CÂU HỎI

Bệnh nhân nữ, 62 tuổi, vào viện vì khó thở trong 4 tháng, bà có tiền sử bệnh lý chuỗi gamma đơn dòng lành tính, và không đi khám lại trong 5 năm gần đây. Cơn khó thở làm bà hạn chế hoạt động nhiều, và không không có triệu chứng khi nghỉ. Bà khó thở khi nằm, nhưng không có cơn khó thở kịch phát vào ban đêm. Bà mệt mỏi nhiều, đau đầu nhẹ, và phù nhẹ 2 mắt cả chân. Khám lâm sàng, huyết áp 110/90mmHg, mạch 94l/p, tĩnh mạch cổ nổi, và không mất đi khi hít vào. Nghe tim có tiếng T3, T4 và tiếng thổi hở van 2 lá, mỏm tim không lệch. Bụng cổ chướng, gan to, mềm. XQ có phù phổi 2 bên, ECG có block nhánh trái cũ. Đặc điểm nào sau đây để phân biệt giữa viêm ngoại tâm mạc co thắt và bệnh cơ tim hạn chế?

A. Áp lực tĩnh mạch cảnh tăng.

B. Dấu hiệu Kussmaul.

C. Huyết áp kẹt.

D. Gan to.

E. Không có dấu hiệu nào đúng.

TRẢ LỜI

Chẩn đoán phân biệt giữa viêm ngoại tâm mạc co thắt với bệnh lý cơ tim hạn chế. Tĩnh mạch cảnh tăng, dấu hiệu Kussmaul, đều có thê thấy trong 2 bệnh lý, các dấu hiệu khác của suy tim cũng không phân biệt được 2 bệnh lý này. Trong bệnh lý cơ tim hạn chế, mỏm tim dễ thấy hơn viêm ngoại tâm mạc, và hở 2 lá thường gặp hơn. Tuy nhiên, các dấu hiệu này cũng khó phân biệt được 2 bệnh lý này. Kết hợp giữa dấu hiệu lấm àng, chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán giải phẫu bệnh giúp chẩn đoán xác định 2 tình trạng bệnh lý này. Ngoại tâm mạc dày và vôi hóa có nhiều khả nawg là viêm ngoại tâm mạc co thắt. Rối loạn dẫn truyền thường gặp trong các bệnh lý thâm nhiễm cơ tim. Trong viêm ngoại tâm mạc co thắt, đo áp lực tâm trương ở các thất thường như nhau trong khi ở bệnh lý cơ tim hạn chế áp lực thất trái tăng đơn độc. Dấu hiệu áp lực giảm rất nhanh trong kỳ đầu tâm trương, và áp lực thất phải không tăng thêm sau đó trong thông tim phải thường gặp ở cả 2 bệnh lý. Sự xuất hiện của các paraprotein bất thường hay gặp trong bệnh lý cơ tim hạn chế hơn.

Đáp án: E.

0/50 ratings
Bình luận đóng