Bệnh ho gà vi khuẩn Bordetella pertussis (Gram âm) gây nên, lây theo đường hô hấp, gây dịch. Bệnh xảy ra quanh năm, chủ yếu gặp ở trẻ em.

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán ho gà

Trẻ lớn: cần chẩn đoán theo hai giai đoạn của bệnh.

  • Giai đoạn sớm: có biểu hiện viêm long và xu hướng hình thành cơn ho.
  • Giai đoạn cơn ho: có 3 triệu chứng chính:

Ho cơn

Tiếng thở rít

Ho ra dãi trắng dính.

  • Cơn ho: cơn ho dài, rũ rượi không kìm được, liên tiếp 5-20 lần. Trong cơn ho: lưỡi đẩy ra ngoài, mặt tím lại, tĩnh mạch cổ nổi, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi. Khi cơn dài, tiếng ho yểu dần, trẻ thở yếu, tím tái.
  • Sau cơn ho: có tiếng thở rít vào
  • Cơn ho tái diễn cho đến khi trẻ ho ra đờm dãi trắng, dính và thường có nôn.

Ngoài cơn ho chẩn đoán dựa vào các biểu hiện hậu quả của cơn ho: mặt hơi phù nề, mi mắt phù mọng, hãm lưỡi đứt và loét hoặc chảy máu kết mạc mắt.

Nghe phổi: có ran rít, ran ngáy.

Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu > 10.000/ml, tỷ lệ lympho > 60%.

Xquang phổi có các tổn thương không điển hình: đám mờ từ rốn phổi toả xuống cơ hoành hai bên. Mờ hình tam giác ở đáy phổi. Hình mạng lưới lan rộng cả hai phổi. Phản ứng ở góc sườn hoành. Bóng mò ở thuỳ phổi.

Ở trẻ dưới 1 tuổi cơn ho không điển hình. Sau cơn ho yếu, ngắn thường có cơn ngừng thở, tím tái liên tục, lồng ngực không di động, hoặc có cơn duỗi cứng do ngạt. Số lượng bạch cầu trong máu > 15.000/ml, tỷ lệ lympho > 60%.

Lưu ý: Nếu có yếu tố dịch tễ càng chắc chắn cho chẩn đoán.

Chẩn đoán biến chứng

Khi trẻ có sốt cao

  • Các biến chứng bội nhiễm phổi: trẻ sốt cao, khó thở nhanh nông, co kéo cơ hô hấp, khám phổi có ran ẩm. Công thức máu có bạch cầu trung tính chiếm ưu thế. Chụp phổi: phê” quản phế viêm, giãn phế quản, viêm màng phổi.
  • Viêm não do ho gà: sốt cao, có tổn thương thần kinh trung ương như ý thức thay đổi (li bì, hôn mê), co giật, liệt khu trú. Dịch não tuỷ chỉ thay đổi nhẹ.
  • Suy dinh dưỡng: do trẻ ăn không đủ và nôn nhiều.
  • Các biến chứng khác: chảy máu kết mạc, sa trực tràng, xuất huyết màng não, tràn khí (trung thất, dưới da, màng phổi).

ĐIỀU TRỊ

Kháng sinh

Cần điều trị kháng sinh ngay.

  • Erythromycin uống 50mg/kg/ngày X 7 – 10 ngày.
  • Hoặc chloramphenicol uống 40mg/kg/ngày X 7 – 10 ngày.

Điều trị triệu chứng

  • Có thể dùng gardenal: 1 – 3mg/kg/ngày chia theo giờ.
  • Các dẫn chất gây tăng nhu động nhung mao tế bào biểu mô, cắt nhỏ phần tử đờm hoăc thuốc giảm ho dân gian.

Điều trị biến chứng

  • Cơn ngừng thở – tím tái hoặc cơn ho kịch phát nặng:

+ Hút sạch đờm quánh dính, làm thông mũi họng.

+ Thở oxy qua canun mũi (không nên dùng ống thông mũi hoặc mũi hầu vì gây kích thích ho), liều lượng 1-2 lít/phút.

+ Tình trạng tím tái không cải thiện: dùng hô hấp hỗ trợ.

+ Dexamethason 0,4mg/kg/ngày x4 ngày.

  • Biến chứng hô hấp: áp dụng điều trị như nhiễm khuẩn hô hấp cấp.
  • Viêm não ho gà: dùng dexamethason 0,4mg/kg/ngày trong 4 ngày, bù nước, điện giải, chống co giật.

Chăm sóc

  • Hút sạch đờm dính: giảm kích thích cơn ho và tránh tắc dòm.
  • Cơn ho kịch phát: nằm nghiêng tránh hít phải chất nôn, giúp long m.
  • Theo dõi cơn ngừng thở. Hướng dẫn bà mẹ nhận biết để báo y tá.
  • Trẻ dưới 3 tháng: theo dõi tại phòng cấp cứu trong giai đoạn còn cơn tím tái.
  • Buồng thoáng khí, không có gió lùa và kích thích lạnh. Nằm yên tĩnh, ngủ nhiều để nhanh lại sức.
  • Ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất; chia nhiều bữa: hạn chế kích thích ho, tránh tai biến của nôn, phòng suy dinh dưỡng.
  • Phát hiện các biến chứng để điều trị kịp thời.

PHÒNG BỆNH

Cần điều trị kháng sinh sớm và đủ ngày, cách ly trẻ ho gà 4 tuần. Cho trẻ dưới 6 tháng trong cùng gia đình uống erythromycin liều 50mg/kg trong 5 ngày. Tiêm phòng cho trẻ em theo đúng lịch tiêm chủng.

0/50 ratings
Bình luận đóng