Chỉ định: chẩn đoán bệnh tim thiếu máu, khi kết quả Điện tâm đồ lúc nghỉ ngơi là bình thường hoặc không rõ, nghiên cứu loạn nhịp do gắng sức, đánh giá khả năng vận động.
Chống chỉ định: hẹp van động mạch chủ, nhồi máu cơ tim mới (< 7 ngày), đau thắt ngực không ổn định, bệnh cơ tim có tắc nghẽn, cao huyết áp nặng, suy tim, phình động mạch chủ hoặc phình tâm thất, loạn nhịp nặng.
Kỹ thuật: dùng xe đạp lực kế hoặc thảm lăn để đo cơ năng. Bệnh nhân được nôi với máy ghi điện tim để ghi một số đạo trình (nếu máy chỉ ghi một đường: điện cực trung tính đặt ở trán, điện cực thăm dò ở V5). Theo dõi liên tục Điện tâm đồ trên dao động ký trong và sau gắng sức. Mức độ gắng sức tăng từng nấc 25 Watt, 3 phút một lần. Đo huyết áp động mạch ở các khoảng cách đều nhau, về nguyên tắc, huyết áp phải hơi cao hơn tần số tim. Nghe tim (phát hiện tiếng ngựa phi nếu có) và phổi (xuất hiện tiếng ran ứ đọng), cần phải có máy chống rung ngay bên cạnh.
Ngừng nghiệm pháp:
- Khi bệnh nhân đã đạt khả năng vận động thể lực tốĩ đa. Để thận trọng thì ngừng khi nhịp tim đã đạt đến mức nào đó: 170 (20-29 tuổi); 160 (30-39 tuoi); 150 (40-49 tuổi); 140 (50-59 tuổi); 130 (> 60 tuổi).
- Khi xuất hiện các triệu chứng khách quan hoặc chủ quan: đau thắt ngực, khó thở và/hoặc mệt quá, cảm giác mệt khó chịu, s -T chênh xuông > 2mm, tim chậm và/hoặc huyết áp động mạch tụt, có tiếng ngựa phi hoặc có tiếng ran ứ đọng.
Phân tích
- Đoạn s – TS – T chênh xuống > 2mm, thời gian tối thiểu là 0,08 giây sau khi QRS kết thúc là dấu hiệu của thiếu máu cơ tim. Nếu chênh xuống từ 1 đến 2 mm thì nghi ngờ bị thiếu máu cơ tim. Chênh xuống trên 3 mm thường là dấu hiệu bị tổn thương do mạch vành nặng và có nhiều ổ tổn thương. Có nhiều trường hợp có kết quả dương tính hoặc âm tính giả, thường hay gặp ở nữ giới hơn là nam giới. Nếu có bloc nhánh thì việc phân tích sự biến đổi s – T khó khăn. Nhiều thuốc (nhất là digital) có thể làm nghiệm pháp gắng sức cho kết quả sai. Tương quan giữa nghiệm pháp gắng sức và chụp động mạch vành phù hợp với nhau khoảng 70%.
- Các triệu chứng khác: nghiệm pháp gắng sức có thể phát hiện các loạn nhịp khi gắng sức (bloc nhĩ thất, ngoại tâm thu, loạn nhịp nhanh). Nhịp chậm và/hoặc hạ huyết áp khi gắng sức thường nói lên chức năng của tâm thất bị rối loạn nặng.
- Đánh giá khả năng gắng sức: người ta biết rằng để sinh ra một công nhất định, mạch của một người ở một tuổi nhất định có thể trọng nhất định sẽ đạt đến một tần số nhất định nào đó. Ví dụ: nam giới 20 – 30 tuổi, nặng 70 kg, có khả năng thích ứng tuần hoàn – hô hấp trung bình; đê tạo ra một công suất là 170 Watt thì nhịp tim phải đạt tối 160. Nếu nhịp tim thấp hơn thì khả năng thích ứng là cao hơn trung bình. Nếu nhịp tim cao hơn thì khả năng thích ứng là dưới trung bình.