Ô LONG VĨ (bồ hóng)

Tên khoa học: Fuligo ligni, F. sptendens
Bộ phận dùng: Dùng thứ bồ hóng đốt bằng củi ở các lò sưởi, ở các đỗ vật gác lên bếp, không dùng thứ đốt bằng các loại khác: than, quả bàng v.v…
Khi lấy nên phẩy nhẹ bỏ bụi ngoài, lấy thứ vẩy đen đóng đặc ở trong. Bồ hóng giòn, óng ánh sáng, mùi khó chịu và xốp nhẹ hơn nhọ nồi (bách thảo sương).
Thành phần hóa học: nước hòa tan được 2/3, chứa các loại muối ammôn và các loại muối khác; có pyridin và một chất đặc biệt (vàng, cay và đắng) gọi là asbôlin, trong chất này có pyrocatechol.
Tác dụng: Chỉ huyết, tiêu tích, lợi thủy.
Công dụng:
Tây y: Dùng ngoài trị lác, lơ ghẻ, ung nhọt, bị loét, diệt chấy rận, nước bồ hóng, còn dùng trị phỏng.
Đông y: Trị thổ tả, tích thực, đau bụng, nôn mửa, chảy máu (răng, mũi) mụn nhọt, thịt thừa trong mũi.
Liều dùng: Ngày dùng 4 – 8g.
Kiêng kỵ: không
Cách bào chế:
Theo Tây y: Rửa sạch phơi khô, tán nhỏ; dùng dưới dạng thuốc nước bồ hóng, thuốc sắc, làm cao, làm cồn và thuốc mỡ.
Theo Đông y: lấy thứ bồ hóng bám ở dưới xà nhà bếp, đốt cháy hoặc sao cháy cho hết khói, tán nhỏ mịn lấy bột dùng (Lý Thời Trân).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Dùng rây thưa loại bỏ tạp chất. Cho vào thùng tôn cứ 1kg cho vào 8-10 lít nước thường, đánh đều, đun sôi, thấy bọt nổi lên đến miệng thùng thì vớt ra đổ vào một cái chậu có bịt vải, nước ở chậu lại đổ vào thùng để đun. Khi nào hết bọt thì bỏ xuống, vừa quấy nhẹ vừa gạn lấy nước, bỏ cặn vì có lẫn tạp chất. Có trên lửa cho gần khô thì cho vào tủ sấy cho thật khô, tán bột dùng.
Làm như vậy, thứ bồ hóng đun củi thì 1kg được 700g bột, nếu thứ đun bằng rạ chỉ được 300 – 400g bột.
Đem bồ hóng rây kỹ cho nhỏ, rửa bằng nước (1kg bồ hóng dùng 30kg nước), quấy lên, bọt nổi lên thì bỏ đi. Để nước đứng im

cho lắng xuống, gạn bỏ nước (nước có màu nâu hồng) vớt lấy 3/4 cặn ở trên, còn 1/4 chỗ cặn còn lại bỏ đi vì lẫn tạp chất. Cặn lấy được phơi hoặc sấy khô, không nên nấu.

Có người dùng nước gạn ấy để sắc thuốc thang (cách này thường dùng hơn cả).

5/51 rating
Bình luận đóng