Sinh mạch tán (còn gọi là sinh mạch ẩm)
Thành phần:
Nhân sâm 10g
Mạch môn 15g
Ngũ vị tử 6g
Cách dùng: Sắc nước, không câu nệ thời gian uống. Hiện nay, Sắc 1 tễ 3 lần, một ngày uống hết.
Công dụng: Ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn.
Chủ trị:
- Thử nhiệt mồ hôi nhiều, hao khí thương dịch. Mệt nhọc, đoản hơi, đoản khí, họng khô, miệng khát, mạch hư tế.
- Chữa chứng ho lâu ngày do phế khí hư, thương tổn cả khí lẫn âm gây đờm ít, thở ngắn, tự hãn, miệng khô, lưỡi khô, rêu mỏng, ít tân, mạch hư sác hoặc hư tế.
Phương giải: Sinh mạch tán từ phương dược thấy rất đơn giản: Nhân sâm, Mạch môn, Ngũ vị. Nó điều trị đại nhiệt thương khí, hãn xuất âm thương. Do nhiệt thương khí, khí thương thì thành khí hư. Lại do nhiệt khiến mồ hôi ra, như vậy tạo thành khí âm lương hư. Mà khí âm lưỡng hư này là nói tông khí hư, tâm phế khí hư trong ngực, nên mạch hư sác, lưỡi đỏ nhạt, rêu rất mỏng, trên rêu khá khô.
Chính vì đại nhiệt mà thương tổn, nên cần suy xét đến khí, lại cần suy xét đến âm. Nên đầu tiên dùng Nhân sâm đại bổ nguyên khí, trên cơ sở bổ nguyên khí dùng mạch môn. Từ đây cũng có thể lý giải được tác dụng của mạch môn là gì, và chứng mà nó trị có phù hợp không. Mạch môn có thể bổ chô nào của âm? Âm phế vị. Có liên quan tới tâm âm không? Ở đây điều trị trọng điểm là tâm phế. Đã nói ở trên, khí thương chủ yếu là tông khí ở ngực thương chính là chỉ khí của tâm phế. Vì tông khí là hành hô hấp, quán tâm mạch. Cái gọi là tông khí chính là chịu trách nhiệm hít thở của phế và chức năng tim đập, mạch thông. Hai vị thuốc hợp lại làm quân thần tương phối, bổ khí dưỡng âm. Vì các chứng trạng sinh ra chính là do đại nhiệt gây thương, khí âm lưỡng hư. Như vậy do đại nhiệt, do khí hư, nên cần dùng Ngũ vị tử để thu liễm khí hao tán. Ngũ vị tử trong tiểu thanh long thang nhấn mạnh nó là thu liễm phế khí, ngoài thu liễm phế khí còn có thể ôn thận, có thể liễm tâm khí. Tác dụng ôn thận của nó cũng là ôn thận khí, liễm thận khí, có nhiếp thận khí. Nói nó thu liễm tâm khí thì không được nhiều, trong trung dược bản thảo trước đây nói không nhiều, đều nhấn mạnh nó là thuốc phế thận,nhưng từ rất sớm như đời Đường “bị cấp thiên kim yếu phương” thì đặc biệt nhắc đến, tháng năm cần uống Ngũ vị tử dưỡng tâm khí. Vì tháng năm là khi tâm khí đang lạnh, tâm khí dễ hao tán. Khi đó chính là mộc vượng sinh hỏa, nên khí hỏa nhiệt dễ hao tán tâm khí. Nên hôm nay thuyết pháp này, cần nhớ lại thử nhiệt, thử nhiệt thương khí, thử nhiệt thương tâm đã giảng trong khứ thử tễ. Do đó trị thử cần thanh tâm lại tiểu tiện, cái này đều là thứ nhất quán. Ở đây đặc biệt cần nhân mạnh tác dụng thu liễm tâm khí của Ngũ vị tử , chính do ba vị này phối hợp lẫn nhau tức có thể bổ khí lại có thể bổ âm, như vậy tông khí đủ, âm cũng được khôi phục, do đó mạch sẽ được khôi phục. Sinh mạch ở đây cũng không phải chỉ mạch không có chút nào, mà là mạch hư sác, mạch vi. Do đó phương tễ này xem ra rất đơn giản, rất nhỏ nhưng trên lâm sàng cã ý nghĩa của nó. Phàm thuộc tâm phế khí hư mà không có ngoại tà, thực nhiệt (vốn khú hư không phải nhiệt, khí hư lại có âm hư mới thành nhiệt) thì có thể dùng nó điều trị, để ích khí dưỡng âm bổ tâm phế. Đặc điểm của nó chính là ở đây.
