Bỏng là một tổn thương gây ra do nhiệt độ cao, do hóa chất hoặc do tia xạ.

Tổn thương do bỏng khác nhau về kích thước, độ sâu. Ngoài tổn thương ngoài da, có thể có tổn thương bỏng tại phổi do hít phải khí nóng, tổn thương toàn thân do hít phải khí độc

1.  NGUYÊN NHÂN:

  • Do bất cẩn trong khi dùng lửa, lò sưởi, nước nóng, sử dụng các thiết bị điện. Do bất cẩn khi dùng các dung dịch có chứa acid hoặc kiềm mạnh.
  • Khi bỏng trên diện tích lớn của cơ thể, gây mất huyết tương và mất thăng bằng dịch và các chất điện giải dẫn tới sốc.

2.  PHÂN LOẠI:

Phân loại theo độ sâu của bỏng:

  • Bỏng độ 1:

Là bỏng mức độ nhẹ, biểu hiện là đỏ da, phù nhẹ, và đau.

Nguyên nhân thường do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tiếp xúc nhanh với vật nóng hoặc do hơi nóng.

Thường tự lành nhanh chóng sau vài ngày.

  • Bỏng độ 2:

Là bỏng sâu hơn độ 1, biểu hiện bằng sự phồng rộp với các bọng nước ở trên mặt da. Thường mức độ đau nhiều hơn là bỏng độ 3.

Nguyên nhân là tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với vật nóng,…

  • Bỏng độ 3:

Là bỏng gây tổn thương sâu hơn. Vết bỏng thường trắng hoặc cháy đen.

Nguyên nhân thường là ngọn lửa trực tiếp hoặc cháy quần áo, nước nóng, hoặc điện giật.

Bỏng độ 1 Bỏng độ 2 Bỏng độ 3 (Đỏ da) ( Phỏng nước) (Trắng, cháy đen)

Bỏng độ 1                Bỏng độ 2                 Bỏng độ 3

(Đỏ da)                 ( Phỏng nước)         (Trắng, cháy đen)

Phân loai theo diện tích bỏng:

Thường dùng “quy tắc số 9” để ước lượng sơ bộ diện tích bỏng.

Quy tắc số 9 là cách ước lượng đơn giản diện tích da của cơ thể dựa vào bội số của 9% (xem thêm hình dưới)

  • Đầu có bội số 1 (chiếm 1 x 9% diện tích cơ thể)
  • Mỗi tay có bội số 1 (hai tay chiếm 2 x 9% diện tích cơ thể)
  • Mỗi chân có bội số 2 (hai chân chiếm 4 x 9%diện tích cơ thể)
  • Phía trước thân có bội số 2 (chiếm 2 x 9%diện tích cơ thể)
  • Phần sau thân có bội số 2 (chiếm 2 x 9% diện tích cơ thể)

Tổng cộng là (1 +2 + 4+ 2 + 2) x 9% = 11 x 9% = 99%, và bộ phận sinh dục 1% nữa cho tổng cộng 100%.

Thường thì bỏng dưới 15% được coi là bỏng diện tích nhỏ, từ 15% đến 39% được coi là bỏng diện tích trung bình, từ 40 đến 69% được coi là bỏng diện tích rộng, và trên 70% là bỏng rất rộng.

Diện tích da của cơ thể dựa theo quy tắc số 9Diện tích da của thể dựa theo quy tắc số 9

3.  SƠ CỨU BAN ĐẦU:

Bỏng độ 1:

  • Thường không cần chăm sóc y tế, tổn thương thường tự lành sau vài ngày
  • Để hạn chế các tổn thương phần mềm do nhiệt gây ra: chườm ngay nước lạnh hoặc nhúng vùng bị bỏng vào nước lạnh hoặc rửa dưới vòi nước lạnh.
  • Có thể băng nhẹ chỗ bỏng để tránh cọ xát

Rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnhRửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh

Bỏng độ 2 diện tích nhỏ:

  • Nhúng phần bị bỏng vào nước lạnh (không dùng nước đá) hoặc áp khăn lạnh.
  • Đắp nhẹ lên vết bỏng bằng gạc vô trùng, quần áo sạch
  • Nếu chân hoặc tay bị bỏng, nên giữ ở tư thế cao. Phải nằm nghỉ nếu bị bỏng ở chân.
  • Không áp bông thấm nước lên vết bỏng
  • Không chọc vỡ các mụn bỏng hoặc bóc chỗ da phồng
  • Không dùng thuốc sát trùng, mỡ, hoặc thuốc dân gian bôi lên vết bỏng
  • Theo dõi sau 4-5 ngày: nếu vết bỏng vỡ ra và có dấu hiệu nhiễm trùng thì chuyển viện, nếu vết bỏng vỡ ra và sạch thì rửa vết bỏng bằng nước sạch rồi lại băng nhẹ, cho đến khi lành.

Bỏng độ 2 diện tích trung bình trở lên

  • Sơ cứu như với bỏng độ 2 diện tích nhỏ rồi chuyển viện.

Bỏng độ 3:

  • Đắp nhẹ gạc vô trùng lên vết bỏng.
  • Nếu bị ở tay, luôn giữ tay cao hơn tim của nạn nhân (giữ tay thẳng đứng nếu nạn nhân đứng hoặc đặt lên gối nếu nạn nhân nằm).
  • Nếu bỏng ở chân, cũng luôn giữ ở tư thế cao, không cho nạn nhân đi lại.
  • Nếu bỏng ở mặt, nên giữ nạn nhân ở tư thế ngồi và luôn theo dõi khó thở. Có thể dùng một cái cán thìa hoặc vật tương tự đè lên lưỡi nạn nhân cùng với ngửa đầu ra sau để giữ thông đường thở (chú ý nhẹ nhàng tránh gây nôn).
  • Nếu nạn nhân tỉnh và không nôn, có thể cho uống ít một dung dịch oresol pha theo công thức
  • Vận chuyển đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.
  • Không lấy các phần dính vào vết bỏng hoặc quần áo cháy ra khỏi vết bỏng.
  • Không đắp nước đá lạnh lên các vết bỏng rộng, trừ khi bỏng ở mặt, tay hoặc chân thì có thể áp túi đựng nước đá lên chỗ bỏng.
  • Không dùng thuốc sát trùng, mỡ, hoặc thuốc dân gian bôi lên vết bỏng.

Bỏng hóa chất

  • Việc quan trọng nhất phải làm là rửa hóa chất ra khỏi vết bỏng càng nhanh càng tốt. Dùng thật nhiều nước và rửa bằng vòi xối liên tục trong ít nhất 5 phút. Cởi phần quần áo nạn nhân tại vết bỏng.
  • Nếu có hướng dẫn xử trí của loại hóa chất liên quan (ví dụ trên nhãn mác của lọ hóa chất), xử trí theo hướng dẫn.
  • Sau khi rửa sạch hóa chất gây bỏng, tiếp tục sơ cứu giống như bỏng gây ra bởi nhiệt đã nêu ở phần trên.Rửa vết bỏng hóa chất bằng vòi xối.

Rửa vết bỏng hóa chất bằng vòi xối.

0/50 ratings
Bình luận đóng