Con đường từ thực quản tới hậu môn ta gọi là hệ tiêu hoá, vì rộng hẹp không thống nhất, nên phân bị dính máu có thể tại bất kỳ một nơi nào. Khi đi ngoài ra máu căn cứ vào màu máu có thể biết đó là xuất huyết tại vị trí trên (thực quản, dạ dày) hay dưới (đại tràng, trực tràng).
Đi ngoài ra máu là bệnh gì?
Đi ngoài phân có máu màu đen cho thấy vị trí xuất huyết nằm phần cao của hệ tiêu hoá, như thực quản, dạ dày, hoặc tá tràng…máu chảy từ tuyến trên ra, nên có màu đen, nếu người bệnh có hiện tượng tiêu chảy, hay ruột nhu động hết sức mạnh, máu trong phân lúc này có màu tươi, vì đọng trong ruột thời gian không lâu, máu không thể trở thành màu đen.
Thông thường, khoảng 2 thìa lượng máu đủ để phân biến thành màu đen; lượng máu nghe thì không phải nhiều, nhưng lâu ngày cũng gây thiếu máu. Hấp thụ quá nhiều rượu, hàng ngày uống aspirin hoặc những thứ thuốc gây kích thích, sẽ xói mòn thành dạ dày, gây viêm dạ dày, dẫn tới xuất huyết.
Ngoài ra, loét hệ tiêu hóa, ung thư cũng gây hiện tượng tương tự, trên thực tế, các nguyên nhân đi cầu ra máu cũng giống như hiện trạng nôn ra máu, điều duy nhất khác nhau là, một ở trên, một ở dưới chảy ra.
Nhưng chưa chắc đi ngoài phân đen là có hiện tượng xuất huyết, cũng có thể do ngày thường ăn vào những chất sắt gây nên, nếu xuất huyết dính trên phân, thường có độ dính như dầu hắc, chất than (dùng ức chế chất khí quá tải trong cơ thể), cam thảo cũng khiến đi ngoài phân có màu đen.
Thuốc dạ dày, hoặc những thứ thuốc người du lịch dùng để tránh tiêu chảy, cũng khiến phân trở thành màu xanh đen.
Nếu vị trí xuất huyết nằm ở đoạn giữa của hệ tiêu hóa, tức là ruột non, thì khi đi ngoài phân sẽ có màu sẫm hay còn gọi là màu nâu đỏ.
Khi kết tràng, trực tràng ra máu, máu trong phân sẽ có màu tươi, phân có thể thành màu đỏ nếu đêm hôm qua bạn ăn củ cải đường.
Dù phân có màu gì, chớ nên suy đoán lung tung, cần phải kiểm tra nguyên nhân gây bệnh. Thông thường có thể mua ở nhà thuốc tây dụng cụ đơn sơ, tự kiểm nghiệm tại nhà. Hay tìm đến bệnh viện để kiểm tra.
Có một nguyên tắc bạn cần nhớ kỹ, một khi thấy đi ngoài ra máu, trước khi kiểm tra nguyên nhân bệnh gì, cần xem đó có thể là một dự báo chứng ung thư. Tuy theo thống kê, trĩ có khả năng gây nên chuyện này nhiều hơn, điều nguy hiểm là bạn bị trĩ nhiều năm, phần trên hệ tiêu hóa trong lúc này lại có tế bào ung thư tăng sinh, ung thư sẽ mượn triệu chứng phân có máu để đưa ra cảnh báo.
Cho nên, nếu như phát hiện phân của mình thường xuyên có máu, nên tìm bác sĩ khám nghiệm. Hoặc ít nhất kiểm tra định kỳ hàng năm.
