Khoai tây chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho, riêng khoai tây nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao. Đối với sức khỏe, tác dụng của khoai tây vừa là loại thực phẩm tốt cho huyết áp, giữ cho huyết áp ổn định vừa cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thành mạch tim. Bên cạnh đó các loại mặt nạ đơn giản, dễ làm từ khoai tây còn có tác dụng làm đẹp da, giúp tăng cường độ ẩm cho làn da mất nước và cân bằng độ ẩm cho làn da dầu.
Không được sử dụng những củ khoai tây đã mọc mầm.
Để chữa chứng đau dạ dày, có thể dùng khoai tây rửa sạch, thái lát mỏng, chần qua nước sôi rồi ngâm một lúc trong nước đun sôi để nguội. Vớt ra, thêm nước ép gừng và tỏi trộn đều, dùng làm món rau sống trong bữa ăn hàng ngày.
Y học hiện đại coi khoai tây là một thứ thuốc tốt đối với chứng bệnh dạ dày và tim mạch. Còn theo Đông y, khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng hòa vị (điều hòa chức năng dạ dày), kiện tỳ (tăng cường chức năng tiêu hóa), ích khí; có thể chữa chán ăn, tiêu hóa kém, bí đại tiện…
Mục lục
Khoai tây chữa bệnh
- Chữa táo bón kinh niên:
Khoai tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn, mỗi lần 1 chén con.
- Chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng:
Khoai tây tươi (không bỏ vỏ) rửa sạch, thái nhỏ, dùng máy xay thịt để xay hoặc cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút mật ong vào uống, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.
Hoặc: Khoai tây tươi để nguyên vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, đặt lên bếp đun sôi, sau đó giữ nhỏ lửa đến khi nước sánh lại, cho mật ong vào (một phần nước cốt 2 phần mật ong), đun cho đến khi đặc lại như cao, cho vào lọ dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Mỗi liệu trình dài 20 ngày. Trong thời gian điều trị, cần kiêng ăn ớt, hành, giấm, rượu và các chất kích thích khác. Sau khi hết đau vẫn nên uống thêm một thời gian nữa.
- Chữa chàm
Chàm còn gọi là eczéma, là một bệnh khó chữa; nhất là chàm sơ sinh. Bạn có thể kiên trì chữa bằng củ khoai tây tươi làm thuốc đắp (hoặc bôi) ngoài, kết hợp với thuốc uống tiêu độc.
Cách làm thuốc đắp, thuốc bôi
Chọn củ khoai tây tươi, vỏ vàng, nguyên vẹn, không có mầm, không có chỗ vỏ xanh. Rửa sạch (tránh bong vỏ), nhúng củ khoai tây (thật nhanh) vào nước sôi để khử trùng. Dụng cụ như cối, chày, dao túi vải phải được khử trùng.
Cắt nhỏ củ khoai, nghiền thành bột mịn để làm thuốc đắp. Nếu làm thuốc bôi thì cho bột khoai tây nghiền vào túi vải, vắt ép lấy nước. Cho nước ép vào lọ đã tiệt trùng, có nút kín.
- Trẻ 3 tuổi trở lên và người lớn: dùng thuốc đắp.
- Trẻ sơ sinh và dưới 3 tuổi: dùng thuốc bôi.
Cách dùng thuốc đắp, thuốc bôi
Thuốc bôi: Bôi lên chỗ chàm của bé (sau khi đã rửa sạch bằng nước vôi hoặc nước chè xanh), cứ 60 phút bôi một lần (trừ lúc bé ngủ) trong 10-15 ngày.
Thuốc đắp-. Đắp bột khoai tây tươi kín chỗ bị chàm, băng lại tránh bột rơi ra ngoài, để trong 72 giờ (3 ngày đêm) mới mở băng ra. Chàm sẽ khô, lên da non. Đắp tiếp như thế 2-3 lần. Sau 9-12 ngày đắp thuốc, uống thuốc tiêu độc thì có thể khỏi chàm.
Thuốc tiêu độc: Gồm có: Kim ngân hoa 20g, huyền sâm 20g, bồ công anh 15g, liên kiều 15g, quả ké đầu ngựa già. sắc nước 3 lần, lấy 2 bát thuốc cho 50g đường đỏ vào đun sôi (uống 10-15 thang).
