiều hoặc nhỏ hơn…

c. Ung thư gan thứ phát do di căn: Có các triệu chứng của các loại ung thư, cần hỏi kỹ tiền sử bệnh và khám kỹ để phân biệt.

Điều trị:

Phẫu trị là phương pháp tốt nhất hiện nay đối với ung thư gan, nhưng cắt bỏ phần gan bệnh lý phải là tổn thương còn khu trú, chưa có di căn. Cho nên trên thực tế những trường hợp ung thư gan có chỉ định phẫu thuật tốt rất hiếm, tỷ lệ tái phát rất cao. Đối với xạ trị thì các tổn thương bệnh lý của ung thư gan ít nhạy cảm với tia và độ chịu đựng tia của gan thấp. Hoá trị cũng chỉ có kết quả rất tạm thời. Cho nên ở Trung Quốc, trên 90% bệnh nhân dùng đông y hoặc đông tây y kết hợp.

Điều trị ung thư gan bằng đông y có thể chia làm 2 loại: Biện chứng luận trị và dùng bài thuốc kinh nghiệm.

Có thể căn cứ theo các thời kỳ ung thư để có phương pháp biến chứng luận trị như sau:

1. Đối với ung thư gan kỳ I: Phẫu trị là chủ yếu kết hợp dùng thuốc đông y điều trị triệu chứng và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Có thể dùng bài Lục vị địa hoàng gia giảm.

2. Đối với ung thư kỳ II: Bệnh phát triển nhanh, phản ứng của cơ thể mạnh như gan to cứng, nôn, tiêu chảy, sốt, ra mồ hôi… do can khí trệ huyết ứ, can vị bất hòa.

– Phép trị: Sơ can lý khí hoạt huyết hóa ứ kiêm dưỡng âm nhiệt.

– Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán gia giảm.

Sài hồ 12g, Đương qui 20g, Bạch thược 20g, Chỉ xác 8g, sinh Địa 16g, Xuyên khung 8g, Hương phụ

8 – 12g, Mẫu lệ 20g, sinh Cam thảo 6g.

– Gia giảm: Sườn đau tức nhiều: Gia đơn sâm, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng để hoạt huyết hoá ứ. Trường hợp bụng đầy, đại tiện táo bón, rêu vàng mạch hoạt gia: sinh Đại Hoàng 6g, Chỉ thực, Hậu phác. Trường hợp nhiệt độc thịnh (sốt, miệng đắng, ra mồ hôi, bứt rứt tiểu đỏ, mạch huyền sác gia: Đơn bì, Chi tử, Long đảm thảo, Thanh đại… Trường hợp khí trệ nặng (ngực sườn tức đau đầy, rêu trắng mạch huyền) gia uất kim, Diên hồ sách, Thanh bì, Trần bì, Mộc hương… Trường hợp âm hư rõ gia: Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Địa cốt bì…

3. Đối với ung thư kỳ III: Cơ thể suy kiệt, thân hình teo đét, vàng da cổ trướng, xuất huyết… khí huyết đều suy tán khó trị.

– Phép trị: Phò chính khu tà, bổ khí âm kiêm hoạt huyết chỉ huyết.

– Bài thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị.

Nhân sâm (sắc riêng) 8 – 10g, sinh Hoàng kỳ 20g, Thục địa 16g, Sơn thù 10g, Hoài sơn 12g, Phục linh 12g, Đơn bì 12g, Trạch tả 12g, sinh Mẫu lệ 20g, Miết giáp 16g, Trần bì.

