CHÈ VẰNG
Folium Jasmini subtriplinervis

 
Tên khác: Chè cước man, Dây vàng.
Tên khoa học: Jasminum subtriplinerve Blume., họ Nhài (Oleaceae).
Mô tả: Là loại cây bụi nhỏ, đường kính thân không quá 6mm. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Vỏ thân nhẵn màu xanh lục. Lá mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè vằng có 3 gân dọc trong đó 2 gân bên uốn cong theo mép lá, rõ rệt. Hoa chè vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu vàng, có một hạt rắn chắc.
Bộ phận dùng: Lá phơi hay sấy khô của cây Chè vằng (Jasminum subtriplinerve)
Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều địa phương trong nước ta.
Thu hái: Lá tươi về rửa sạch, phơi hay sấy khô.
Thành phần hoá học: Flavonoid, coumarin…
Công năng: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết điều kinh, tiêu  viêm.
Công dụng: Kinh nguyệt không đều, kinh bế, phụ nữ sau sinh sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung, viêm tuyến sữa, nhũ ung, phong thấp gây đau nhức xương, ghẻ lở, chốc đầu, hoàng đản.
Cách dùng, liều lượng: Lá phơi khô pha nước uống hàng ngày cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Chữa rắn cắn. Lá giã nát hoặc giã với cồn 900 đắp vào nơi áp xe. Ngày dùng 20 – 30 g dược liệu khô, dùng tươi giã nát đắp tại chỗ hoặc sắc làm nước tắm lượng thích hợp.
Chú ý: Cây

Chè vằng có một số đặc điểm giống cây Lá ngón cần chú ý tránh nhầm lẫn khi thu hái.

0/50 ratings
Bình luận đóng