Bệnh có tốc độ phát triển nhanh

Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, đái tháo đường là bệnh không lây phát triển nhanh nhất. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển; bệnh cũng được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Hiện bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng các công trình nghiên cứu, tạp chí và sách báo chuyên ngành.

Điều đáng lo ngại là đái tháo đường tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Trong số này đa số là đái tháo đường typ 2, thường thì cứ 10 người mắc bệnh đái tháo đường thì 9 người là typ 2. Sự bùng nổ đái tháo đường typ 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với cộng đồng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh đái tháo đường typ 2 chiếm vào khoảng 85 – 95% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường.

Theo một thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường quốc tê (IDF):

  • Năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Năm 1995 cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ 4,0% dân số toàn cầu.
  • Năm 2000 có 151 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Năm 2006 có 246 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.

Dự báo: Năm 2010 sẽ có 221 triệu người mắc bệnh đái tháo đường.

Theo WHO, năm 2025 sẽ có 300 – 330 triệu người mắc bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu, còn theo Quỹ Đái tháo đường thê giới WDF sẽ có từ 300- 339 triệu. Trong đó :

+ ở các nước phát triển tăng 42%.

+ ở các nước đang phát triển tăng 170%.

Khu vực Tây Thái Bình Dương vào năm 2005 có 30 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự kiến sau 20 năm nữa (năm 2025) sô người mắc bệnh sẽ là 56 – 60 triệu. Hiện tại ở khu vực này trên phạm vi 12 quốc gia có tỷ lệ đái tháo đường trên 8%, đặc biệt một số quốc đảo tỷ lệ này còn vượt quá 20%.

ớ Mỹ, theo thông báo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC (Centers for Disease Control and Prevention), bệnh đái tháo đường tăng 14% trong hai năm, từ 18,2 triệu người mắc bệnh đái tháo đường năm 2003 đến 20,8 triệu năm 2005. Đái tháo đường trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ.

Bệnh có liên quan đến các yếu tố giống nòi, dân tộc và khu vực địa lý

Tỷ lệ đái tháo đường typ 2 cao nhất ở người châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương; tiếp theo là người Mỹ gốc Mêhicô, người Mỹ gốc Ấn rồi người Đông Nam Á; người Mỹ gốc Phi. Một số ví dụ:

  • Trong số người Mỹ bản xứ và các đảo Thái Bình Dương 40% người trưởng thành mắc đái tháo đường typ 2.
  • ở Mỹ tỷ lệ đái tháo đường typ 2 là 11,4% (năm 1976) tăng lên 14,3% (năm 1988) – điều tra ở lứa tuổi 40-74 tuổi.
  • ở Trung Quốc điều tra ở lứa tuổi 25-74: năm 1994 với 224.251 người tỷ lệ bệnh là 2,5%, cao gấp 3 lần so với những năm 80, cùng một phương pháp và đôi tượng nghiên cứu.

Ảnh hưởng của các yếu tố về địa lý, xã hội, đặc điểm văn hoá của từng dân tộc tới sự phát triển bệnh đái tháo đường cũng đã được chứng minh. Điều tra dịch tễ học ở khu đô thị Madras- miền Đông Nam Ân Độ, tỷ lệ đái tháo đường tăng lên 40% trong khoảng thời gian từ năm 1988-1989 đến 1994-1995 và tỷ lệ bệnh là 16% (năm 2000) nhưng trong khi đó tỷ lệ bệnh ở vùng nông thôn chỉ tăng có 2%.

Nhiều nghiên cứu dịch tễ đã dự đoán ở các quốc gia đang phát triển tỷ lệ bệnh sẽ tăng gấp 1,5 lần vào những năm 2000 và sẽ tăng gấp 3 lần vào khoảng năm 2025.

Bệnh có tốc độ phát triển khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế

Tỷ lệ đái tháo đường typ 2 ở khu vực thành phố cao hơn nông thôn, miền núi.

