Da bao bọc hoàn toàn mặt ngoài cơ thể và nối tiếp các niêm mạc của mắt, mũi, miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục. Da đóng vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ cơ thể đối với những kích thích hoặc những sự xâm nhập có hại từ ngoại cảnh, đồng thời da cũng là một cơ quan xúc giác.

Da chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể, diện tích da ở người lớn khoảng 1-1,5m2.

Cấu tạo của da thay đổi theo tuổi tác, phái tính, nghề nghiệp và tùy theo từng vùng. Bề dày của da (không tính mô mỡ dưới da) ở lòng bàn tay và lòng bàn chân khoảng 4mm, ở mí mắt và ở ống tai ngoài khoảng vài phần mười mm.

Trên bề mặt da có nhiều rãnh, nếp gấp, chỗ lõm tạo thành các hình tam giác hay hình thoi. Những nếp nhăn ở mặt, các nếp gấp ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, ở bìu là những rãnh lớn. Ớ mặt lòng của các ngón tay và mặt lòng của ngón chân, các mào và rãnh song song tạo thành các hình thể rất chuyên biệt cho từng cá thể và dùng làm dấu hiệu nhận diện cho mỗi người.

Cấu trúc da gồm có 3 tầng:

  • Tầng ngoài cùng là thượng bì, có nguồn gốc từ ngoại bì.
  • Tầng giữa là mô liên kết sợi vững chắc gọi là bì.
  • Tầng dưới cùng là hạ bì chứa mô liên kết mỡ.

Nguồn gốc của tầng giữa và tầng dưới là trung mô.

1. THƯỢNG BÌ (Epiderm – Épiderme)

Là cấu trúc tế bào không có mạch máu, mỏng nhất ở vùng mí mắt chừng dưới 0,1 mm và dày nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân có thể đến l,5mm, gồm có 5 lớp, từ trong ra ngoài có:

  • Lớp đáy hay còn gọi là lớp sinh sản

Gồm một hàng tế bào đứng trên màng đáy, thẳng góc với mặt da. Tế bào hình trụ hay vuông, ranh giới thường ít rõ rệt, nhân hình bầu dục khá lớn, tế bào chất ưa kiềm. Nằm rải rác xen kẽ giữa tế bào đáy là những tế bào sáng có tua, đó là hắc tố bào (melanocyte), trung bình cách 10 tế bào đáy có một hắc tố bào.

về mặt chức năng, lớp đáy có nhiệm vụ sinh sản những tế bào mới, thay thế những tế bào cũ đã bị phá hủy. Các hắc tố bào có nhiệm vụ sản xuất ra hắc tố (melanin). Sự hình thành sắc tố bị ảnh hưởng nhiều yếu tố chẳng hạn như kích thích thần kinh thực vật thì ức chế tiến trình này, trong khi đó tia cực tím, bức xạ ion, một vài chất hóa học thì kích thích các sinh tố nhât là sinh tố c đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành melanin.

  • Lớp gai (lớp Malpighi)

Là lớp dày nhất của thượng bì, có từ 5-12 hàng tế bào, ở các hàng dưới tế bào lớn hình đa giác có trục thẳng đứng, càng lên trên tế bào càng nhỏ lại hình thoi nằm song song với mặt da, tê bào chất ưa toan. Nối liền các tế bào có những cầu nối liên bào đi thẳng góc từ tế bào này sang tế bào kia làm cho lớp gai liên kết chặt chẽ với nhau. Dưới kính hiển vi điện tử, trong cầu nối có nguyên sinh chất và những sợi trương lực chạy qua, giữa các tế bào và khoảng gian bào có chứa glyco-protein.

  • Lớp hạt

Có từ 2—4 lớp, tế bào dẹt hơn tế bào gai nằm song song với mặt da, nhân sáng hơn và có hiện tượng đang hư biến. Tế bào chất chứa nhiều hạt kerato-hyalin màu tím đậm. Những hạt này có lẽ bắt nguồn từ những sợi trương lực, một số ý kiến khác cho rằng nó là sản phẩm thoái hóa của nhân.

Lớp hạt này là lớp cuối cùng còn nhân và cầu nối, không có niêm mạc.

