Muốn châm cứu đạt kết quả tốt phải châm đúng huyệt. Sách Tiêu u phú viết: “lấy 5 huyệt tìm 1 huyệt đúng, lấy 3 kinh tìm 1 kinh ắt chẳng sai”.
Mục lục
Đo để lấy huyệt:
Có thể dùng phương tiện để dò tìm vị trí huyệt một cách tương đối chính xác hoặc dùng mắt đo ước lượng vùng huyệt cho nhanh.
Cách chia đoạn từng phần cơ thể để lấy huyệt (cột độ pháp).
Các nhà châm cứu cổ xưa đã tìm ra được đơn vị chiều dài hợp lý (tấc phân đoạn) để thống nhất phần cơ thể với nhau. Sau nữa người ta tìm được sự tương đương giữa tấc phân đoạn với tấc đốt giữa ngón tay hay chiều ngang ngón tay… Đổ lấy những huyệt ở gần mốc cho nhanh… Tấc dùng trong sách châm cứu không biểu thị một độ dài qui định mã tuỳ theo từng người. Thí dụ nếp gấp khuỷu tay tới nếp gâp khớp cổ tay được chia làm 12 đoạn, mỗi đoạn là một tấc. Theo Linh Khu, chiều cao cơ thể là 75 tấc thì đầu dài 10 tấc, lưng dài 30 tấc. Cách phân chia này phù hợp với trí thức tạo hình hiện đại.
Trong hội họa, mẫu người chuẩn, cân đối có chiều dài cơ thể bằng bảy lần rưỡi chiều dài của đầu, chiều dài của lưng bằng 3 lần chiều dài của đầu.
Cách chia cơ thể từng đoạn dùng để lấy huyệt theo chiều dọc của các bộ phận như đầu, ngực, bụng tay, chân và lấy huyệt theo chiều ngang cơ thể ở đầu và ngực.
Dùng các phần ngón tay của người bệnh đo lấy huyệt.
Tấc đốt giữa ngón tay giữa: Thời xưa dùng tấc đốt ngón giữa tay giữa làm quy ước để từ đó tìm vị trí các huyệt trên cơ thể và gọi là “tấc đồng thân”.
Người bệnh co ngón tay giữa và ngón tay cái, áp hai đầu ngón tay vào nhau tạo thành một vòng tròn, nối hai đầu nếp gấp ngang ở hai đầu đốt giữa ngón tay giữa được chiều dài một “tấc đồng thân”.
Chiều ngang của bốn ngón tay : Bốn ngón tay 2, 3, 4, 5 duỗi thẳng, áp sát vào nhau. Chiều ngang tổng cộng của cả bốn ngón tay là 3 “tấc đồng thân”.
Lấy huyệt dựa vào các mốc giải phẫu, hình thái tự nhiên
Huyệt thường ở chỗ lõm cạnh một đầu xương, một ụ xương hoặc giữa khe hai xương, khe cơ gần giáp nhau, trên nếp nhăn của da. Người xưa dựa vào các đặc điểm tự nhiên này làm mốc xác định vị trí huyệt.
Dựa vào các điểm cố định trên Cơ thể:
Các bộ phận trên cơ thể có cấu trúc hình thái cố định và dễ nhận thấy như tai, mắt, mủi, lông mày được dừng để làm mốc lấy huyệt. Thí dụ : Tình minh gần khoé mắt trong, thừa tương ở chỗ lõm chính giữa dưới môi dưới, thính cung ở chân bình tai.
Dựa vào các nếp nhăn trên da:
Các nếp nhăn trên da thường được dùng làm mốc lấy huyệt.
.Thí dụ : đại lăng giữa nếp gấp cổ tay, thái uyên trên đầu nếp gấp cổ tay chỗ rảnh mạch quay…
Dựa vào đặc điểm xương :
Xương là những bộ phận thường cố định về hình thái, cấu trúc và vị trí (nhất là theo chiều dọc). Các sách cổ thường coi các đầu xương hoặc ụ xương làm mốc để lấy huyệt. Thí dụ : dương khê ở đầu mỏm châm quay, đại chuỳ ở dưới mỏm gai đốt sống cổ 7, tam âm giao ở sát bờ sau xương chày trên đỉnh mắt cá trong 3 tấc…
Dựa vào đặc điểm cơ gân:
Cách lấy huyệt này dựa vào đặc điểm của một tổ chức không cố định khi thay đổi tư thế. Do đó cần xác định tư thế sao cho các gân cơ ở vào vị trí mong muốn thì mới thấy huyệt. Thí dụ : kiểng gót chân cho cơ sinh đôi nổi rõ sau cẳng chân để lấy huyệt, thừa sơn ở đỉnh góc tạo bởi hai thân cơ tiếp giáp nhau.
Lấy huyệt dựa vào tư thế hoạt động của một số bộ phận cơ thể
Với cách lấy huyệt này người bệnh phải thực hiện một số động tác nhất định theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Thí dụ : người bệnh đứng thẳng hai tay buông thòng áp vào đùi, chỗ ngang với đầu ngón tay giữa là huyệt phong thị.
Lấy huyệt dựa vào cảm giác khi dùng ngón tay ấn trên da
Sau khi xác định huyệt bằng các phương pháp trên, để định vị huyệt chính xác hơn trước khi châm, dùng day mạnh trên vùng huyệt để tìm điểm cảm ứng rõ nhất.
Cảm giác của người bệnh :
Khi ấn lên da nếu là vùng huyệt, thường thấy cảm giác tê, tức, nặng hoặc như chạm vào dòng điện,
Thí dụ : khi ấn hoàn khiêu, cảm giác thấy như có dòng điện chạy thấu tới gót chân; khi ấn phong trì thấy tê tại chỗ và các vùng xung quanh hoặc lan rộng tới vùng mắt…
Cách này chỉ dùng đối với người lớn, trẻ em đến tuổi đi học và người bệnh có trạng thái tinh thần bình thường vì cần có sự trả lời chính xác của người bệnh.
Cảm giác của người thực hành châm cứu :
Khi ấn tay vào vùng huyệt, dựa vào cảm giác đau ở ngón tay, ta thấy huyệt thường ở những chỗ lõm hơn với vùng xung quanh. Khi ở trong một khe xương, khi nằm giữa các sợi gân cơ thể hiện dưới tay như chạm tới khe của một khối sợi dây cứng chắc.
Châm cứu hiện đại dùng máy đo điện trở da để xác định vị trí của huyệt.
BẢNG TÍNH TẤC TRÊN MỘT SỐ BỘ PHẬN CƠ THỂ
|