Có khoảng hơn 15 loài vi khuẩn Lao không điển hình trong môi trường (từ nước, đất, cây, súc vật). Chúng ít gây bệnh và không là nguồn nhiễm giữa người với người. Có sự gia tăng theo dịch nhiễm HIV. cấy khó, một vài loài chỉ được phát hiện nhờ sinh học phân tử.
Các vi khuẩn Lao không điển hình chủ yếu gây tổn thương ở da và mô mềm, viêm hạch, tốn thương phổi và các thể lan tỏa ở người suy giảm miễn dịch. Sự tiêm nhiễm vi khuẩn qua da do da bị rách hở vì tai nạn hay do một số điều trị như chích thuốc, phẫu thuật hoặc thứ phát bằng đường bạch huyết và máu.
LÂM SÀNG CÁC THƯƠNG TỔN LAO KHÔNG ĐIỂN HÌNH
Mycobacterium abscessus
Thuộc nhóm Mycobacteria sinh sản nhanh, ít gây bệnh, hiếm khi gây áp-xe, có nguồn gốc do thuốc.
Áp-xe lan tỏa được mô tả ở những người suy giảm miễn dịch và ở người thẩm phân lọc máu.
Mycobacterium avium nội tế bào
Tiêm nhiễm ở da tạo nên nốt viêm, áp-xe hay viêm hạch.
Những ca Lupus vulgaris đã được mô tả và hệ gene của vi khuẩn đã được tìm thấy trong bệnh Sarcoidose.
Là nguyên nhân chủ yếu của sự lan tỏa bệnh có liên quan nhiễm HIV mà hiếm khi kết hợp với thương tổn da nhưu mềm lây, Mụn mủ dạng thủy đậu, sẩn ngứa nốt.
Mycobacterium chelonae
Sinh sản nhanh, cho những áp-xe dạng giống Sporotrichose nguồn gốc chấn thương hay do điều trị.
Dạng nặng lan tỏa ở người suy giảm miễn dịch.
Mycobacterium fortuitum
Là nguyên nhân thường gặp của Lao da không điển hình sau M. marinum.
Thương tổn đa dạng: sẩn nốt, loét, phân bố giống Sporotrichose.
Tổn thương giác mạc cũng được ghi nhận.
Mycobacterium haemophilum
Khó cấy, gây những loét, nhiều nốt, áp-xe dưới da và thương tổn lan tỏa. Vài ca viêm xương tủy được mô tả.
Mycobacterium kansasii
Gây thương tổn phổi, ở da thì hiếm, đôi khi có dạng Ban Lao sẩn hoại tử.
Mycobacterium marinum
Là nguyên nhân thường gặp trong bệnh Lao da không điển hình gây bệnh u hạt hồ bơi. Tiêm nhiễm qua da sau một chấn thương nhỏ, thường ở vùng nhô lên của xương (đầu gối, cùi chỏ, bàn tay, chân, mặt).
Thời gian ủ bệnh trung bình là 3 tuần. Thương tổn đầu tiên là những sẩn không đau diễn tiến thành nốt viêm hay những mảng vảy có thể dẫn tới loét, phân bố giống bệnh Sporotrichose dọc theo đường bạch huyết, không gây tổn thương hạch, có thể kèm theo viêm khớp hay viêm màng bao hoạt dịch (ténosynovite).
Xét nghiệm trực tiếp thường âm tính. Chẩn đoán dựa vào bệnh sử lâm sàng, mô học và cây. Thử nghiệm trong da với marinin không còn được dùng nữa.
Điều trị bằng kháng sinh kết hợp như Rifampicin 300-600mg/ngày và Ethambutol 900- 1500mg/ngày hoặc đơn hóa trị liệu bằng Co-trimoxazole 2 viên X 800/160mg/ngày hoặc Minocycline100mg/ngày. Thời gian điều trị 6 tuần hay hơn. Có thể phẫu thuật trong vài trường hợp.
