CÁC DƯỢC LIỆU CHỨA SAPONIN
Rau má – Centella asiatica Urb., họ Hoa tán – Apiaceae.
Thành phần tác dụng kháng khuẩn: Saponin, chủ yếu là asiaticosid có tác dụng lên Mycobacterium leprae. Tác dụng được giải thích do asiaticosid làm tan màng sáp của vi khuẩn.
Nhiều saponin thuộc nhóm spirostan, nhóm spirosolan, solanidan và olean đã được nghiên cứu, thấy có tác dụng chủ yếu là kháng nấm có trường hợp thấy kháng khuẩn. Sau đây kể một vài chất:
+ Tomatin, có trong cây cà chua nhiều nhất ở lá: hạt không có. Tomatin ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ở người: Candida albicans, Cryptococcus neoformans, Debaryomyces histolytica, Trichophyton mentagrophytes, T. enterdigitale, T. rubrum, T. gypseum, Epidermophyton floccosum, Microsporum audouini, Achorion gypseum, A. schoenleinii, Blastomyces dermatitidis, Coccidioides immitis và Histoplasma capsulatum. Tomatin còn ức chế nấm gây bệnh cà chua – Fusarium oxysporum f. lycopersici, một số nấm mốc khác như Aspergillus niger, Penicillium notatum và một số vi khuẩn: Staph. aureus, Bacillus cerus, B. mycoides, B. subtilis, E. coli.
+ Parillin (do sarsaparillosid bị cắt glucose ở mạch nhánh mà chuyển thành, xem chương saponin) có tác dụng kháng Candida albicans, Trichoderma mentagrophytes, Aspergillus niger.
+ Cyclamin, Primulasaponin (nhóm olean) ngoài tác dụng kháng nấm còn có tác dụng lên vi khuẩn Staph. aureus, E. coli.
Một số saponin còn có tác dụng ức chế virus cúm tip A trên thực nghiệm. Saponin của cam thảo có tác dụng mạnh nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.