– Gia giảm: Trường hợp âm hư nội nhiệt; nhiệt thương huyết lạc gây huyết chứng như sốt thấp, người nóng âm ỉ, tiểu đỏ, nôn ra máu, tiểu có máu, lưỡi đỏ thẫm, không rêu, mạch hư tế sác, gia Thanh hao, Qui bản, Miết giáp, Bạch mao căn, than Trắc bá diệp. Trường hợp nhiệt độc thịnh (miệng lưỡi loét, miệng đắng lưỡi khô, kết mạc mắt xung huyết, răng lợi mũi chảy máu, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt sác gia Long đảm thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, sinh Địa, Xa tiền tử (bao sắc). Nếu nôn, buồn nôn, chất lưỡi đỏ xạm đen, ít rêu khô; mạch tê sác, gia Trúc nhự, Bán hạ, Tuyền phúc hoa, Đại giá thạch, trường hợp lý nhiệt uất kết sinh vàng da, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng nhớt mạch nhu sác gia Nhân trần, Kim tiền thảo, trường hợp bụng căng nhiều nước gia Trư linh, Xa tiền tử, Thương lục.

Trường hợp tỳ dương hư bại sinh tiêu chảy, thân lưỡi bệu, rêu mỏng nhớt, mạch trầm trì gia bào Can khương, Thảo khấu, sao Bạch truật, Ý dĩ nhân, nếu thận dương hư suy, mình mẩy chân tay lạnh, mạch trầm trì gia Phụ tử, Quế nhục…

Bài thuốc kinh nghiệm: Có thể chia làm 2 loại: Phò chính và Khu tà

– Loại phò chính:

(1) Kiện tỳ lí khí hợp tể (Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, Bát nguyệt trác) (Bệnh viện ung thư thuộc Y học viện Thượng Hải).

* Kết quả thử lâm sàng: Điều trị 48 ca ung thư gan, bệnh nhân sống trên 1 năm và 5 năm có 21 và 8 người (tổ đối chiếu sống trên 1 năm chỉ 2 ca và không có ca nào sống trên 5 năm).

(2) ích khí bổ thận phương (Sinh Tây sâm, chích Hoàng kỳ, Câu kỷ tử, Hà thủ ô, Nữ trinh tử, Câu cốt diệp, Chữ thực tử, Nhục thung dung, Đỗ trọng sao, Bạch truật, chích Thảo (Sở nghiên cứu Trung y học dược Triết Giang)

Bài thuốc có tác dụng nâng cao tính miễn dịch.

(3) Thăng huyết điều nguyên phương (Bắc Hoàng kỳ, Đảng sâm, Kê huyết đằng, Hà thủ ô, cổ toái bổ, Mạch nha, Nữ trinh tử, Phật thủ) (Trung sơn y học viện). Có tác dụng nâng cao bạch cầu thấp do hoá trị, Tỷ lệ kết quả 81,2%.

– Loại khu tà có ức chế tế bào ung thư:

(1) Can ích tiền (Hạ khô thảo, Hải tảo, Hải đới, Thiết thúc diệp, Bạch hoa xà thiệt thảo, Lậu lô, Thạch kiến xuyên, Long qui, Độc dương tuyền, Điều kê hoàng, Bình địa mộc, Tam lăng, Nga truật, Lưu hành tử, Xích thược, Đào nhân, Bát nguyệt trác, Uất kim, Đương qui, Đơn sâm, Xuyên luyện tử, Mộc hương, Hương phụ, Nhân trần, Xa tiền tử, Bạch thược, Đảng sâm, Bạch truật, Ý dĩ nhân, chích Miết giáp, Cam thảo chế thành cao lỏng mỗi chai 500ml, mỗi tuần uống 1 – 2 bình (Bệnh viện ung thư thuộc Trung y học viện Thượng Hải).

(2) Tiêu tích nhuyễn kiên phương: Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thiết thúc diệp, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng, Đảng sâm, Đương qui, Bạch thược, Bạch truật, Chỉ thực, Ý dĩ nhân.

(3) Bài thuốc dân gian Triết Giang: Miêu Nhân sâm, Song hoa, Tử kim ngưu, Khổ sâm, Hoạt huyết long, Bạch chỉ, Long đảm thảo, Tạo thích, sắc uổng.