Kết quả chẩn đoán cũng có thể là nguyên nhân tại chỗ, trĩ, biến chứng ruột, viêm do vi khuẩn, hoặc do mắc chứng bệnh ký sinh trùng khi đi du lịch hải ngoại. Một số thuốc kháng sinh cũng làm loét ruột và ra máu. Ngoài ra, thuốc chứa kali (dùng để bổ sung chất kali do mất đi bởi uống thuốc lợi tiểu). Giao hợp qua hậu môn, hoặc đưa vật lạ vào hậu môn… cũng có thể gây tới triệu chứng trên.
Nếu động mạch bị xơ cứng, khiến động mạch phụ trách cung cấp dinh dưỡng cho ruột trở nên chật hẹp, như tình hình xảy ra trong tim và não, ruột từ đó thiếu oxy, khiến đau bụng, hoặc phân có máu.
Cho nên khi lớn tuổi, thấy đau bụng và xuất huyết sau khi ăn, nếu chức năng ruột không vấn đề thì có thể tìm xem có phải là xơ cứng động mạch hay không. Tuy nhiên, cũng có thể do cơ chế khác khiến sự cung ứng máu của ruột bị ngắt quãng, như mạch máu tắc nghẽn, huyết khối tắc nghẽn…
Xưa nay vốn có thói quen táo bón, dễ bị mắc chứng bệnh tật túi phình đại tràng, tức là ở ruột xuất hiện một chỗ lõm bằng đầu ngón tay, nếu tật trên không bị viêm nhiễm, sẽ khiến chứng bệnh trên trở thành chứng viêm túi thừa, gây sốt, đau, đôi lúc đi ngoài ra máu. Có khi chứng viêm túi thừa cũng gây thủng ruột. Quan niệm xưa kia là ăn nhiều hạt trái cây, giống hạt, hoặc những thức ăn nhiều chất xơ mới làm lủng ruột. Nhưng bây giờ khoa học đã chứng minh đây là sự nhìn nhận sai lầm, tuy hiện nay chưa thể tìm ra nguyên nhân chứng viêm túi thừa, nhưng lại biết rằng chất xơ có tác dụng đề phòng chứng bệnh viêm túi thừa.
Tóm lại khi đi ngoài ra máu tươi hay đen, cần phải chú ý là: Nếu máu chỉ dính trên bề mặt phân, hoặc máu chỉ xuất hiện trên giấy vệ sinh, hoặc chỉ dính trên bàn cầu, thì bộ phận ra máu sẽ ở chỗ trực tràng hoặc hậu môn, như trĩ, hay phân quá cứng gây xước.
- Nếu máu không chỉ ở trên mặt phân, mà có khắp trên phân, nên nghi mình bị biến chứng ác tính (tuy nhiên thịt dư cũng có thể gây trường hợp trên). Nếu vài tuần hoặc vài tháng gần đây, phân bạn trở nên hẹp như sợi dây, thói quen đi cầu cũng thay đổi, trước đây rất bình thường, nay lúc thì tiêu chảy lúc thì táo bón, hay luân phiên hai trường hợp trên, rất có thể là chứng ung thư. Ngoài ra, nếu bất kỳ tổ chức tăng sinh trong kết tràng trở nên to hoặc trĩu xuống, dù là lành hay ác tính, cũng khiến người bệnh sau khi đi cầu cứ cảm thấy dường như vẫn chưa hết phân.
- Nếu khi đi ngoài có cảm giác đau, có thể trực tràng hay hậu môn bị thương, hoặc bị trĩ. Nếu đau bụng không liên quan tới đi cầu, thì cho thấy bị chứng viêm kết tràng, bị viêm, hoặc biến chứng mạch máu trong ruột hay khối u.
- Nếu hiện tượng tiêu chảy cứ lặp đi lặp lại, triệu chứng đi ngoài ra máu tươi hoặc đen có thể là chứng ung thư, viêm nhiễm hoặc chứng viêm kết tràng, thông thường không quan hệ tới trĩ. Trĩ chỉ đi ngoài ra máu khi bị kích thích hoặc rặn quá sức.
- Nếu đi ngoài có máu xong người cảm thấy yếu sức hoặc ngất xỉu, cho thấy bệnh tình hết sức trầm trọng, hơn 20 % máu bị thất thoát, cần phải cấp cứu.