  • lớp sừng

Là lớp ngoài cùng của thượng bì tiếp xúc trực tiếp với môi trường, gồm những tế bào dẹt không nhân, ưa toan, xếp thành những phiến mỏng chồng lên nhau.

Bình thường những tế bào sừng phía ngoài tách rời rồi tróc ra liên tục tạo nên những vảy nhỏ bám vào quần áo rồi lẫn vào mồ hôi chất bã. Như vậy thượng bì luôn luôn ở tình trạng sinh sản những tế bào mới ở lớp cơ bản, già cỗi ở lớp hạt, hư biến rồi bong ra ở lớp sừng.

2. BÌ (Derm-Derme)

Nằm giữa thượng bì và mô mỡ dưới da. Thượng bì và bì được ngăn cách nhau bởi màng đáy, rất mỏng, chừng 0,5pm, ranh giới này không thẳng hàng mà là một đường gỢn sóng. Phần bì nhô lên cao gọi là nhú bì, phần thượng bì lõm xuống gọi là mào thượng bì.

Mô bì

Có thể chia làm 2 phần: Bì nhú và Bì lưới.

  • Bì nhú còn gọi là bì nông tương ứng với những nhú bì và gồm nhiều tế bào, ít sợi. Các sợi này nhỏ và lỏng lẻo.
  • Bì lưới gồm có bì giữa hay lớp đệm và bì sâu. Sợi ở đây thô to và nhiều xếp thành bó nằm song song với mặt da, tế bào có ít.

Thành phần cấu tạo: Bì cấu tạo gồm 3 phần:

  • Sợi: Gồm có sợi keo, sợi đàn hồi, sợi lưới, chủ yếu là những sợi keo có hình dạng là những sợi thẳng không phân nhánh, xếp thành bó đan với nhau, cấu tạo bởi những chuỗi polypeptid. Sợi keo có thể bị phá hủy bởi men collagenase do vi khuẩn tiết ra. Còn sợi đàn hồi và sợi lưới thì có thể bắt nguồn từ sợi keo mà ra.
  • Chất cơ bản: Vô hình, nằm giữa các tế bào, sợi và những cấu trúc khác của bì. Đó là một mảng nhầy gồm trytophan, tyrosin, mucopolysacharid, protein, hyaluronic acid. Nó bị phá hủy bởi
  • Tế bào:

+ Tế bào sợi hình thoi hoặc hình amib, có nhân to hình bầu dục, có tác dụng làm da lên sẹo.

+ Mô bào hình thoi hoặc hình sao, nhân bé và đặc hơn, có thể biến thành thực bào, đại thực bào, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể.

+ Dưỡng bào (mast cell, mastocyte) có trong mạng lưới nội mô bì và ở mạch máu, thần kinh, các tuyến mồ hồi, tuyến bã, nang lông.

Mạch máu

  • Gồm động mạch nhỏ, tĩnh mạch nhỏ và mao mạch.
  • Chúng xếp thành 2 hệ thống: Hệ thống nông ở phần bì nhú và hệ thống sâu gần hạ bì. Hai hệ thống này thông với nhau và từ đó tỏa đi các nơi.
  • ở các ngón tay có những cấu trúc đặc biệt gọi là Đó là nơi động mạch nhỏ và tĩnh mạch nhỏ thông với nhau trực tiếp không qua mao mạch.
  • Mạch máu phân bố nhiều ở vùng mặt, môi, gan bàn tay, gan bàn chân, da vùng sinh dục và quanh hậu môn.

Mạch bạch huyết

Mạch bạch huyết có hai hệ thống nông và sâu, rất phong phú nhưng không thấy được với phương pháp nhuộm thông thường.

Sự phân bố thần kinh ở da bởi các thần kinh não tủy nhiều hơn là thực vật, có hai loại:

  • Thần kinh cảm giác: Tiếp nhận cảm giác sờ, áp, đau, nhiệt và ngứa.
  • Thần kinh giao cảm: Điều khiển các mạch máu, cơ nang lông, tuyến mồ hôi.

3. CÁC PHẦN PHỤ CỦA THƯỢNG BÌ

Gồm các tuyến mồ hôi, tuyến bã, lông, tóc và móng, có cùng nguồn gốc phôi học với thượng bì nhưng lại nằm ở lớp bì và bì sâu.