(4) Bài thuốc trị ung thư gan của Thượng Hải:

Bán chi liên, sinh Ngõa lăng, Thạch yến Lậu lô, Ý dĩ, Đương qui, Đảng sâm, Hồng hoa, Bát nguyệt trác, Trần bì, Bạch thược, sắc uống.

(5) Bột ung thư gan:

Sinh Nga truật, Tam lăng, Thuỷ diệt, Ngoã lăng tử, Tô mộc, Hồng hoa, Diên hồ sách, Hương phụ, Mộc hương, Trần bì, Bán hạ, Hậu phác, Chỉ thực, Mộc thông, Sa nhân, Đại Hoàng. Tán b-,t mịn, mỗi lần uống 3g, ngày 3 lần, 3-6 tháng là 1 liệu trình.

Giới thiệu một số bài thuốc được nghiên cứu điều trị trên lâm sàng:

(1) Sài hồ tàm hưu thang (Bệnh viện Trung y Triết Giang).

– Công thức: Sao Sài hồ 10g, Phục linh, Xích, Bạch thược, Thuyên thảo, Đương qui, uất kim, chế Hương phụ, Cam thảo đều 10g, Tàm hưu, Hoàng cầm, Nga truật đều lg, toàn Qua lâu, sinh Miết giáp, Hổ trượng đều 20g.

– Biện chứng gia giảm: Thấp nhiệt gia Nhân trần, Xa tiền thảo, Bán chi liên đều 15 – 30g, suy nhược, tiếng nói nhỏ, miệng khô gia Hài nhi sâm, Thạch hộc tươi, Mạch môn đều 15g, Huyền sâm 10g.

* Kết quả lâm sàng: Trị 19 ca ung thư gan, sau điều trị ngày uống bình quân 523,5 ngày, ngắn nhất 130 ngày, sống lâu nhất là 6 năm 4 tháng. Sông 1-2 năm là 5 ca, 2-4 năm 2 ca, 4-5 năm 1 ca, 5 năm trở lên 2 ca.

(2) Lý khí tiêu trưng thang: (Lưu Gia Tương, Học viện Trung y Thượng Hải).

– Công thức: Bát nguyệt trác 15g, Kim linh tử 9g, Đơn sâm 12g, Lậu lô 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Hồng đằng 15g, sinh Mẫu lệ 30g, Bán chi liên 30g, sắc uống.

– Gia giảm: Can khí uất gia Sài hồ, Đương qui, Bạch thược, chế Hương phụ, uất kim, Chỉ thực, Sơn tra, Kê nội kim. Khí huyết ứ trệ gia Sài hồ, Đương qui, Xích thược, Nga truật, Tam lăng, Đào nhân, Địa miết trùng, Diên hồ, Cam thiền bì, Uất kim, Thạch kiến xuyên, Miết giáp, Đại Hoàng.

Tỳ hư thấp: Ngực bụng đầy, vùng gan đau lâm râm, Ý dĩ, Trần bì, Bán hạ, Đại phúc bì, Thạch quí, Quảng Mộc hương, Cổ cốt chỉ, xa tiền tử… Can thận âm hư gia Bắc sa sâm, Thiên đông, sinh Địa, Qui bản, sinh Miết giáp, Uất kim, Xích thược, Đơn bì, Can đởm thấp nhiệt gia uất kim, gia Nhân trần, Chi tử, Nam Hoàng bá, Xuyên uất kim, Xích thược, sinh Dĩ nhân, Hoàng cầm, Kim tiền thảo, sinh Đại Hoàng.

* Kết quả lâm sàng: Trị 102 ca sống trên 1 năm 31 ca, (30,3%) 2 năm 14 ca, (13,7%) trên 3 năm 6 ca, (5,9%) 5 năm trở lên 5 ca.

(3) Hóa ứ giải độc thang (Trương Khắc Bình).

– Công thức: Tam lăng, Nga truật, Xích thược, Huyền hồ, Tử thảo căn, Trư linh đều 15g, Miết giáp, Đương qui, Đơn sâm, đều 12g, Xuyên khung, Đại Hoàng đều 9g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Bán chi liên, Bồ công anh đều 30g sắc uống.