Còn một số hiện tượng khác màu của phân không liên quan tới xuất huyết, nhưng không thể bỏ qua. Nếu như bạn gần đây có sử dụng thuốc thụt ruột có chứa thành phần bạc (khi nội soi chụp hình đại tràng cần dùng tới) hoặc uống những thứ thuốc chứa Baz, thì trong vài ngày đó phân của bạn cũng có màu trắng hoặc màu hồng, hay có màu lợt hơn, nhưng cuối cùng triệu chứng trên cũng biến mất, nhưng trường hợp viêm kết tràng và ruột bị kích thích cũng có chất dính trên bề mặt phân và có màu trắng.
Nếu bạn dùng những thuốc có chứa nguyên tố B hoặc trong phân thiếu sắc tố mật, thì phân sẽ có màu xám hoặc xanh đen, còn nếu phân có màu nâu nghĩa là do tác động của sắc tố mật.
Mật được tạo bởi gan, cất giữ trong túi mật, từ ông mật chảy xuống ruột, mật sẽ kết hợp với những bã tàn dư sau tiêu hoá hấp thụ ngay tại đây, thường những thứ chất này có màu nâu, nếu khác là gây trở ngại trên con đường này, sẽ khiến phân có màu như đất nung, triệu chứng bệnh gì có thể đưa tới hậu quả như vậy ? Chứng bệnh sỏi tại ống mật là một. Người bệnh thường cảm thấy đau ở bụng trên bên phải, và có hiện tượng sốt, vì sắc tố mật gặp trở ngại chảy ngược về máu, gây chứng vàng da. Một khi sỏi được ra khỏi cơ thể, hiện tượng trên sẽ biến mất, giả sử phân được chuyển màu dần dần, nhưng không có hiện tượng bị biến chứng túi mật, thì không do sỏi, mà là những biến chứng khác gây ống mật bị tắc nghẽn.
Tình hình này hết sức đáng ngại, vì thường là triệu chứng của ung thư tuỵ tạng.
Cho nên mỗi người chúng ta đều nên có thói quen quan sát phân của bản thân, kể cả nước tiểu, nước miếng, đờm…, bởi tất cả những cái đó sẽ bộc lộ cho chúng ta thây những dấu hiệu mắc bệnh sớm nhất, để có thể chữa trị kịp thời.
Định hướng biện pháp xử lý
Triệu chứng : đi ngoài ra máu
Khả năng mắc bệnh | Biện pháp xử lý |
1. Nguyên nhân khiến phân màu đen : viêm dạ dày, loét hệ tiêu hóa, xây xát do nôn, ung thư dạ dày, xơ gan. 2. Đi ngoài phân có màu đỏ nâu : biến chứng bệnh viêm ruột, khối u ruột non. | • Chẩn đoán và uống thuốc. • Mổ hoặc điều trị. |
3. Đi ngoài ra máu màu đỏ tươi: trĩ, nứt hậu môn, khối u ruột, loét kết tràng, viêm khúc ruột cong. | • Mổ hoặc điều trị. |
4. Tác dụng phụ do thuốc (aspirin hay những loại thuốc gây kích thích, một số thuốc kháng sinh, thuốc bổ sung ) | • Dùng thuốc khác thay thế hoặc ngưng sử dụng. |
5. Xơ cứng động mạch bụng. | • Chia nhiều bữa ăn, xét nghiệm mạch máu, khi cần thì mổ. |
6. Viêm túi thừa 7. Biến chứng ruột khác | • Điều trị đúng cách |
Xem chi tiết bệnh
Chảy máu đường tiêu hóa – Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
Triệu chứng và điều trị xuất huyết tiêu hóa
Xơ gan – Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh
Triệu chứng Xơ gan cổ trướng và điều trị
Triệu chứng và điều trị ung thư dạ dày
Bệnh trĩ – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị