BÍ NGÔ

Tên khác: Bí thơm, Bí ngô, Bí rợ.
Tên khoa học: Cucurbita moschata (Duch.ex Lamk.) Duch. ex Poir.; thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
Tên đồng nghĩa: C. pepo L. var. moschata Lamk.
Mô tả: Cây thảo hằng năm, thân có lông dày, mềm; vòi chia thành nhiều nhánh. Lá hình tim, tù có răng 5-6 thuỳ hình góc màu lục sẫm, thường có đốm trăng trắng, cuống lá dài 8-20cm. Hoa đơn độc màu vàng, không thơm. Quả to hình trụ hay hình chuỳ; vỏ quả màu lục đen, vàng hay đỏ, cuống quả dài 5-7cm, có cạnh, phình rộng ở chỗ dính; thịt có nhiều bột, vàng, dẹp, dài 10-12mm. Ra hoa tháng 7-8; có quả tháng 9-10.
Bộ phận dùng: Hạt (Semen Cucurbitae); thường gọi là Nam qua tử. Quả cũng được dùng.
Phân bố sinh thái: Cây có nguồn gốc ở Viễn Ðông, thường được trồng ở đồng bằng và trung du các tỉnh phía Bắc của nước ta.
Thành phần hoá học: Hạt chứa cucurbitin, lipid, protid và glucid các vitamin B, C, A, P. Các acid amin thường gặp ở Bí ngô thơm và arginin 12,2%, histidin 2,22%, lysin 2,76%, threonin 2,58%, leucin 8,0%, isolencin 5,1%, valin 6,5%, tyrosin 4,36%, tryptophan 1,74%, phenytalanin 7,2%, methionin 2,31%, cystin 1,12%.
Tính vị, tác dụng: Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình; có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.
Công dụng: Hạt Bí thơm dùng trị sán xơ mít và sán Ostriocephalus, giun đũa, phụ nữ sinh đẻ chân tay phù thũng, ho gà, trĩ rò. Quả cũng dùng như các loại bí khác chữa viêm đường tiết niệu, viêm ruột, lỵ, mất ngủ, suy nhược, thiểu năng thận, khó tiêu, táo bón, đái đường, bệnh về tim.
Cách dùng, liều dùng: Thịt quả dùng nấu ăn hoặc dùng ép lấy nước tươi uống nhuận tràng. Dùng ngoài, đắp vết bỏng, vết sưng, áp

xe, hoại thư lão suy. Ðể trị giun, người ta nghiền 30-50g hạt, trộn với mật ong dùng uống 3 lần cách nhau nửa giờ một. Sau đó uống một liều thuốc xổ. Trẻ em dùng liều nhỏ hơn uống trong nhiều ngày, sau đó mới xổ.

5/51 rating
Bình luận đóng