Truyền máu toàn phần
Được chỉ định khi mất máu cấp đủ để gây nên giảm thể tích tuần hoàn, máu toàn phần cung cấp khả năng vận chuyển O2 và cải thiện thể tích tuần hoàn. Trong mất máu cấp, hematocrit có thể không phản ánh chính xác mức độ mất máu trong 48 giờ cho đến khi thay đổi dịch xảy ra.
Truyền hồng cầu khối
Chỉ định cho bệnh thiếu máu có triệu chứng không đáp ứng với điều trị cụ thể hoặc cần điều chỉnh khẩn cấp. Truyền hồng cầu khối (RBC) có thể được chỉ định ở những bệnh nhân có triệu chứng bệnh tim mạch hoặc phổi khi Hb từ 70 đến 90 g/L (7 and 9 g/dL). Truyền máu thường là cần thiết khi Hb là <70 g/L (<7 g/dL). Một đơn vị hồng cầu khối RBCs giúp tăng Hb khoảng 10 g/L (1 g/dL). Trong trường hợp xuất huyết cấp tính, hồng cầu khối, huyết tương tươi đông lạnh (FFP), và tiểu cầu ở tỉ lệ khoảng 3:1:10 đơn vị là một sự thay thế hoàn chỉnh cho máu toàn phần. Loại bỏ bạch cầu làm giảm nguy cơ của bệnh tự miễn và truyền CMV. Loại bỏ huyết tương của người cho giảm nguy cơ dị ứng. Chiếu xạ ngăn ngừa bệnh mảnh ghép chống vật chủ trong trường hợp người nhận suy giảm miễn dịch bằng cách tiêu diệt các bạch cầu lympho của người cho.
Tránh liên quan đến người cho.
Các chỉ định khác
(1) Liệu pháp tăng cường truyền máu để ngăn chặn sản xuất các tế bào máu bất thường, như, thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm;
(2) thay máu-bệnh huyết tán sơ sinh, cơn hồng cầu hình liềm;
(3) những người ghép tạng-giảm thải loại khi ghép thận của tử thi.
Biến chứng
(1) Phản ứng truyền máu-xuất hiện nhanh hoặc chậm, gặp ở 1–4%; Những bệnh nhân thiếu IgA có nguy cơ cao gây biến chứng nặng;
(2) Nhiễm trùng-vi khuẩn (hiếm); viêm gan C, 1/1,800,000 cas truyền máu; nhiễm HIV, 1/2,300,000;
(3) Quá tải tuần hoàn;
(4) Thừa sắt-mỗi đơn vị máu chứa 200–250 mg sắt; bệnh thừa sắt có thể tiến triển sau truyền 100 đơn vị hồng cầu khối (ít hơn ở trẻ em), không gặp trong trường hợp mất máu; nghiệm pháp thải sắt bằng deferox-amine;
(5) Bệnh mảnh ghép chống vật chủ;
(6) Bệnh tự miễn.
Truyền máu tự thân
Dùng chính máu của bệnh nhân để tránh nguy hiểm so với dùng máu người khác; cũng có ích cho những bệnh nhân có nhiều kháng thể đa hồng cầu.
Tốc độ của truyền máu tự thân có thể được thúc đẩy bằng dùng erythropoietin (50–150 U/kg tiêm dưới da 3 lần/tuần) trong trường hợp lượng sắt trong cơ thể bình thường.
Thay máu
Mục tiêu chính của thay máu là loại bỏ những hồng cầu lạ và thay bằng những hồng cầu bình thường để làm gián đoạn của chu trình tạo hồng cầu hình liềm, ứ trệ, tắc mạch, và hạ O2 máu do những hồng cầu hình liềm gây nên. Các mục tiêu thường là 70% hemoglobin A.
Truyền tiểu cầu
Truyền dự phòng khi số lượng tiểu cầu <10,000/μL (<20,000/μL trong leukemia cấp). Một đơn vị giúp tăng 10,000/μL nếu không có kháng thể kháng thể cầu lưu hành do kết quả của những lần truyền trước. Hiệu quả được đánh giá sau 1h và 24h truyền tiểu cầu. Tiểu cầu người hiến khớp HLA được chỉ định cho những bệnh nhân có kháng thể kháng tiểu cầu.
Bảng. Các nguy cơ của biến chứng truyền máu
Các phản ứng Tần số, Số lần: Đơn vị máu
Rét run (FNHTR) 1–4:100
Dị ứng 1–4:100
Tan huyết chậm 1:1000
TRALI 1:5000
Tan huyết cấp 1:12,000
Tan huyết gây tử vong 1:100,000
Sốc phản vệ 1:150,000
Nhiễm trùnga
Viêm gan B 1:220,000
Viêm gan C 1:1,800,000
HIV-1, HIV-2 1:2,300,000
HTLV-I, HTLV-II 1:2,993,000
Sốt rét 1:4,000,000
Các biến chứng khác
Bất hòa hợp hồng cầu 1:100
Bất hòa hợp HLA 1:10
Bệnh mảnh ghép chống túc chủ Hiếm
aCác tác nhân gây nhiễm trùng hiếm gặp do truyền máu gồm virus West Nile, viêm gan A, parvovirus B-19, Bệnh babesia, Bệnh Lyme, Bệnh ehrlichiosis, Bệnh Chagas, Giang mai, herpesvirus 8.
Viết tắt:
FNHTR: phản ứng truyền máu sốt không tan máu;
HTLV: virus gây giảm lympho T;
TRALI: tổn thương phổi cấp do truyền máu.