Khái niệm :

  • Tầm quan trọng của việc phát hiện trẻ bị điếc và nghễnh ngãng .
  • Điếc và nghễnh ngãng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em .
  • Nếu khôngđược phát hiện sớm và không có biện pháp giáo dục sớm thì điếc nặng sẽ trở thành câm , nghễnh ngãng sẽ chậm nói và nói ngọng .
  • Trí tuệ trẻ sẽ kém phát triển .
  • Tính nết trẻ thay đổi : Bướng bỉnh , cáu gắt ,dễ hờn dỗi .
  • Khoảng 1%0 trẻ em bị điếc nặng , 3% trẻ em bị nghễnh ngãng .
  • Nếu phát hiện sớm và phục hồi chức năng sớm thì kết quả tốt hơn nhiều : trẻ vẫn học tập và sinh sống bình thường được .

Nguyên nhân :

  • Điếc và nghễnh ngãng có thể xảy ra từ lúc mới sinh hoặc trong lứa tuổi nhỏ.
  • Điếc càng nặng , xảy ra ở lứa tuổi càng nhỏ thì hậuquả càng nghiêm trọng. Phát hiện càng sớm , giáo dục sớm thì kết quả càng tốt hơn .

Nguyên nhân chính :

  • Do di truyền và bẩm sinh .
  • Điếc từ lúc mới đẻ chiếm từ 30%- 40% do bố mẹ bị điếc , vợ chồng có họ hàng gần , lớn tuổi mới có con ,nhiễm độc , thiếu Iod, vợ hoặc chồng (nát rượu ), mang thai sau bữa rượu , bị nhiễm độc nặng trong mấy tháng đầu mang thai ..v.v..
  • Do đẻ non, đẻ khó , ngạt khi đẻ .
  • Do lúc nhỏ bị bệnh viêm màng não, viêm não .Tiêm thuốc Streptomycin, Gentamycin , kânmycin .v.v.. có thể gây điếc nặng .
  • Viêm ta giữa và viêm tai xương chũm xương chũm , sởi , quai bị , cảm cúm có thể gây ra điéc nặng hoặc nghễnh ngãng .

Cách phát hiện điếc và nghễnh ngãng đơn giản :

  • Theo bảng hướng dẫn theo dõi thính giác trẻ.
  • Theo dõi phản ứng của trẻ đối với lời nói và tiếng động quen thuộc hàng ngày .
  • Nếu phải nói to hoặc phải lặp đi, lặp lại nhiều lần trẻ mới nghe được ta nghĩ đến trẻ điếc hoặc nghễnh ngãng .
  • Khi đã nghi ngờ trẻ bị điếc hoặc nghễnh ngãng thì phải gửi đến chuyên khoa TMH đẻ khám và điều trị .
  • Khi phát hiện một trẻ bị điếc hoặc nghễnh ngãng . cần phải hỏi tiền sử của mẹ khi mang thai có mắc bệnh gì không ? có dùng thuốc gì không ? đẻ dễ hay khó ? trẻ có mắc bệnh gì và có dùng thuốc gì không ? .

Bảng hướng dẫn theo dõi thính giác trẻ . 

TuổiTiếng nói             trẻ bình thườngThính giác nghe-

hiểu    trẻ       bình

thường

Tình huống trẻ điếc nặngCác phát hiện đơn

giản

1 thángPhản ứng với

tiếng động mạnh

Gây tiếng động mạnh

thử phản ứng

trẻ

(ề )-(à)Không có biểu hiện

2- 5 thángTiếng động quen thuộcKhông có
6 thángTiếng động quen thuộcDù điếc nặng trẻ  vẫn (ề)- (à) biẻu hiện bên ngoài  dễ nhầm lẫn
12-
thángHiểu một vài từ cụ thểTrẻ trở nên yên lặng

– Hiểu nhờ nhìn mặt – Không quan tâm đến thế giới âm

thanh

 

Không có phản ứng với tiếng động quen thuộc . thăm dò bằng các đồ chơi phát âm ( chuông , lục lạc,

còi) tiếng động quen

 

Nói một vài từ
18- tháng
24 thángHiểu nhiều từ  thông dụngGây phản xạ quay  đầu , khi có tiếng  động .

 

Hướng xử trí và giáo dục phục hồi chức năng .

  • Đối với trẻ nghi bị điếc và nghễnh ngãng cần gửi đi khám chuyên khoa TMH. Để tìm ra cách xử trí phù hợp nhất .
  • Khi đã biết trẻ bi nghễnh ngãng bố mẹ cần biết rõ là bệnh có thể chữa khỏi và trẻ sẽ phát triển bình thường . Cần đi khám chuyên khoa TMH để có hướng giải quyết .
  • Nếu biết chắc trẻ bị điếc nặng bố mẹ có vai trò quan trọng bậc nhất trong giai đoạn đầu tiên của việc phục hồi chức năng cho trẻ .
  • Cần cho trẻ đeo máy trợ thính sớm nếu có điều kiện .
  • Duy trì và phát triển việc phát âm thanh cho trẻ .
  • Tập cho trẻ lưu ý , quan tâm đến thế giới âm thanh.
  • Khai thác các khả năng cảm thụ khác ( như thị giác , xúc giác ) thay thế phụ thêm cho thính giác .
  • Phát triển nhu cầu giao tiếp của trẻ.
  • Phát triển khả năng đọc hình miệng . Cần liên hệ với chuyên khoa TMH hoặc trường đặc biệt dạy trẻ điếc câm . Để có pháp phục hồi chức năng cho trẻ.

Phòng bệnh :

  • Giải thích cho các cặp vợ chồng đang độ tuổi sinh đẻ biết tránh các nguy cơ gây điếc cho trẻ (xem mục nguyên nhân ).
  • Lưu tâm thăm khám cho trẻ có nhiều nguy cơ và hướng dẫn cho các gia đình tự phát hiện điếc và nghễnh ngãng cho con em mình .
0/50 ratings
Bình luận đóng