Triệu chứng:

Bệnh nhân thường thấy đau lúc đói, cơn đau có khi lâm râm, lúc như căng lên, thường ợ chua, nấc hoặc buồn nôn.

Món 1: CHÁO BẠCH CẬP

Nguyên liệu:

  • Bột Bạch cập 15gr. – Gạo nếp 100gr.
  • Đại táo 5 trái – mật ong 25gr.

    Bạch cập

Cách chế biến:

Nấu chung nếp, đại táo và mật ong cho đến khi chín thành cháo rồi mới bỏ bột bạch cập vào sau đó để lửa nhỏ khoảng 15 phút nữa thì nhắc xuống để dùng.

Cách ăn: Ăn vào buổi sáng và tối, ăn lúc còn nóng.

Công hiệu: Dưỡng dạ dày.

Món 2: CANH HẸ NẤU SỮA BÒ

Nguyên liệu:

  • 250gr rau hẹ – 25gr gừng – 250gr sữa bò.

Cách chế biến:

Xắt nhuyễn hẹ và gừng, giã nát chúng sau đó bỏ vào một cái túi vải rồi mới bỏ vào nồi sữa. Đun cho sôi một hai dạo là có thể dùng được.

Cách ăn: Ăn lúc nóng mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối.

Công hiệu: Ôn vị kiện tì.

Món 3:

Nguyên liệu:

  • 1 cái đầu dê – 04 cái móng heo
  • Tất bạc và gừng khô mỗi thứ 30gr.

Cách chế biến:

Rửa sạch đầu dê và móng dê rồi bỏ vào nồi, đổ vào một lượng nước thích hợp rồi dun cho đến khi chúng chín khoảng 5 phần 10 mới cho tất bạc, gừng khô, hồ tiêu, hành và đậu hủ, muối ăn mỗi thứ một lượng thích hợp. Đế lửa nhò nấu cho đến khi thịt chín nhừ mới dùng.

Cách ăn: Ăn vào các bữa cơm liên tục nhiều ngày.

Công hiệu: Ôn vị kiện tì.

Món 4: CAU NGŨ HƯƠNG

Nguyên liệu:

  • 200gr quả cau – 20gr trần bì.
  • Đinh hương, đậu khấu, sa nhân.

Cách chế biến:

Bỏ tất cả các thứ trên vào nồi, đổ vào một lượng nước và muối vừa đủ, để lửa lớn nấu cho sôi rồi để lửa nhỏ tiếp tục nấu cho đến khi nước rặc lại. Tắt lửa chờ cho hỗn hợp trong nguội đi, dùng dao cắt thành từng miếng để ăn.

Cách ăn: Ăn sau mỗi bữa ăn.

Công hiệu: Khỏe bao tử, tăng khả năng hoạt động của tì, vị.

0/50 ratings
Bình luận đóng