* Kết quả lâm sàng: Trị 7 ca kết quả sống bình quân 443 ngày so với tổ dùng thuốc tây chỉ sống 95 ngày.

(4) Kháng nham ích can thang: (Lâm Tông Quảng, Bệnh viện số 2 Cục công nghiệp dệt Thượng Hải).

– Công thức: Tam lăng, Nga truật, thuỷ Hồng hoa tử, Quảng Uất kim, Bát nguyệt trác đều 10g, Đơn sâm, Thạch kiến xuyên đều 15g, sinh Mẫu lệ 30g, sắc uống.

– Biện chứng gia giảm: Can đởm thấp nhiệt, gia Nhân trần, Hoàng cầm, Khổ sâm đều 15g, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thất diệp nhất chi hoa đều 30g. Can khí uất gia Sài hồ, Chỉ xác, Hậu phác đều 10 – 12g. Tỳ khí hư gia Đảng sâm, Bạch truật, chích Hoàng kỳ, Quảng Bì đều 10g. Can vị âm hư gia Bắc sa sâm, sinh Địa, Thạch hộc, Sinh Sơn tra đều 10g.

* Kết quả lâm sàng: Trị 25 ca ung thư gan kết quả sống ngắn nhất 3 tuần, dài nhất 4 năm 1 tháng, trong đó sống dưới 1 năm 10 ca, 1 – 2 năm 5 ca, 2 -3 năm 6 ca, 3 – 4 năm 2 ca, trên 4 năm 2 ca, sông trong 1 năm có tỷ lệ 60% và trên 3 năm chiếm tỷ lệ 16%.

(5) Hồng Đào Uất kim thang (Từ Bảo Hoa).

– Công thức: Đương qui, sinh Địa, Đào nhân, Xích thược, Ngưu Tất, Xuyên khung, Hồng hoa, Chỉ xác, Sài hồ đều 9g, Cát cánh, Cam thảo đều 3g, Uất kim, Đơn sâm đều 15g sắc uống.

– Biện chứng gia giảm: Ngực tức sườn đau, mệt mỏi, ăn kém tiêu lỏng gia Mộc hương, Sa nhân, Trần bì, Cam thảo đều 9g, Đảng sâm, Bạch truật, Bán hạ, Bạch linh đều 9g, tiêu Sơn tra, Tiêu lục khúc, Mễ nhân đều 15g. Miệng khô, vùng gan đau âm ỉ, lưỡi đỏ gia Bắc sa sâm, Mạch đông, Xuyên luyện tử đều 9g, sinh Địa, Kỷ tử đều 19g.

* Kết quả lâm sàng: Trị 29 ca, sống trên 1 năm 22 ca, (75,86%), sống trên 3 năm 8 ca (27,59%) trên 5 năm 2 ca (6,9%).

(6) Tiêu tích nhuyễn kiên thang (Đường Thìn Long, Trường Đại học Y khoa Thượng Hải).

– Công thức: Bán chi liên, Bạch hoa xà thiệt thảo, Thiết thúc diệp, Đảng sâm đều 15g, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng, chích Miết giáp, Đương qui, Bạch thược đều 9g, Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g, Ý dĩ nhân 30g, sắc uống.

* Kết quả lâm sàng: có so sánh 2 tổ nghiên cứu: 1 tổ dùng đơn thuần, thuốc bắc, 1 tổ dùng kết hợp hoá liệu cho kết quả: tổ dùng đơn thuần tỷ lệ bệnh nhân sống 1 năm và 2 năm là: 30,8% và 16,7%, sống lâu nhất là 8 năm 10 tháng. Tổ có kết hợp hoá liệu tỷ lệ sống trong 1 – 2 năm là 11,6 và 6,3%, ca sống lâu nhất là 8 năm 5 tháng.

0/50 ratings
Bình luận đóng