Liều dùng: Trẻ 3-5 tuổi, 1/4 lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần. Trẻ 6-10 tuổi, 1/2 lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần. Từ 12 tuổi, người lớn dùng cả lượng thuốc trên, ngày uống 3 lần.
- Chữa nôn mửa do rối loạn thần kinh thị giác, kém ăn:
Khoai tây 100g, gừng tươi 10g, quýt 1 quả (bỏ vỏ và hạt). Tất cả giã nát, trộn đều, vắt lấy nước, trước mỗi bữa ăn uống một thìa canh.
- Điều hòa chức năng tiêu hóa:
Khoai tây 1-2 củ, dùng than củi nướng chín, bỏ vỏ, ăn lúc còn nóng.
- Chữa đau đầu:
Khoai tây thái lát, xát lên chỗ đau trên đầu.
- Chữa quai bị:
Mài khoai tây với giấm, lấy nước bôi vào chỗ sưng.
- Chữa chàm và ung nhọt:
Khoai tây rửa sạch, thái nhỏ, giã nhuyễn, đắp lên chỗ da bị bệnh và lấy gạc băng lại. Ngày thay thuốc 2 lần.
- Chữa bỏng:
Khoai tây rửa sạch, mài lấy nước, bôi vào chỗ bị bỏng.
Chú ý: Để phòng ngộ độc, không dùng khoai tây đã mọc mầm. Khi gọt khoai, cần khoét bỏ mắt và những chỗ đã chuyển sang màu xanh hoặc tím.
Một số cách làm đẹp da từ mặt nạ khoai tây
Mặt nạ dưỡng trắng:
Một củ khoai tây cắt lát mỏng, sau đó đắp lên mặt trong 15 phút. Vitamin C trong khoai tây sẽ có tác dụng làm mềm và sáng da. Hoặc kì công hơn bạn lấy 1 củ khoai tây tươi thái lát mỏng, trộn với 1 thìa cà phê bột mì. Sau đó thêm 1 lòng đỏ trứng gà vào trộn thật đều và bám lên từng miếng khoai tây. Rửa mặt, đắp từng lát khoai tây lên mặt cho kín da, sau 20 phút thì massage nhẹ nhàng, rửa lại với nước ấm. Thực hiện 1-2 lần/tuần. Đây là mẹo làm đẹp da rất được phụ nữ Nhật yêu thích.
Mặt nạ sáng da:
Khoai tây cũng được sử dụng như mặt nạ trực tiếp bằng cách đắp các lát khoai tây lên mặt, dùng trong một thời gian sẽ thấy được hiệu quả mềm da, sáng da và đẹp da.
Mặt nạ dưỡng trắng:
Khoai tây bạn luộc chín, nghiền nát trộn với sữa tươi không đường đắp lên mặt trong 15-20 phút. Làn da của bạn vừa không bị “đèn pin” nổi loạn, vừa sáng đẹp lên trông thấy.
Mặt nạ chống nhờn:
Bột yến mạch pha với một chút nước và đổ vào trộn đều với khoai tây đã được luộc chín nghiền thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên mặt 25 phút, rửa sạch bằng nước, bạn sẽ không lo làn da bóng dầu ảnh hưởng đến lớp trang điểm nữa.
Mặt nạ ngừa mụn:
Nghiền nát khoai tây, trộn với sữa tươi không đường đắp lên mặt trong 15-20 phút. Làn da của bạn vừa không bị “đèn pin” nổi loạn, vừa sáng đẹp lên trông thấy.
Mặt nạ khoai tây cho da nhờn:
Dùng khoai tây đã nấu chín, nghiền nhuyễn trộn với 1 thìa bột yến mạch để làm mặt nạ, sẽ có tác dụng cân bằng độ ẩm, giảm độ nhờn trên da. Không chỉ giúp làm trắng da, tác dụng của khoai tây còn giúp tăng sắc hồng trên da. Vì thế, kể cả khi bạn đã có làn da trắng thì cũng đừng bỏ qua tác dụng tuyệt vời của khoai tây.