TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM

Tác nhân gây bệnh:

Là giun đũa (Ascaris lumbricoides). Đó là những giun tròn to, con cái dài 25- 40cm, con đực dài 15-24cm. Giun đũa khi ký sinh trong ruột non của người, đẻ ra trong một ngày độ 245.000 trứng, các trứng này dều ở giai đoạn phôi chưa bắt đầu phát triển và không có khả năng làm lây nhiễm cho người. Trứng chỉ làm nhiễm cho người ở giai đoạn nhiễm, nghĩa là trứng dã phát triển thành ấu trùng nằm sẵn trong vỏ, người ta thường gọi là trứng đã chín. Trước giai đoạn nhiễm (infectant), trứng chỉ có thể phát triển ở môi trường bên ngoài. Trứng cùng với phân rơi vào đất, ở đó nó gặp các điều kiện thuận lợi, như nhiệt độ thích hợp, độ ẩm đầy đủ và oxy tự do.

  • Điều kiện nhiệt độ: Nhiệt độ thuận lợi nhất mà trứng phát triển thành ấu trùng nằm trong vỏ bọc là 25-30° ; ở nhiệt độ này, sự phát triển được hoàn thành trong vòng 10-15 ngày. Ớ nhiệt độ thấp hơn, thì thời kỳ phát triển của trứng thành ấu trùng kéo dài thêm. Ở nhiệt độ cao hơn, thì thời kỳ phát triển rút ngắn lại. Giới hạn nhiệt độ chịu đựng được để trứng phát triển là 12-36°. Nếu nhiệt độ ở gần mức tối đa hoặc tối thiểu chịu đựng được, thì chỉ có một số nhỏ trứng phát triển được.

Trứng giun đũa chịu đựng được những tác động khác nhau của môi trường bên ngoài. Trứng giun đũa chịu đựng được những tác động khác nhau của môi trường bên ngoài. Trứng giun đũa bền vững nhất với nhiệt độ thấp. Trên thực nghiệm làm lạnh đóng băng ở 1-5°âm, cũng không ảnh hưởng đến sức sống của trứng ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Trứng giun đũa vẫn còn sống, sau khi đã ở nhiệt độ 27°âm trong 10 ngày. Cho nên trong điều kiện khí hậu ôn hoà, trứng giun đũa có thể trải qua mùa đông và khi các ngày ấm áp bắt đầu, thì chúng phát triển sang giai đoạn nhiễm, làm cho người bị lây vào mùa xuân.

Trứng giun đũa chịu nhiệt độ kém. Sự phát triển của trứng bị gián đoạn tuy sức sống của chúng vẫn được duy trì ở 45° trứng sông được một giờ, ở 50° chúng chết sau vài giây.

  • Điều kiện ẩm ướt: Những điều kiện quan trọng nhất để, trứng phát triển là độ ẩm vừa đủ, tính chất của đất, độ xốp của đất ; điều này tạo ra sự thoáng khí làm cho oxy thấm được vào đất. Ớ đất cát sự bay hơi của khí ẩm xẩy ra nhanh chóng, trứng giun chết nhanh. Nhiệt độ càng cao, thì càng cần độ ẩm cao, để trứng hoàn thành sự phát triển ; nếu độ ẩm giảm đột ngột, thì trứng chết rất nhiều.
  • Điều kiện cần có oxy tự do: nếu không có oxy thì trứng giun đũa không thể phát triển được, nhưng chúng vẫn còn sống 3 tháng trong mùa hè, và lâu hơn nữa trong mùa khác. Ở đáy các ao sâu, áp suất riêng phần thấp của oxy làm cho trứng không phát triển được, trong những hồ ao nhỏ, sạch sẽ, nếu có cây cỏ trong ao, thì trứng giun có thể hoàn thành sự phát triển được.

Trong thiên nhiên, khó tồn tại lâu dài những điều kiện thuận lợi để trứng giun phát triển (dao dộng của nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu địa lý). Điều này sẽ kéo dài hoặc làm đình chỉ sự phát triển đã bắt đầu của các trứng giun.

Bệnh sinh:

Người bị lây khi ăn phải trứng giun đũa có ấu trùng lẫn trong rau sống, và nước bị ô nhiễm phân. Trong ruột người, ấu trùng sẽ ra khỏi vỏ bọc, xâm nhập

qua thành ruột vào dòng máu, qua gan vào tim và phổi. Ớ phổi, ấu trùng sẽ đục những mao mạch và chui vào phế nang. Khi đã ngược qua đường hô hấp đến miệng, ấu trùng lại được nuốt cùng với nước miệng và cuối cùng sẽ sống ở ruột.

Trong quá trình di cư, ấu trùng phát triển, lột xác, thoạt đầu sống bằng huyết tương và khi ở phổi sống bằng hồng cầu. Sự phát triển từ ấu trùng nở ra khỏi trứng đến giun đẻ trứng lần đầu tiên được hoàn thành trong 9-15 tuần.

Giun đũa ký sinh ở người trong thời gian từ 8-18 tháng, số giun ký sinh có thể dao dộng rất nhiều, từ một vài con đến hàng chục, hàng trăm con, có khi hàng nghìn.

  1. Biểu hiện lâm sàng:

Trong thời kỳ ấu trùng di cư trong cơ thể người, có triệu chứng rõ rệt, hoặc có những biến chứng nghiêm trọng ở ruột, gan (tắc ruột, áp xe gan, tắc ống mật).

