Tai ngoài gồm vành tai và ống tai ngoài. Có lớp tổ chức dưới da mỏng (trừ dái tai) nhưng có hệ thống mạch máu và thần kinh phong phú nên bệnh ở tai ngoài gây đau nhức rõ rệt.

Bệnh tai ngoài có thể ảnh hưởng cả chức năng nghe (ở ống tai) và thẩm mỹ (ở vành tai).

 NHỌT ỐNG TAI NGOÀI

Là một bệnh thường gặp, nhất là vào mùa hè, do tụ cầu khuẩn.

Nguyên nhân:

-Do ngoáy tai bằng vật cứng, bẩn gây xước da ống tai.

-Do viêm ở nang lông hay tuyến bã.

-Đi bơi, nghịch cát ngoài bãi rồi ngoáy tai

  • Chẩn đoán

Đau tai là triệu chứng nổi bật, đau ngày càng tăng đữ dội, đau tăng khi nhai, ngáp, đau nhiều về đêm.

Nghe kém tiếng trầm, thường kèm theo ù tai

Có thể sưng tấy ở nắp tai hoặc sau tai.

Sốt nhẹ hoặc sốt cao khi viêm tấy toả lan.

Khám

-Ấn nắp tai hoặc kéo vành tai gây đau rõ rệt.

-Khám ống tai mới đầu thấy có gờ đỏ, chạm vào rất đau. Sau đó to dần và che lấp một phần ống tai, xung quanh tấy đỏ, ở giữa mọng mủ trắng. Nhọt ống tai ngoài có thể tự khỏi nhưng hay tái phát.

  • Xử trí

Tại chỗ: chườm nóng,giảm đau. Néu mới tấy đỏ thì chấm betadm ở đầu nhọt. Khi đã nung mủ ưắng dùng dao nhọn hay que nhọn ưích nhọt, tháo mủ và sát khuẩn.

Kết hợp dùng sulfamid hay kháng sinh toàn thân.

Trong y học dân tộc đùng miớc tỏi cũng có kết quả tốt

CẦN NHỚ

  1. Không ngoáy lấy ráy tai bằng vật cứng, bấn.
  2. Tiêm vaccin chống tụ cầu khuẩn khi bị tái phát nhiều lần.

VIÊM TẤY ỐNG TAI NGOÀI

Thường gặp do bơi lội, tắm biển

  • Nguyên nhân

Do sang chấn nhỏ ờ ống tai ngoài: ngoáy tay, vật cứng khi có nước hay cát vào tai

Còn gặp do mủ, dịch ở tai giữa bị bít, đọng trong ống tai.

Chẩn đoán

– Lúc đầu ngứa trong ống tai sau trở nên nóng, rát như bỏng,vài ngày sau đau dữ dội

– Cũng gặp nghe kém và ù tai

-Khám

+ Kéo vành tai, ấn nắp tai gây đau rõ rệt

+ Da ống tai nề đỏ, sau đỏ ống tai bị hq) lại do sưng nề và ứ dịch vàng, có thể bong từng đám biểu bì trắng.

+ Nếu không được điều trị sẽ thành da bị hoại tử gây sẹo chít hẹp hay sùi lấp ống tai ngoài.

  • Xử trí

Chườm nóng ngoài tai hoặc chiếu tia hồng ngoại, làm giảm đau tại chỗ, đặt bấc thấm glycerin bôrat 2% hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào ống tai.

Kết hợp dùng sulfamid hay kháng sinh toàn thân, Y học dân tộc dùng nước hẹ tươi cũng có kết quả tốt.

CẦN NHỚ

  1. Dùng bông sạch lau khi nước vào tai hoặc kéo vành tai lên trên nghiêng đau, day nhẹ nắp tai cho nước chảy ra.
  2. Lau rửa tai hàng ngày khi bị chảy tai.

VIÊM SỤN VÀNH TAI

Nguyên nhân

Có thể do tụ máu vành tai, nhưng thường do nhiễm tụ cầu sau sang chấn (gãi gây xước) hay sau chấn thương (đụng, dập) hoặc do viêm tấy vành tai hoá mủ gây hoại tử sụn làm cho sụn bị co rúm.

Chẩn đoán

-Ban đầu chỉ thấy ngứa rát, hơi đau nơi bị sây sát (thường ở phần trên vành tai) sau đó có biểu hiện nóng, đỏ, sưng.

-Khi viêm tấy thành mủ đau tăng rõ rệt, sưng ngày càng tăng, sờ nóng, làm mất các nếp sụn ờ vành tai.

Viêm sụn hoại tử: đau dữ dội sưng tấy căng mọng lan rộng cả một phần của vành làm mất các hố và nếp của vành tai,cả mặt trước lẫn mặt sau vành tai.

