Cao Cẳng Linh tiên ẩm
Xuất xứ:
Bài thuốc kinh nghiệm đã được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả tốt.
Thành phần:
Cao cẳng : 12g
Uy linh tiên : 12g
Hy thiêm thảo : 12g
Cốt toái bổ : 12g
Kê huyết đằng : 12g
Tác dụng
Khu phong trừ thấp, hoạt huyết, chỉ thống, mạnh xương cốt.
Phân tích bài thuốc
Cao cẳng:
– Tên khoa học: Ophiopogon confertifolius N.Tanaka – Họ Mạch môn – Convallariaceae
– Thành phần hóa học: Kết quả phân tích định tính cho thấy thành phần hoá học của rễ và lá CCNL đều có saponin steroid, flavonoid, phytosterol, đường khử, coumarin, acid hữu cơ, carotenoid, alcaloid chỉ có trong lá và tinh dầu chỉ có trong rễ.
– Tác dụng dược lý hiện đại: Trên các mô hình thực nghiệm, các chế phẩm từ rễ và lá Cao cẳng nhiều lá ở liều 3,6 g/kg (tương đương liều thường dùng trên người) có tác dụng:
+ Giảm đau rõ rệt so với lô chứng trên mô hình mâm nóng .
+ Chống viêm cấp và mạn tính trên thực nghiệm rõ rệt.
+ Giảm đau trên thực nghiệm theo cơ chế thần kinh trung ương và ngoại vi.
+ Chống viêm cấp trên thực nghiệm ở cả hai mô hình gây phù bàn chân chuột và tràn dịch màng bụng.
+ Chống viêm mạn tốt hơn prednisolon 5mg/kg .
+ Có tác dụng chống oxy hóa invitro
– Tác dụng theo Y học cổ truyền:
Vị thuốc mới chỉ được dùng theo kinh nghiệm trong nhân dân. Khi bị đau nhức xương khớp, đau lưng, đau thần kinh người dân lấy vị thuốc này về đun lên uống thấy bệnh khỏi.
Hy thiêm
– Tên khoa học: Siegesbeskia Orientalis L.
– Tên khác: Cỏ đĩ, chó đẻ hoa vàng, cúc dính, sơn bích, cứt lợn, lưỡi đòng, nhả khỉ cáy (Tày), co boong bo (Thái).
– Thuộc họ Cúc.
– Thành phần hóa học: Chứa nhóm melampodies, Thymohydroquinon dimethylether, phytol. Theo cuốn bài giảng dược liệu tập 1 Hy thiêm có chứa daturosid.
– Tác dụng dược lý:
+ Hạ huyết áp.
+ Hạ đường huyết.
+ Lá Hy thiêm có tác dụng ức chế mạnh giai đoạn viêm cấp tính trong thực nghiệm, ức chế yếu hơn giai đoạn viêm mạn tính.
+ Tác dụng an thần ức chế miễn dịch.
+ Có hoạt tính kháng histamin và kháng acetylcholine.
+ Giảm lypid máu.
+ Tác dụng chống viêm giảm đau rất tốt đối với đau lưng cấp, VKDT chưa có biến chứng và các chứng đau nhức đơn thuần.
+ Không có độc, không kích ứng niêm mạc dạ dầy.
– Tác dụng theo Y học cổ truyền:
Vị đắng, tính mát, quy kinh can, thận. Theo bản thảo Phùng Nguyên có vị đắng, cay, tính hàn có độc ít. Theo bản thảo Tái Tân nhập hai kinh Tâm, Tỳ.
– Công dụng: Khu phong trừ thấp hoạt huyết, chỉ thống lợi gân xương, lương huyết giải độc. Sách bản thảo Kinh Sơ: “Khu phong trừ thấp kiêm hoạt huyết. Hy thiêm không những trị phong thấp tý thống mà còn chữa chứng thống phong, đàm thấp”.
– Chủ trị: Trị các chứng phong thấp, tê bại khớp sưng nóng đỏ, đau, đau lưng mụn nhọt, mẩn ngứa.
Trong Trung y, Hy thiêm được dùng với các tên thuốc khác để điều trị ung thư và chảy máu não. Ở Ấn Độ, Hy thiêm được dùng chữa các chứng thấp khớp, đau nhức, vết loét hoại thư. Ở Việt Nam đã có sản phẩm viêm Hy đan được bào chế từ Hy thiêm, Ngũ gia bì, Mã tiền dùng để chữa bệnh viêm khớp không rõ nguyên nhân.
Uy linh tiên
– Tên khoa học: clematis minor L
– Tên khác: Dây mộc thông, dây ruột gà
– Thuộc họ Hoàng Liên
– Thành phần hóa học: Chứa protoanemonin, aremonin, ranunculin, clematosid, clemochinenosid A.
– Tác dụng dược lý:
+ Lợi mật.
+ Kháng khuẩn, kháng nấm.
+ Giảm đau.
+ Uống liều cao xuất huyết dạ dày.
– Tác dụng theo Y học cổ truyền: Vị cay, mặn, tính ấm quy kinh Bàng quang. Theo sách bản thảo tái tân thì nhập kinh phế.
Theo Y học cổ truyền Uy linh tiên có tác dụng trừ phong thấp, thông kinh lạc, chỉ tý thống, chủ trị phong thấp tý thống gân co giật.
Bản thảo chính nghĩa: “Các chứng đàm thấp, khí trệ huyết ngưng, chứng thực dùng thích hợp. Thuốc dùng để trị các chứng phong hàn thấp ngưng trệ, các khớp co duỗi khó khăn, chứng trúng phong không nói được, chân tay bại, mồm méo”.
Kê huyết đằng
– Tên khoa học: Millettia sp
– Tên khác: huyết đằng, máu gà, máu chó, hồng đằng
– Thuộc họ đậu
– Tác dụng dược lý: Ức chế viêm khớp trong thực nghiệm, an thần, tăng cường sự bài tiết nước và muối clorid.
– Tác dụng theo Y học cổ truyền: Vị đắng, chat, tính bình. Quy kinh Tâm, Can.
Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh hoạt lạc, bổ huyết.
Kê huyết đằng là giai phẩm hành huyết, nên có tác dụng hành huyết mạnh hơn bổ huyết. Dùng trị các bệnh đau xương khớp, đau cơ do ứ huyết, huyết hư.
Cốt toái bổ
– Tên khoa học: Drynaria fortunei.
– Tên khác : hộc quyết, cây thu mùn, co tặng tó, co ín tó(thái)
– Họ Ráng.
– Thành phần hóa học: tinh bột, glucose, hesperidin, flavonoid.
– Tác dụng dược lý:
+ Tăng cường chức năng nội tiết sinh dục.
+ Chống viêm trên thực nghiệm,ổn định màng hồng cầu.
+ Tăng cường hấp thu canxi của xương, nâng cao lượng phốt pho và canxi trong máu.
+ Giảm đau và an thần.
+ Phòng ngừa lipit máu cao, làm giảm lipit máu và phòng ngừa xơ vữa động mạch.
– Tác dụng theo Y học cổ truyền:
Vị đắng, tính ôn, quy kinh can, thận. Sách nhật hoa tử bản thảo nói cốt toái bổ có tính bình. Y học cổ truyền thuốc có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, hoạt huyết hóa ứ, giảm đau, chỉ huyết. Sách Bản thảo thuật “ Trị yêu thống hành tý, trúng phong, hạc tất phong, di tinh, thoát giang”