Viêm tai giữa là một loại bệnh về tai do virus hoặc vi khuẩn ở trong bộ phận tai dẫn đến chứng viêm. Viêm tai giữa có thể chia làm 2 loại là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn tính, mỗi loại này lại chia ra thành viêm tai giữa có mưng mủ và viêm tai giữa không mưng mủ. Lâm sàng thường thấy xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Viêm tai giữa cấp tính không mưng mủ ở trẻ nhỏ thường thấy viêm đường hô hấp, không thấy triệu chứng đau tai và chảy nước ở tai, nhưng có thể xuất hiện những trở ngại nhẹ trong khả năng thính lực. Ngược lại, viêm tai giữa cấp tính có mưng mủ thường xuất hiện triệu chứng sốt, tai đau, thính lực suy giảm, mủ chảy ra ngoài tai, thậm chí có thể chuyển thành viêm tai giữa mãn tính.
Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh
Theo báo cáo, người dân Phúc Kiến – Trung Quốc thường dùng trà Thương nhĩ tử, có hiệu quả tốt trong điều trị chứng bệnh viêm tai giữa. Trà xanh trừ hoả giải độc, trong đó có một chất có thể khống chế sự phát triển của chứng viêm.
Các loại trà nên sử dụng
- Trà hoàng bá thương nhĩ
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam hoàng bá, 10 gam thương nhĩ, 3 gam trà xanh. Cho tất cả các nguyên liệu trên nghiền nhỏ, ngâm vào nước sôi 10 phút, sau đó đun sôi lên, chia làm 2 lần uống, mỗi ngày 1 lần.
Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt trừ táo, giải độc.
Chú ý: Loại trà này chủ trị viêm tai giữa cấp và mãn tính có mưng mủ. Nên nhớ rằng thân rễ thương nhĩ hơi có chút độc, khi dùng không nên dùng quá nhiều. Các nghiên cứu y học gần đây cho thấy, thành phần chủ yếu của hoàng bá là chất kiềm, có tác dụng tốt đối với việc bình ổn dương tính của cách lan dân và âm tính của vi khuẩn. Thương nhĩ thảo tính vị cay, đắng, hơi hàn, trừ phong giải độc, có tác dụng tốt trong điều trị bệnh viêm tai giữa. Nếu dùng chung cả 3 loại dược liệu, có hiệu quả rất tốt đối với người bệnh viêm tai giữa do gan mật thấp nhiệt. Những người âm hư hoả vượng mãn tính nếu mỗi lần dùng 10 gam, ngày dùng 2 lần tri bá địa hoàng, cũng có tác dụng rất tốt.
- Trà xác ve trị viêm tai
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá thanh trà, tế hạnh, lá sen mỗi thứ 25 gam; 3 gam xác ve, xạ hương 0,3 gam, hành đủ dùng. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào thái hoặc băm nhỏ, cho hành vào trộn thành dạng sệt, viên thành viên nhỏ, nhét vào tai.
Công dụng chữa trị: Tiêu viêm, chống khuẩn, thông kinh lạc.
Chú ý: Phương trà này thích hợp điều trị viêm tai giữa.
- Trà xương bồ, xuyên khung
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá trà, kinh xương bồ mỗi loại 3 gam; vỏ phấn đơn, xuyên khung mỗi loại 5 gam. Cho vào nước nóng hãm uống thay trà.
Công dụng chữa trị: Giải độc, hoạt huyết.
Chú ý: Phương trà này có hiệu quả điều trị tốt với chứng bệnh viêm tai giữa.
- Trà hoa cúc hoa hồng
Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa cúc, hoa hồng, trà xanh mỗi thứ 3 gam. Cho cả 3 thứ dược liệu trên vào trong cốc sứ, thêm nước nóng hãm, đậy nắp trong khoảng 5 phút sau là có thể dùng được.
Công dụng chữa trị: Bình gan trừ phong, tiêu đờm giảm áp.
Chú ý: Phương trà này có hiệu quả điều trị tốt với chứng bệnh viêm tai giữa.
