Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống, chứng vị thống của y học cổ truyền.

Nguyên nhân gây ra bệnh do tình chí bị kích thích, can khí uất kết, mất khả năng sơ tiết làm rối loạn khí cơ, thăng thanh giáng trọc của tỳ vị mà gây các chứng đau, ợ hơi, ợ chua… Hoặc do ăn uống thất thường làm tỳ ứ bị tổn thương mất khả năng kiện vận, ngoại tà nhân đó xâm nhập gây khí trệ huyết ứ mà sinh ra các cơn đau.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Thể can khí phạm vị

(Còn gọi là can tỳ bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc, tỳ thổ… thường chia 3 thể nhỏ).

  • Khí trệ còn gọi là khí uất

Triệu chứng: đau vùng thượng vị, đau từng cơn, đau lan ra hai mạng sườn, xuyên ra sau lưng, bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án) ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: hòa can lý khí (sơ can giải uất).

Bài thuốc:

Bài 1.

Bột lá khôi                     10 gam             Nhân trần                             12 gam

Chút chít                        10 gam             Lá khổ sâm                          12 gam

Bồ công anh                12 gam

Tán bột ngày uống 30 gam với nước sôi để nguội.

Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía
Cây độc lực, Đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía

Bài 2. Bột mai mực

Mai mực                                          Gạo tẻ

Cam thảo                                         Hoàng bá

Hàn the phi                                      Kê nội kim

Mâu lệ nung

Thành phần bằng nhau, tán bột ngày uống 20 – 30 gam.

Bài 3. Cao dạ cẩm.

Cây dạ cẩm                300 gam

Đường                       900 gam.

Nấu thành cao chế si rô uống mỗi ngày lượng thuốc cao tương đương với 20 gam dạ cẩm.

Bài 4.

Lá khôi                         20 gam                Bồ công anh                 20 gam

Khổ sâm                       16 gam                Hương phụ                    8 gam

Hậu phác                        8 gam                Uất kim                         8 gam.

Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 5. Sài hồ sơ can thang.

Sài hồ                           12 gam                Xuyên khung                8 gam

Chỉ sác                           8 gam                Hương phụ                    8 gam

Bạch thược                  12 gam                Thanh bì                        8 gam.

Cam thảo                       6 gam.

Nếu đau nhiều thêm khổ luyện tử 8 gam, diên hồ sách 8 gam, ợ chua nhiều thêm mai mực (tang phiêu tiêu, ô tặc cốt) 20 gam.

Bài 6. Nếu đau bụng dữ dội có thể dùng bài Trầm hương giáng khí tán.

Trầm hương                   6 gam                Hương phụ                   10 gam

Sa nhân                          8 gam                Diên hồ sách                 8 gam

Trích thảo                       6 gam                Khổ luyện tử                8 gam.

Châm cứu: châm tả các huyệt Lương khâu, Thái xung, Tam âm giao, Túc tam lý, Trung quản, Thiên phủ, Can du, Tỳ du, Vị du.

Nhĩ châm: vùng dạ dày, giao cảm.

Thủy châm: ở các huyệt trên bằng atropin, nôvôcain, vitamin B12 để cắt cơn đau.

  • Hoả uất

Triệu chứng: vùng thượng vị đau nhiều, đau rát, cự án, miệng khô ợ chua, đắng miệng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: sơ can tán nhiệt, thanh hòa vị.

Bài thuốc:

Bài 1.
Thổ phục linh16 gamVỏ bưởi bung8 gam
Lá độc lực8 gamNghệ vàng12 gam
Bồ công anh16 gamKim ngân12 gam
Bài 2.
Hoàng cầm16 gamMai mực20 gam
Sơn chi12 gamMạch nha20 gam
Hoàng liên18 gamCam thảo6 gam
Ngô thù2 gamĐại táo12 gam
Bài 3. Sài hồ sơ can thang thêm xuyên luyện tử 5 gam, mai mực 1
Bài 4. hóa can tiễn phối hợp với bài Tả kim hoàn gia giảm.
Thanh bì8 gamBạch thược12 gam
Chi tử8 gamĐan bì8 gam
Trần bì8 gamHoàng liên8 gam
Bối mẫu8 gamNgô thù4 gam
Trạch tả8 gam.
Bài 5. Nếu can hỏa làm tổn thương đến phần âm dùng bài Thanh Can ẩm
Sinh địa12 gamĐương quy8 gam
Sơn thù8 gamChi tử8 gam
Phục linh8 gamSài hồ12 gam
Hoài sơn12 gamBạch thược12 gam
Trạch tả8 gamĐại táo12 gam
Đan bì8 gam.
Vị thuốc Sài hồ trong bài thuốc chữa bệnh dạ dày
Vị thuốc Sài hồ trong bài thuốc chữa bệnh dạ dày