  • ở Ấn Độ tỷ lệ bệnh ở vùng thành phố tăng từ 8,3% (năm 1989) lên 11,6% (năm 1995).
  • Ở Australia từ 3,4% (năm 1991) lên 7,4% (năm 2003) nghiên cứu dịch tễ học ở người Ấn gốc Á, Creole và người Trung Quốc (đáng lưu ý là 3 tộc người này chiếm tới 66% dân số thế giới) thấy tỷ lệ bệnh tăng lên 40% (từ năm 1987 đến năm 1992).

ở các nước phát triển bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ trung bình 6,2% (năm 2003); dự báo tỷ lệ này sẽ là 7,6% (vào năm 2025).

Các nước Mỹ La Tinh: Thống kê năm 2000: Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở Chi Lê 1,2%; Argentina 8,2%; Nam Phi từ 0,7% (Tanzania) đến 10% (ở Bắc Sudan).

ở châu Á: Tỷ lệ đái tháo đường ở Bangladesh: 1-2%; Pakistan: 4-7%. ở các quốc đảo tỷ lệ còn cao hơn: Kiribati – 7%; đảo Cook – 8%; Fiti- 11%; Naru – 24%.

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển là do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống, nhất là lối sống ít hoạt động thể lực (bảng 1.3).

Bảng 1.3. số liệu thông báo về tỷ lệ mắc Đái tháo đường năm 1999.

NướcDân sốSố đái tháo đườngTỷ lệ

%

Typ 1Typ2Ghi chú
Thái Lan62 triệu4,0 triệu6,746.0001,8 triệu
Hàn Quốc47 triệu)2,1 triệu4,0100.0001,6-2,0 triệuGDM* = 30 triệu
Trung Quốc1,3 tỷ24 triệu2,01,2 triệu23 triệuIGT=30

triệu

Đài Loan20 triệu424 ngàn2,1400040.000
Hồng Kông6 triệu240 ngàn4,07000230.000
Ấn Độ1,2 tỷ38 triệu4,0176.00038 triệu
Indonesia210 triệu2,7 triệu1,390-36,01,8-3,6 triệu
Pakistan160 triệu4,6 triệu3,0400.0004,4 triệu
Mỹ250 triệu10 triệu750.0009 triệuGDM*=8%

* GDM: Đái tháo đường thai kỳ.

Thông thường đái tháo đường typ 2 được chia ra hai “kiểu bệnh lý”, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội:

  • ở các nước đang phát triển, đái tháo đường typ 2 thể thừa cân, béo phì thường thấy ở lốp người có thu nhập cao, lao động nhẹ nhàng, tĩnh tại.
  • ở các nước phát triển đái tháo đường typ 2 thể thừa cân, béo phì lại thường thấy ở tầng lớp dân nghèo ít học, không có ý thức và kiến thức phòng bệnh.

Đặc điểm này được phản ánh khá rõ trong các điều tra dịch tễ về bệnh đái tháo đường ở Việt Nam. Một nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương ở khu vực Hà Nội năm 2002 thấy tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường thuộc nhóm lao động nhẹ hoặc không lao động khá cao: 12,0%, nhóm lao động vừa và thấp 3,89%. Điểu này nói lên vai trò của hoạt động thể lực. Song nhóm người lao động trí óc tỷ lệ bệnh chỉ có 3,9%, mặc dù đặc điểm lao động của họ là tĩnh tại. Rõ ràng trình độ văn hoá, kiến thức về vệ sinh ăn uống, tính hợp lý, khoa học trong lựa chọn chế độ ăn, ý thức về khả năng phòng bệnh v.v, là những yếu tố giúp cho nhóm đối tượng này có được tỷ lệ bệnh thấp, mặc dù trong nhóm này có nhiều yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được, trong đó có 2 yếu tố quan trọng là tuổi tác và nghề nghiệp lao động tĩnh tại.