Nếu không được xử trí tốt sụn bị hoại tử. Vùng sưng tẩy hóa mủ và vỡ mủ làm cho vành tai bị co rúm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Xử trí

  • Toàn thân

Tuỳ theo mức độ viêm và toàn trạng bệnh nhân để sử dụng kháng sinh. Đối với viêm sụn hoại tử cần dùng kháng sinh phối hợp và liều cao, lưu ý cho kháng sinh chống vi khuẩn kỵ khí.

  • Tại chỗ

-Khi mới viêm tấy da vành tai,chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng,sát khuẩn vết xước bằng cồn iod.

-Khi đã viêm mủ, hoại tử sụn: phải trích rạch rộng tháo mủ, nạo bò hết các mảnh sụn hoại tử.

-Băng ép chặt vành tai để tránh sưng tấy tái phát.

-Để chống viêm, hoại tử sụn có thể chấm nitrat bạc, acid boric, đặt bấc vàng cloroform hoặc tiêm vitamin c hay kháng sinh tại chỗ.

cần phải theo dõi sát diễn biến của bệnh, dùng kháng sinh đầy đủ, tránh hoại tử sụn gây hẹp co rúm vành tai.

CẦN NHỚ

  1. Không chườm vùng tai thái dương bằng vật cứng quá nóng như hòn gạch nướng, dễ gây bỏng, tụ máu xây sát vành tai.
  2. Sát khuẩn, chấm cồn iod tại chồ ngay khi bị xây sát ở vành tai.
  3. Cần khám và điều trị tích cực, tránh hoại tử sụn.

CHÀM TAI NGOÀI (ECZEMA)

Thường gặp ở trẻ nhỏ.

  • Nguyên nhân

-Do mủ, thường là mủ nhầy, chảy thường xuyên hay ứ đọng lâu. Chàm từ ống tai lan ra vành tai.

-Do dị ứng, chàm có thể từ đầu, cổ lan đến vành tai và vào ống tai; cũng có thể từ tai lan ra đầu cổ.

  • Chẩn đoán

-Da vùng tai ngoài ngứa, mẩn đỏ, mọc các mụn phỏng nhỏ chứa dịch nhầy trong. Các mụn phỏng vỡ thành các vẩy màu nâu, mỏng phủ lên trên.

Nếu chàm khô: da ngứa, mẩn đỏ, dày lên, cũng có những mảnh biểu bì nhỏ trắng đục hoặc màu xám nổi thành vảy, dễ bong ra.

Do ngứa nên trẻ thường hay gãi gây xây xước dễ bị nhiễm khuẩn tạo thành chàm nhiễm khuẩn với những mụn loét nhỏ, nóng, có mủ, trên bề mặt có vẩy nâu cứng có thể gây viêm tấy rộng cả tổ chức dưới da vùng sau tai; thái dương.

  • Xử trí

Tại chỗ

-Lau sạch mủ ở ống tai,nếu có.

-Rắc bột ôxyt kẽm hoặc bôi thuốc mỡ oxyt kẽm.

-Nếu nhiều dịch ướt, bôi bằng dung dịch nitrat bạc 5%.

-Nếu có nhiễm khuẩn thành mủ bôi xanh methylen.

Toàn thân

Tăng sức đề kháng, dinh dưỡng tốt, chống dị ứng.

VIÊM TAI NGOÀI ÁC TÍNH

Chỉ gặp ở người già, bị tiểu đường, người suy giảm sức đề kháng, bệnh suy giảm miễn dịch, HTV…

  • Nguyên nhân

Bệnh lý có tính toàn thân

Do khuẩn đặc biệt Pseudomonas aeruginosa.

  • Chẩn đoán

Đau tai dữ dội, bất thường ở tai ngoài

Khám tai có thể thấy các hạt hoại tử và mảnh xươmg chết.

Khi có dấu hiệu liệt mặt hay tổn thương các dây thần kùứi sọ não khác.

Nhiễm trùng nặng toàn thân và có triệu chứng sọ não.

Chụp CT tai cho thấy có tổn thương tiêu xương, xương chết lan rộng.

  • Xử trí

Khảng sừửi mạnh, đặc hiệu với ciprofloxacm hay gentamycm tiêm tĩnh mạch nhiều ngày sau khi hết đau tai.

Cho thuốc giảm đau mạnh.

Nâng cao sức đề kháng, thể trạng.

CẦN NHỚ

  1. Tử vong cao và bất thường
  2. Tuy gọi là ác tính nhưng không phải là ung thư
  3. Cần theo dõi chặt chẽ, làm xét nghiệm máu hàng ngày
  4. Điều trị kéo dài ngay cả khi đã hết triệu chứng
0/50 ratings
Bình luận đóng