Châm cứu: châm tả các huyệt Nội đình, Hợp cốc, Nội quan.

Nhĩ châm : như trên

  • Huyết ứ

Triệu chứng: đau dữ dội ở một vị trí nhất định cự án (ấn vào đau tăng lên, khó chịu) chia làm 2 loại thực chứng và hư chứng.

Thực chứng: nôn ra máu, ỉa phân đen, môi đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác hữu lực (bệnh thể cấp).

Hư chứng sắc mặt xanh nhợt, người mệt mỏi, chân tay lạnh, môi nhạt, chất lưỡi lên có điểm ứ huyết, rêu lưỡi nhuận, mạch hư đại, hoặc tế sáp (bệnh thể hoãn).

Phương pháp chữa:

thực chứng: thông lạc hoạt huyết, hay lương huyết chỉ huyết;

hư chứng: bổ huyết chỉ huyết.

Bàí thuốc: Thực chứng

Bài 1.

Bằng sa                       60 gam                                                       Uất kim  40 gam

Bạch phàn                   60 gam

Tán bột làm viên, 1 ngày uống 10 gam chia 2 lần.

Bài 2.

Sinh địa40 gamCam thảo6 gam
Hoàng cầm12 gamBồ hoàng12 gam
Trắc bá diệp16 gamChi tử8 gam
A giao12 gam.
Bài 3. Thất tiêu tán.
Bồ hoàng12 gamNgũ linh chi12 gam

Tán bột 1 ngày uống 10 gam chia 2 lần.

Hư chứng: Bài 1.

Đẳng sâm16 gamKê huyết đằng12 gam
Hoài sơn12 gamRau má12 gam
Ý dĩ12 gamCam thảo dây12 gam
Hà thủ ô12 gamĐỗ đen sao12 gam
Huyết dụ12 gam
Bài 2. Hoàng thổ thang gia giảm.
Đẳng sâm16 gamĐịa hoàng12 gam
Đất lòng bếp40 gamCam thảo12 gam
(Hoàng thổ)
A giao12 gamHoàng cầm12 gam
Phụ tử chế12 gamĐẳng sâm16 gam
Bạch truật12 gam
Bài 3. Tứ quân tử thang gia giảm.
Đẳng sâm16 gamHoàng kỳ12 gam
Bạch truật12 gamA giao8 gam
Phục linh12 gamTây qua8 gam
Cam thảo6 gam

Bài 4. Điều doanh liễm can thang gia giảm.

Đương quy12 gamPhục linh12 gam
Xuyên khung10 gamMộc hương6 gam
A giao8 gamKỷ tử12 gam
Ngũ vị tử6 gamGừng2 gam
Táo nhân8 gamTrần bì6 gam
Bạch thược12 gamĐại táo12 gam
Vị thuốc bạch thược trong điều trị viêm dạ dày tá tràng
Vị thuốc bạch thược trong điều trị viêm dạ dày tá tràng

Nếu máu không cầm, thêm tam thất 8 gam, nếu thiếu máu nhiều thì thêm nhân sâm 4 gam, hoàng kỳ 12 gam, bạch truật 12 gam, huyền sâm 12 gam, đan bì 12 gam.

Châm cứu:

Thực chứng: châm tả các huyệt: Can du, Tỳ du, Thái xung, Huyết hải, Hợp cốc.

Hư chứng: Cứu các huyệt Can du, Tỳ du, Cách du, Tâm du.