Đái tháo đường typ 2 ở lứa tuổi trẻ

Đây là một đặc điểm cực kỳ quan trọng, đặc biệt ở các nước đang phát triển thuộc khu vực châu Á, đái tháo đường typ 2 ở trẻ nhỏ, tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành đang là một thực tại đáng lo ngại. Đái tháo đường typ 2 ở lứa tuổi trẻ đang có xu hướng phát triển nhanh ở Mỹ, Nhật Bản, các đảo ở Thái Bình Dương, Hồng Kông, Australia và Vương quốc Anh.

ở Mỹ, tỷ lệ đái tháo đường typ 2 ở lứa tuổi từ 12 đến 19 là 4,1/1000. Từ năm 1967-1976 đến năm 1987-1996, tỷ lệ đái tháo đường trẻ em nữ tăng từ 2,7% lên 5,3% và trẻ em nam tăng từ 2,4% lên 2,7%.

Một nghiên cứu ở Nhật Bản, Trung Quốc cho thấy tỷ lệ đái tháo đường typ 2/ đái théo đường typl ở lứa tuổi học sinh trung học là 4/1.

Đái tháo đường không được chẩn đoán

Vấn đề đang giành được mối quan tâm hơn là tình trạng quản lý bệnh đái tháo đường còn nhiều yếu kém, không chỉ ở những nước đang phát triển mà ở cả những quốc gia phát triển. Người ta thấy việc chẩn đoán đái tháo đường giống như một tảng băng, phần nổi – phần được chẩn đoán- chiếm một phần nhỏ, còn phần lớn chưa được chẩn đoán là phần chìm của tảng băng này.

Nghiên cứu AusDiab – Australia, khẳng định rằng ở lứa tuổi >25 cứ một người được chẩn đoán có bệnh đái tháo đường, thì lại có một người chưa được chẩn đoán – tỷ lệ 50:50; các nghiên cứu khác ở Nam Á hoặc người châu Phi tỷ lệ này từ 22-33%.

Tuy nhiên tỷ lệ này cũng thay đổi theo lứa tuổi. Ví dụ: ở nam giới người Mỹ gốc Mêhicô lứa tuổi từ 50-59, tỷ lệ đái tháo đường không được chẩn đoán là 12,9%, ở nữ giới là 7,5%. Còn ở lứa tuổi khác thì nam giới chỉ có 3,3%, nữ giới là 5,8%.

Trên nhiều quần thể không phải là người da trắng, đặc biệt là ở nhóm người trẻ tuổi, tỷ lệ đái tháo đường không được chẩn đoán thậm chí còn cao hơn. Những quan sát này được chứng minh bởi các nghiên cứu từ Trung Quốc, Hông Kông, Nhật Bản và Singapore.

Các yếu tố nguy cơ: Nguyên nhân làm đái tháo đường typ 2 trở thành “đại dịch”

Nguyên nhân hàng đầu là giảm hoạt động thể lực và chế độ ăn giàu năng lượng, ít chất xơ. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến thừa cân, béo phì – căn bệnh đặc trưng của thế kỷ.

Bệnh béo phì, đặc biệt béo bụng, được xem là yếu tố “đương nhiên” tiến tới kháng insulin và hội chứng rối loạn chuyển hoá và cũng đương nhiên tiến tối đái tháo đường typ 2, chiếm tối 1/4 dân số ở các nước công nghiệp phát triển.

Ví dụ: ở Mỹ từ năm 1990-1998 cân nặng trung bình của nam giới tăng 3,4 kg và nữ giới tăng 3,9 kg, tương đương với tỷ lệ bệnh đái tháo đường từ 4,9% đến 6,5%

Rối loạn dung nạp glucose (IGT) và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG) sẽ làm phát triển tình trạng kháng insulin tiến tới đái tháo đường typ 2. Hiện nay có từ 10-25% dân số các nước phương Tây có rối loạn dung nạp glucose. Ớ Australia tỷ lệ đái tháo đường là 7,4% (theo nghiên cứu trên mẫu n = 11.247 người) nhưng tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu lại rất cao 16,4%. Nhiều nghiên cứu cho thấy mỗi năm có từ 4-9% số người bị IGT sẽ tiến tới đái tháo đường typ 2 thể lâm sàng.