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Trong giai đoạn đầu (ấu trùng di cư) có thể xét nghiệm đờm trong đó có thể có bạch cầu ưa acid có thể có tinh thể Charcot-Leyden (hồng cầu, ấu trùng).

Ớ giai đoạn ruột, khi giun đũa đã hoàn toàn phát triển về mặt sinh dục, cần xét nghiệm phân. Đôi khi, nếu chỉ có toàn giun đực hoặc có giun cái chưa phát triển về mặt sinh dục, thì kết quả xét nghiệm sẽ âm tính. Còn có thể dùng phương pháp hỏi dân chúng.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm là người, đặc biệt là trẻ em

  1. Yếu tố truyền nhiễm:

Trứng giun đũa phải trưởng thành ở ngoài cơ thể người. Điều này quyết định các yếu tố truyền nhiễm ; không thể có sự lây truyền trực tiếp từ người sang người. Đất có ý nghĩa quan trọng nhất trong cơ chế truyền bệnh giun đũa. Rau quả (rau sống, dưa chuột, hành) bị nhiễm bẩn khi dùng phân tươi để bón cây, cũng có thể truyền bệnh. Nước, ruồi giữ vai trò thứ yếu.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Những điều kiện quyết định sự lây truyền bệnh giun đũa trong dân chúng là: các yếu tố khí hậu, tình trạng vệ sinh của địa phương, các tập quán sinh hoạt, mức độ tiếp xúc với đất bẩn.

Lây bệnh hàng loạt trong dân chúng xẩy ra khi trong môi trường bên ngoài có một lượng lớn các trứng đã chín. Thời gian lây bệnh hàng loạt trong năm khác nhau tuỳ theo địa phương, ở những dịa phương có khí hậu khô và nóng, thì mùa hè các trứng giun đũa có thể ngừng phát triển, ở đa số các địa phương khác, điều này chỉ thấy vào mùa đông. Mùa hè, khi đa số người thoát khỏi giun

đũa bị nhiễm từ năm ngoái, nếu giun cái bị lây trong năm nay chưa phát triển dầy đủ về sinh dục, thì đường biểu diễn phát hiện ra bệnh (dựa trên xét nghiệm phân) sẽ giảm xuống. Mùa thu thì đường biểu diễn lại tăng lên và đạt tới điểm cao nhất vào tháng 1-2. Những đường biểu diễn trên, không phản ảnh mức độ lây thật sự căn cứ theo mùa, mà chỉ nêu mức độ bị nhiễm các giun cái đã phát triển về mặt sinh dục.

+ Bệnh giun đũa là một bệnh phổ biến trong các nước, cả nhiệt đới lẫn ôn đới. Nhân dân ở nông thôn bị nhiễm giun nhiều hơn ở thành thị. Hay bị nhiễm giun nhất là công nhân nông nghiệp, công nhân đào đất và công nhân mỏ than.

+ Mức độ mắc bệnh giun đũa ở trẻ em cao hơn người lớn vì trẻ em không có tập quán vệ sinh, có thể là do người lớn đã có miễn dịch.

PHÒNG VÀ CHỐNG BỆNH GIUN ĐŨA

  1. Biện pháp phòng bệnh:

Biện pháp vệ sinh quan trọng nhất là bảo vệ môi trường bên ngoài khỏi bị nhiễm phân chứa trứng giun đũa bằng cách xây dựng hố xí hợp vệ sinh, xây dựng hệ thống cống rãnh, xử lý nước thải (cũng có thể xử lý bằng clorua vôi khô 150-200g cho một kg phân, trứng chết sau một giờ).

  • Dung dịch clorua vôi 5% trứng chết sau 2 giờ
  • Vôi sống (200-300g cho 1 kg phân) trứng chết sau 30 phút
  • Ở nông thôn và thị trấn, tiệt trùng phân bằng cách ủ trước khi đem ra bón ruộng, ở những khu đất không rộng lắm, có thể làm đất không bị nhiễm bẩn bằng cách rải cát lên mật đất, rồi đầm xuống cẩn thận. Những hố cát nơi chơi của trẻ em, phải định kỳ dội nước sôi lên.

Các biện pháp phòng bệnh cá nhân gồm: rửa sạch rau ăn sống, quả trần không có vỏ, rửa tay bẩn sau khi làm vườn hay khi nghịch đất (trẻ em). Các thực phẩm cần phải đậy kín để chống ruồi.

  1. Biện pháp chống bệnh giun đũa:

Biện pháp cơ bản để chống bệnh giun đũa là tẩy giun hàng loạt theo kế hoạch và có hệ thống, kết hợp với các biện pháp vệ sinh. Nếu chỉ tẩy giun thôi, thì mức độ mắc bệnh có giảm, nhưng không được lâu dài. Trong quá trình điều trị, phải xử lý phân của người bệnh bằng một lượng nước sôi gấp 2 lần phân trong vòng 30-40 phút.

Cần phải đặc biệt lưu ý đến những ổ bệnh với mức độ nhiễm giun cao nhất, từ đó bệnh có thể lây sang nơi khác. Nếu dân chúng bị nhiễm giun đến 40% thì phải tẩy giun cho toàn thể dân chúng.

Để điều trị bệnh giun đũa, người ta dùng các chất hoá dược như santonin, sancophen, hạt bí đỏ, hexylresorxinol, dầu chenopot.

0/50 ratings
Bình luận đóng