  • Tuyến mồ hôi nước (Eccrine gland- Glande eccrine)

Có mặt ở hầu hết các phần của da ngoại trừ môi, qui đầu, mặt trong bao qui đầu, âm vật và môi nhỏ, có chừng 140-340 tuyến trên mỗi cm2 da. Nhiều nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trán và nách. Mỗi tuyến có 2 phần: phần tiết và phần ống dẫn. Phần tiết cuộn lại nằm ở nội bì sâu, rất hiếm ở lớp trên của hạ bì, cấu tạo bởi 2 lớp tế bào: tế bào nhỏ đậm và tế bào sáng lớn, viền quanh là lớp tế bào cơ biểu mô dẹt. ống dẫn có 2 hàng tế bào nhỏ hình vuông, đi từ thân của tuyến và hướng lên trên thẳng góc với thượng bì và bị sừng hóa khi ra gần bề mặt da.

  • Tuyến mồ hôi nhờn (Apocrine gland-Glande apocrine)

Tuyến này có nhiều ở vùng nách, mi mắt, ống tai ngoài, vú, chung quanh hậu môn, vùng gần xương mu, âm hộ, bìu, quanh rốn.

Phần tiết cũng nằm ở mô bì sâu hay phần trên hạ bì, cấu tạo bởi một hàng tế bào hình trụ. Khi tiết mồ hôi, các tế bào bài tiết bị hủy một phần. Tuyến mồ hôi nhờn to hơn tuyến mồ hôi nước và ống dẫn của nó cũng có 2 hàng tế bào và đổ thẳng vào nang lông, đoạn trên tuyến bã.

  • Tuyến bã

Nằm cạnh nang lông và thông với nang lông bằng ống tiết.

Mỗi tuyến bã có nhiều thùy nhỏ. cấu tạo bên ngoài là những tế bào trẻ làm thành lớp đáy, rồi đến lớp tế bào trong to hơn, chứa đầy không bào, mỡ, nhân tế bào ở ngay trung tâm. Chất bã được tiết ra theo một ống dẫn thông với nửa phần trên của nang lông. Tuyến bã có nhiều nhất ở da đầu và không có ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.

  • Lông tóc

Hiện diện ở mọi nơi trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân, qui đầu, môi nhỏ. Đa số các sợi lông đều kết hợp với tuyến bã thành một đơn vị lông-tuyến bã. Lông tóc là một cấu trúc hóa sừng sinh ra từ nang lông. Lông thì gồm có một phần đâm ra da (phần tự do), một gốc chứa ở lớp bì. Nang lông là rễ của lông được bao quanh các vỏ và bao liên kết. Phần dưới là phần phình của rễ được gọi là hành lông chứa mầm sinh lông, Nang lông có dạng hình trụ, tận cùng ở bề mặt da, nơi đó dãn ra gọi là phễu, có thân lông đi qua. Các ống bài tiết của tuyến bã đổ vào nang lông ở ranh giới 1/3 trên và giữa. Thành của nang lông được phủ bởi tế bào biểu mô.

Lông tóc ở loài người phát triển theo chu kỳ tăng trưởng cũng như vận tốc mọc không giống nhau cho tất cả lông tóc.

Trung bình trên tất cả mặt da có khoảng 30-50 triệu sợi, tốc độ mọc khoảng 0,1-0,5 mm/ngày.

  • Móng

Là cấu trúc hóa sừng mọc ra trở thành móng. Móng gồm có 1 phần nằm trong rãnh móng, một thân cố định dính chặt vào giường móng và một bờ tự do, chung quanh móng là các lớp bên và lớp sâu.

4. HẠ BÌ (Hypoderm- Hypoderme)

Nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương, hạ bì là tổ chức đặc biệt hóa thành mô mỡ, ở phần trên của hạ bì có một số tuyến mồ hôi, nang lông, dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết.

Mô mỡ được cấu trúc bởi sợi keo, sợi đàn hồi, sợi lưới chia thành nhiều ngăn trong ô có tế bào mỡ là tế bào tròn, sáng, chứa đầy mỡ.

5/51 rating
Bình luận đóng