Có khi nó cũng có thể dùng đơn độc hoặc cùng các phương tễ bổ phế chỉ khái khác dùng để điều trị khái thấu phế hư. Ở đây cần chú ý chính là bệnh nhân phải không có đàm hoặc đàm rất ít, tuyệt không thể dùng cho người đàm thấp. Đây là do phế khí hư, phế âm hư, phế có nhiệt, nhiệt trong phế rực lên hao tân dịch, do đó mà một ít đàm sinh ra, nên gọi “ dực dịch thành đàm”. Đàm ở đây rất ít, trắng, dính, thường do phế nhiệt phế táo, ho mà không có đàm, ho khan. Nếu là bệnh ho đàm, chính là ho có đàm, đàm nhiều, khi thấp đàm nhiều tuyệt đối không thể dùng phương tễ này.
Hiện nay đối với sinh mạch tán nhấn mạnh nó có thể thăng huyết áp, cứu thể khắc (dấu hiệu sinh tồn ?). Vấn đề này có tác dụng tương đồng với tứ nghịch thang, nhưng Trung y dùng còn cần xem xét. Tứ nghịch thang và sinh mạch ẩm là hai chuyện, một là hồi dương cứu nghịch, là khi dương khí đại hư, âm thịnh dương vi, dương khí muốn thoát cứu dương, một là khí âm lưỡng hư do tâm khí hư không thể chủ huyêt mạch, lại thêm âm cũng hư, nên mạch thì vi, thậm chí mạch không có. Nên dù hiện nay nói đến hai phương cùng có thể nâng huyết áp, khi sử dụng vẫn cần chú ý biện chứng.
Ngoài ra, nhân tiện giới thiều một chút sinh mạch tán còn thực sựu có thể sinh mạch. Một dịp ngẫu nhiện tôi gặp được một bệnh nhân tâm phế tim ngừng đập, tây y thì dùng máy sốc tim để cấp cứu. Trong tình trạng này, tim đập số nhịp có thể căn cứ nhu cầu điều chỉnh, mạch là giả. Gặp bệnh nhân như vậy, cần cẩn thận chẩn mạch, kinh nghiệm mạch gọi là có thần, có căn. Ở đây vô cùng rõ ràng mạch phù, vô căn, nhưng đập rất tốt, từ biểu hiện thấy rất đều đặn, dư hòa nhưng trọng án thì vô căn. Căn cứ tình trạng này, kết hợp suy xét của Trung y, thì cho bệnh nhân sinh mạch tán, thêm Đương qui và Hồng hoa. Vì khi đó không có Ngũ vị, ngược lại có Sơn thù nhục vì Sơn thù nhục cũng là thuốc cố sáp, không còn cách nào phải đổi thành Sơn thù nhục. Kết quả vừa uống được hai lần thuốc, uống được không lâu mạch của cô ta đã bất đầu hồi phục, sau bốn lần thuốc, bệnh nhân đã tự mình xuống giường, tim phục hồi nhịp đập, mạch đã tự đập được, máy trợ nhịp cũng bỏ luôn. Khi đó tây y cũng thấy thực sự là công hiệu của Trung dược, dùng tây dược, máy trợ nhịp duy trì khôi phục, cần thời gian dài. Bệnh nhân nữ này là bệnh nhân thứ hai tim ngừng đập nhập viện, trước đây dựa vào máy trợ nhịp khôi phục rất chậm. Nên đưa ra bệnh nhân này, 1 là chứng thực tác dụng của sinh mạch tán, một là đưa ra ví dụ rất ít gặp, khi tất yếu có thể ứng dụng.