Những điều cần ghi nhớ
Viêm tai giữa là một loại bệnh chiếm tỷ lệ phát bệnh cao nhất từ chứng bệnh viêm tai mũi họng. Cho nên, để giảm những bệnh tật làm giảm khả năng thính giác, tăng cường thể chất, cần đề cao chú ý đề phòng bệnh Viêm tai giữa. Để đề phòng bệnh viêm tai giữa, có thể bắt đầu từ những điểm sau đây:
Đề phòng trúng gió cảm mạo. Đa số viêm tai giữa có mưng mủ là do viêm nhiễm họng dẫn đến, mà loại viêm nhiễm này đa số xuất phát từ khi cảm mạo. Cho nên, khi cảm mạo, chỉ cần điều chỉnh hợp lý, có thể tránh được viêm tai giữa.
Cần nắm vững phương pháp bơi đúng đắn. Bơi là một môn thể thao rất tốt, nhưng nếu không nắm vững cách bơi, có thể sẽ dẫn đến chứng bệnh viêm tai giữa. Khi bơi, nhất định phải nắm rõ được phương pháp cơ bản là phải dùng miệng để hô hấp, dùng mũi để thải khí ra ngoài. Khi đạp nước, tốt nhất là nín thở hoặc làm động tác thở ra. Khi lặn, không nên có động tác hô hấp, cũng không nên nuốt khí, vì khi nuốt khí, áp suất của yết hầu hạ thấp, hơn nữa còn có thể khiến nước vào khoang mũi họng. Cũng có một bộ phận nhỏ của viêm tai giữa khi bơi sẽ nhận những chấn thương từ bên ngoài vào và xảy ra. Nguyên nhân là do áp lực bên ngoài tai đột ngột tăng cao, làm cho rách màng nhĩ, sinh ra viêm nhiễm. Đạp nước không đúng phương pháp, có thể khiến tai bị tác động của áp lực nước, hoặc khi lặn, bị tác động của người khác động vào, thường tạo ra những hậu quả như vậy. Phương pháp đạp nước chính xác là nên dùng 2 tay khoả nước qua đầu, bảo vệ phần tai, hai cánh tay đầu tiên phải nhập vào nước. Khi lặn, nên mở mắt, đề phòng bị người khác va vào, hoặc cũng để đề phòng không gây thương tích cho người khác. Những người bị viêm tai giữa, hoặc những người vừa mới chữa khỏi viêm tai giữa không nên đi bơi. Khi hệ thống hô hấp có viêm nhiễm cấp tính, sức đề kháng của cổ họng giảm đi, cũng tạm thời không nên đi bơi.
Đề phòng bệnh truyền nhiễm cấp tính. Viêm tai giữa còn thường thường là do thời kỳ truyền nhiễm bệnh phát sinh ra, nó thường hay nhiễm bệnh sau thời kỳ trẻ bị lên sởi, viêm màng não, sốt phát ban, nhiễm độc vi khuẩn lỵ, viêm phổi, cảm cúm. Ngoài những căn bệnh này làm cho sức đề kháng của trẻ giảm sút, vì do vi khuẩn vào bộ phận mũi họng, viêm tai giữa còn có thể lây truyền qua huyết dịch. Cho nên, làm tốt công tác phòng bệnh, cách ly và điều trị bệnh sớm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
Chú ý vệ sinh những bộ phận liên quan trên dưới trước sau với tai giữa. Các bệnh ở mũi và họng, ví dụ như viêm khoang mũi, viêm tuyến sinh dục v.v.., thường cũng dễ gây nên bệnh viêm tai giữa. Để bảo đảm sự khỏe mạnh của tai giữa, còn cần phải lưu ý trị những loại bệnh trên đây. Lâm sàng có rất nhiều loại bệnh lý như vậy, nếu có thể điều trị dứt điểm những căn bệnh đó thì không chỉ làm cho nguy cơ bị nhiễm cảm cúm giảm xuống, mà ngay cả bệnh viêm tai giữa mãn tính có mưng mủ cũng có thể chữa trị khỏi.