Bệnh nhân mắc phải căn bệnh không kìm chế được tiểu tiện thì rất khó chịu bởi vì bệnh nhân không thể tự kìm chế được chính mình, mà đi nhiều lần trong ngày hay tháng và ở một nơi không thích hợp.
Nguyên nhân:
Người mắc bệnh này có thể do các tiền sử về bệnh tiết niệu, phụ sản khoa về phẫu thuật ở khu vực khung chậu.
Môi trường và quá trình sử dụng thuốc là yếu tố rất thuận lợi để nẩy sinh và phát triển căn bệnh này.
Hay bị ảnh hưởng do yếu tố khách quan: khi ra chỗ lạnh, khi thấy nước chảy và hay bị cảm xúc.
Do ứ đầy nên nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang một cách tự nhiên.
Triệu chứng:
Người bệnh mót đái, đái thành nhiều lần, nhưng mỗi lần chỉ một ít.
Điều trị:
Muốn xác định rõ ràng, bệnh nhân có mắc chứng bệnh này không thì phải được khám và làm các xét nghiệm. Khi làm xét nghiệm cần phải xác định lượng nước tiểu ứ lại sau lần tiểu tiện.
Khám trực tràng để kiểm tra trương lực, thấy phát hiện sa bàng quang, cơ treo yếu. Khám âm đạo để kiểm tra trương lực, thấy phát hiện sa bàng quang, cơ treo yếu.
Người bệnh phải chú ý tìm hiểu kỹ các yếu tố gây tình trạng không kìm được tiểu tiện.
Phải tìm hiểu xem bệnh nhân có ý thức được căn bệnh của mình hay không và phải có ý thức điều trị nó.
Bệnh nhân còn khả năng cải tiến được mức độ hoạt động các cơ bài tiết không.
Phải tìm hiểu xem nơi tiểu tiện và quần áo của người bệnh có thuận tiện không. Nguyên nhân do sử dụng thuốc (thuốc ngủ, thuốc lợi tiểu, thuốc tác động trên thần kinh giao cảm) để điều trị cho đúng nguyên nhân căn bệnh.
Khi khám bàng quang phải phòng chống nhiễm trùng tiết niệu, cho các thuốc kháng cholinergic như: oxybru-tinine 1/2 viên một ngày đến 1 viên một ngày, sau đó 2 viên.
Buthyl theffoscine brmure 1 viên/ 3 lần một ngày.
(Chú ý: Những loại thuốc trên không được dùng khi bị bệnh dị vật đường tiết niệu nó sê gây ra chứng ứ nước tiểu, lú lẫn, khô mồm, táo bón.
Điều trị niệu đạo: Phải chú ý điều trị nhiễm trùng tại chỗ.
Không kìm được tiểu tiện kể cả lúc bệnh nhân gắng sức thì phải điều trị suy cơ vòng, dùng Alpha giống thần kinh giao cảm như Vitaminée Isopropamide 3 viên/ngày (dùng từ 15 ngày – 2 tháng Oestrgène liệu pháp: (Không nên dùng với bệnh nhân bị ung thư vú, tử cung, bệnh huyết khối tắc nghẽn).
Khi đã mãn kinh, dùng Estradiol (20mg)
Tiêm 1/2 liều xuyên da / ngày trong 21 ngày mỗi tháng.
Progesterone 1-2 viên / uống trong 10 ngày mỗi tháng.