MẠCH NHA

Tên khoa học: Quả chín của cây Đại mạch (Hordeum vulgare L., Hordeum sativum Jess.), họ Lúa (Poaceae), làm mọc mầm, sấy ở nhiệt độ dưới 60°C.
Họ lúa (Poaceae)
Bộ phận dùng: hột lúa mạch mì đã có mầm, Hột khô chắc cứng, mọc mầm đều, còn đủ mầm, không ẩm mốc, không nát là tốt,
Xưa nay ta vẫn dùng hột đại mạch nghĩa là mạch nha không mầm, phơi khô, như thế là không đủ. Nên dùng cốc nha tức là hạt thóc tẻ (Oriza sativa L) thóc chiêm ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô.
Thành phần hóa học: Mạch nha và cốc nha có thành phần hóa học giống nhau, có tinh bột, chất béo, protid, men chuyển hóa đường (mantose, saccharose glucose), sinh tố B, lexitin; các men amylase, mantase.
Tính vị – quy kinh:
Vị mặn, tính ôn (mạch nha)
Vị ngọt, tính ôn (cốc nha)
Cả hai loại cùng vào hai kinh tỳ và vị.
Tác dụng: Tiêu hóa, hạ khí ức, tiêu tích.
Công dụng: Trị cam tích trẻ con, trị thực tích.
Liều dùng: Ngày dùng 12 – 16g.
Kiêng kỵ: người có thai hoặc đang cho con bú thì không nên dùng (mất sữa).
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Dùng thứ lúa mạch hột to, ngâm vào nước cho mềm thấu, vớt ra để ráo nước, ủ độ 5 – 6 ngày cho hấp hơi nóng, mọc mầm rồi phơi khô, khi dùng làm thuốc thì sao cho giòn, xát bỏ vỏ.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Ta không có và cũng

không nhập mạch nha nên chỉ dùng đại mạch, sao qua cho vàng để dùng.

Bảo quản: Rất dễ mốc, mọt; để nơi khô, râm mát, đựng lọ kín.

5/51 rating
Bình luận đóng