Một số yếu tố, được coi là có nguy cơ cao khác dễ có khả năng phát triển đến bệnh đái tháo đường typ 2, đó là:

  • Tuối > 45.
  • Người có BMI > 23 (người châu Âu, Mỹ BMI > 25), vòng eo >90 (nam) và > 80 (nữ).
  • Người có người thân thuộc thế hệ cận kể (bố) mẹ, con, anh, chị em ruột) đã mắc bệnh đái tháo đường.
  • Phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt:

+ Thai chết lưu, xảy thai.

+ Đái tháo đường thai kỳ.

+ Sinh con to (>4000g).

+ Người có tiền sử cân nặng khi sinh thấp dưới 2500 gram.

  • Tăng huyết áp vô căn (huyết áp tâm thu >130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương > 85 mmHg).
  • Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói.
  • Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.

Tuy đã chiếm được mối quan tâm nghiên cứu về cả hai lĩnh vực phòng bệnh cộng đồng và điều trị chuyên sâu, nhưng chúng ta vẫn đang đứng trước một thực tế là các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2 đang gia tăng, mà hiện tại chưa có biện pháp khống chế hữu hiệu.

Mặc dù phần lớn các nghiên cứu cho thấy liên kết nguy cơ đái tháo đường với tình trạng ít hoặc không hoạt động thể lực chỉ được tìm thấy trên người da trắng, nhưng các nghiên cứu trên người Fiji, Ân Độ, người Micronesia, người Polynesia và người Mauritus gợi ý rằng mối quan hệ giữa vận động thể lực với sự phát triển đái tháo đường typ 2 có khả năng là như nhau ở các dân tộc khác nhau. Hiện tượng thừa cân và béo phì trong khu vực Tây Thái Bình Dương đang gia tăng (WHO, 2000), cùng với sự gia tăng tỷ lệ bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, sự thay đổi lối sống ít hoạt động thể lực, thay đổi thói quen ăn uống v.v. đã có ảnh hưởng đến bệnh lý các bệnh chuyển hoá. Đây sẽ là những yếu tố có thể can thiệp có hiệu quả trong “ cuộc chiến” phòng chống bệnh đái tháo đường typ 2.

Với những thành tựu to lớn trong nghiên cứu bệnh căn, bệnh sinh của bệnh đái tháo đường typ 2; người ta hiểu rằng bệnh đái tháo đường typ 2 có thể phòng chống được ở những cấp độ khác nhau. Bằng cách phát hiện các yếu tố nguy cơ để can thiệp kịp thời, người ta có thể làm chậm sự tiến triển đến bệnh đái tháo đường typ 2; qua đó làm giảm tỷ lệ xuất hiện bệnh mới. Nghiên cứu Da-Quing cho thấy, sau 6 năm can thiệp dự phòng đã ngăn chặn được 31,6% mắc bệnh mới, hạ tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose máu (42%). Các kết quả nghiên cứu của DCCT và UKPDS, nghiên cứu Kumamoto, đều chứng minh có thể nâng cao chất lượng sống của người mắc bệnh đái tháo đường, làm chậm sự tiến triển và làm giảm mức độ của các biến chứng. Ví dụ, nghiên cứu UKPDS cho thấy, điều trị tích cực đái tháo đường typ 2 sẽ làm giảm 12% các loại biến chứng so với điều trị kinh điển; trong đó biến chứng mạch máu nhỏ giảm 25%, giảm nguy cơ microalbumin niệu 33%, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim 16%, giảm mổ đục thuỷ tinh thể 24% và giảm nguy cơ bệnh lý võng mạc 21%.

0/50 ratings
Bình luận đóng