Dịch tễ học ung thư tinh hoàn

Tỷ lệ hàng năng khoảng 8590 trường hợp, trong đó có 360 người chết. Tỷ lệ độ tuổi mắc cao nhất từ 20-40. Tần suất mắc bệnh đàn ông da trắng gấp 4-5 lần da đen. Người ẩn tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao. Cố định tinh hoàn sớm có thể bảo vệ chống lại ung thư tinh hoàn. Tăng nguy cơ cũng gặp trong hội chứng nữ hóa có tinh hoà và hội chứng Klinefelter liên quan đến khối u tế bào mầm.

Nguyên nhân ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân chưa được biết. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng khiếm khuyết di truyền tế bào, NST đều 12p.

Bệnh sinh ung thư tinh hoàn

2 dạng ung thư tinh hoàn chính: u tinh và không u tinh tế bào mầm. Mỗi loại chiếm khoảng ~ 50% các trường hợp. U tinh thường có tiền sử không đau và có độ nhạy cao khi xạ trị. 4 dưới nhóm của không u tinh đã được xác định: ung thư biểu mô bào thai, u quái, ung thư biểu bì mô rau, và u túi noãn hoàng buồng trứng.

Biểu hiện lâm sàng ung thư tinh hoàn

Khối tinh hoàn không đau là dấu hiệu cổ điển đầu tiên. Khi có biểu hiện đau, chẩn đoán phân biệt với viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn; sử dụng kháng sinh ngắn ngày có thể xác định. Đánh giá giai đoạn bao gồm định lượng các markers u huyết tương như α fetoprotein (AFP) và β-human chorionic gonadotropin (hCG), X quang ngực, và CT. Đánh giá tình trạng di căn ở các hạch bạch huyết khi cắt bỏ khối u nguyên phát thông qua các hạch vùng bẹn. Giai đoạn I của bệnh có hạn chế chức năng tinh hoàn, mào tinh hoàn hoặc ống dẫn tinh; giai đoạn II liên quan đến các hạch sau phúc mạc; giai đoạn III liên quan đến hạch ngoài phúc mạc. Trên bệnh nhân u tinh, 70% là giai đoạn I, 20% là giai đoạn II, và 10% là giai đoạn III. Trên bệnh nhân không có u tinh tế bào mầm, 33% được tìm thấy ở mỗi giai đoạn. hCG có thể tăng trong u tinh hoặc không u tinh tế bào mầm, nhưng AFP chỉ tăng trong không u tinh. 95% bệnh nhân được chữa khỏi nếu điều trị phù hợp.

Không u tinh nguyên phát trong trung thất liên quan đến bệnh bạch cầu cấp hoặc bệnh về máu khác và có tiên lượng xấu hơn u tinh hoàn nguyên phát (~33%).

Điều trị ung thư tinh hoàn

Đối với u tinh tế bào mầm giai đoạn I và II, cắt tinh hoàn qua bẹn sau đó xạ trị khoang sau phúc mạch với tổng liều 2500-3000 cGy thì đạt hiệu quả. Đối với không u tinh tế bào mầm giai đoạn I và II, cắt tinh hoàn qua bẹn sau đó cắt các hạch lympho sau phúc mạc thì hiệu quả.

Đối với bệnh nhân có tiền sử hạch to lớn hoặc bệnh giai đoạn III, hóa trị được chỉ định. Cisplatin (20 mg/m2 ngày 1-5), etoposide (100mg/m2 ngày 1-5), và bleomycin (30 U ngày 2, 9, 16) mỗi 21 ngày trong 4 chu kì là liệu pháp chuẩn. Nếu các marker u trở về 0, các khối còn lại được cắt bỏ. Phần lớn là hoại tử các mạnh vụn hoặc u quái. Điều trị dự phòng chữa được khoảng 25% trường hợp không điều trị với liệu pháp nguyên phát.

Bảng. GIAI ĐOẠN VÀ ĐIỀU TRỊ U TẾ BÀO MẦM

U tế bào mầm

Viết tắt: RPLND, cắt hạch lympho sau phúc mạc.

0/50 ratings
Bình luận đóng