CHÌA VÔI BÒ


Tên khác: Rau tai trâu, Nho lá tim, Dây chìa vôi, Na rừng.
Tên khoa học: Cissus repens Lam.; thuộc họ Nho (Vitaceae).
Mô tả: Cây nhỡ cao 2-3m, hoàn toàn nhẵn, cành hình 4 cạnh, không có cánh, có khi bao phủ một lớp phấn màu mốc mốc, tua cuốn chẻ hai. Lá hình trái xoan hay tam giác, hình tim hay cụt ở gốc, có tai cách nhau, màu đo đỏ ở mặt dưới, dài 5-10cm, rộng 3-6cm. Hoa xếp thành ngù đối diện với lá, rộng cỡ 2cm, cánh hoa 2mm, đĩa mật 4 thuỳ. Quả mọng dạng quả lê, dài 6mm, rộng 4-5mm. Hạt nhẵn, hơi có hình đa giác.
Có 2 thứ: Ở var. glauca Roxb, nhánh mốc mốc, lá đo đỏ ở mặt dưới. Ở var. cordata Roxb, lá có hình tim tròn gần như không đỏ ở mặt dưới.
Bộ phận dùng: Toàn cây (HerbaCissi Repentis).
Nơi sống và thu hái: Chìa vôi xanh mọc ở ven suối, ven rừng, nơi ẩm vùng núi khắp nước ta, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Ninh Bình cho tới các tỉnh miền Trung. Còn phân bố ở Lào, Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng.
Thành phần hoá học: Ngọn và lá non chứa nước 90,7%, protid 1,9%, glucid 3,7%, xơ 3%, tro 0,7%; Ca 125mg%, Phosphor 13,7mg%, caroten 2,1mg%, và vitamin C 26mg%.
Tính vị, tác dụng: Dây và lá Chìa vôiừốc có ít độc, có tác dụng trừ độc tiêu thũng. Rễ tán kết, tiêu thũng.
Công dụng:
Quả ăn tươi và cũng dùng nấu canh. Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua. Ở Ấn Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ

làm cho mưng mủ.

Ở Hải Nam (Trung Quốc) người ta dùng dây và lá trị sâu quảng, mụn nhọt, rắn độc cắn và dùng rễ chữa sốt, làm giảm đau, trị lâm ba kết hạch và viêm thận. Rễ được dùng trị đau họng, đinh nhọt và rắn cắn; thân lá trị bệnh tràng nhạc, đàm hỏa, rắn độc cắn, viêm thận và lỵ

0/50 ratings
Bình luận đóng