Thể tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều mệt mỏi, thích xoa bóp, chườm nóng, đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, chân tay lạnh, phản nát, có lúc táo, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt mạch hư phế.

Phương pháp chữa: ôn trung kiện tỳ, ôn bổ tỳ vị, ôn vị kiện trung.

Bài thuốc:

Bài 1.

Bố chính sâm12 gamBán hạ chếgam
Lá khôi20 gamSa nhân10 gam
Gừng4 gamTrần bì6 gam
Nam mộc hương10 gam
Bài 2. Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm:
Hoàng kỳ16 gamQuế chi8 gam
Sinh khương6 gamBạch thược8 gam
Cam thảo6 gamĐại táo12 gam
Hương phụ8 gamCao lương khương 6 gam
Vị thuốc Hương phụ trong điều trị viêm dạ dày tá tràng
Vị thuốc Hương phụ trong điều trị viêm dạ dày tá tràng

Nếu đầy bụng ợ hơi ( khí trệ) thêm chỉ sác, mộc hương mỗi thứ 6 gam, trong bụng óc ách nước, nôn ra nước trong bỏ quế chi, thêm bán hạ chế 8 gam, phục linh 8 gam.

Ô mai10 quảHoàng bá18 gam
Phụ tử chế8 gamHoàng liên8 gam
Quế chi8 gamCan khương8 gam
Tế tân8 gamĐương quy8 gam
Đẳng sâm12 gamSa tiền10 gam

 

Châm cứu: cứu các huyệt Trung quản, Thiên khư, Tỳ du, Vị du, Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý.

Phương pháp biện chứng luân trị để điều trị 291 bệnh nhân loét dạ dày thì thấy kết quả như sau:

Loại tốt                                    110 bệnh nhân

Khá                                          121 bệnh nhân

Trung bình                                 40 bệnh nhân

Kém                                           20 bệnh nhân

Tổng kết 676 bệnh nhân điều trị ở Viện Y học cổ truyền từ năm 1961 đến 1964.

Loại tốt                                   357 bệnh nhân.

Khá                                         202 bệnh nhân.

Trung bình                                64 bệnh nhân.

Kém                                          53 bệnh nhân.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Điều trị loét dạ dày tá tràng

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Cách dùng thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Phác đồ chữa viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP ở trẻ

 

  • Giảm đau

Atropin 1/4 mg X 1-2 ống uống lúc đau.

  • Giãn mạch

Papaverìn 0,04g X 3 lần/ngày.

  • Giảm toan

Cacbonat calci 0,5 – lg sau mỗi bữa ăn.

Hiện nay ít dùng vì gây kiêm máu và sỏi thận.

Natrixitrat 0,5 – lg mỗi bữa ăn.

Natricacbonat hiện nay ít dùng vì:

Có tính chất kiểm mạnh – phản ứng trung hòa mạnh – toả nhiều nhiệt gây teo niêm mạc dạ dày.

Sau khi hết tác dụng lại gây phản ứng điều tiết HCL quá mức ở dạ dày.

Hay gây biến chứng, uống 1 – 2 gam X 3 lần/ngày uống sau bữa ăn 1 giờ (lúc dịch vị tăng tiết).

Với các thuốc giảm toan không nên uống viên hoặc bột mà pha thành dung dịch rồi uống.

  • Thuốc bảo vệ niêm mạc và bảng bó ổ loét

Alusi

Silicat Aluminium (Kaolin).

Silicat Mg Nitrat bismut

  • Thuốc chống bài tiết (ức chế Receptor H2)

Tagamet (cimetidin) lg/24 h X 8 tuần.

Sau đó giảm xuống 400 mg/24 h/năm.

  • Thuốc điều trị Helicobacter Pylori

Trymo (CBS) 120mg 2vx2 lần/ngày

  • Chế độ ăn

Nhai kỹ, kiêng rượu, gia vị.

Kiêng các chất như cà phê, chè đặc , thuốc lá tăng cường rau xanh.

  • Chế độ sinh hoạt thích hợp

Ngủ điều độ, làm việc điều độ hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh.

0/50 ratings
Bình luận đóng