Mycobacterium ulcerans
Là tác nhân gây loét Buruli (ở Uganda) hay loét Baimsdale (ở úc) điển hình là sự lan rộng thành những loét sâu, thường xảy ra ở những vùng gian chí tuyến (intertropicale) như Uganda, Cộng hòa Congo, Côte d’Ivoire, úc, Nam Mỹ.
Thường ở trẻ em không mang giày dép đi trên cỏ gần dòng nước.
Là vi khuẩn Lao độc nhất tiết độc tố gây hoại tử mỡ dưới da.
Khởi đầu là một nốt hay viêm mô tế bào (ở đùi, cánh tay, thân mình). Diễn tiến nhanh thành mảng loét hoại tử, loét khổng lồ, không đau, kết hợp biến chứng xương khớp đa dạng.
Chẩn đoán dựa trên lâm sàng, dịch tễ học và mô học trong giai đoạn đầu có hoại tử quanh mô mỡ kết hợp với nhiều trực khuẩn và ở giai đoạn trễ là những u hạt dạng lao.
Cấy Mycobacterium ulcerans rất khó, đôi khi cần các xét nghiệm sinh học phân tử để xác định chẩn đoán.
Điều trị bao gồm phẫu thuật và ghép da nhất là tại những vùng khớp kết hợp với điều trị kháng sinh như Clofazimin, Rifampicin hay Trimethoprim-sulfamethoxazole.
Điều trị hỗ trợ bằng liệu pháp nhiệt.
Các loài khác
Có nhiều loài gây bệnh trong các thể lan tỏa, ở những người suy giảm miễn dịch.
Thường có biểu hiện gây sốt, tiêu chảy, nổi nhiều hạch, gan lách to và hiếm hơn là thương tổn phổi.
Các thương tổn da thì hiếm, là những nốt viêm mạn tính.
Bảng tóm tắt các bệnh Lao da không điển hình ở người:
Loài Mycobac terium | Da mô mềm | Lan tỏa | Phổi | Hạch | Điều trị |
abscessus | Điển hình | Cắt lọc, Amikacin, Clofazimine,’ Clarithromycin | |||
avium | Hiếm | Điển hình | Điển hình | Hiếm | Clarithromycine, Aazithromycine, Ethambutol |
choloneae | Điển hình | Hiếm | Giống Mycobacterium abscessus | ||
fortuitum | Điển hình | Hiếm | Hiếm | Amikacin, Ciprofloxacin, Sulfamides, Clofazimine, Clarithromycin |
genavense | Điển hình | Hiếm | Giống Mycobacterium avium | ||
gordonae | Hiếm | Hiếm | Doxycyclin | ||
haemophilum | Điển hình | Điển hình | Giống Mycobacterium avium | ||
intracellulare | Hiếm | Hiếm | Hiếm | Hiếm | Giống Mycobacterium avium |
kansasii | Hiếm | Hiếm | Điển hình | Hiếm | RIF, INH, Ethambutol, Sulfamides, Clarithromycin |
malmoense | Hiếm | Hiếm | Giống Mycobacterium avium | ||
marinum | Điển hình | Hiếm | Trimethoprim-sulfamethoxazole, Doxycycline,RIF, Ethamb- utol, Quinolones mới? | ||
simiae | Hiếm | Hiếm | Giống M. avium | ||
szulgai | Điển hình | Hiếm | RIF, Ethambutol, INH | ||
ulcerans | Điển hình | Làm sạch, Trimethoprim-Sulfamethoxazol, RIF, Clofazimine | |||
scrofulaceum | Hiếm | Hiếm | Điển hình | Giống Mycobacterium avium | |
xenopi | Hiếm | Hiếm | Giống Mycobacterium avium |
Tóm lại, đây là những thể bệnh tương đối ít gặp, việc cấy và định danh loài vi khuẩn gây bệnh vẫn còn giới hạn trong thực hành. Biểu hiện lâm sàng ở da thường là các sẩn cục tiến triển đến loét, viêm mạn tính. Do những tiến bộ trong trị liệu, tiên lượng bệnh cũng được cải thiện tốt hơn