Xảy ra từ thời kỳ thai nhi còn ở trong tử cung của người mẹ, do những lực cơ học tác động làm cho chỏm xương đùi trượt ra khỏi ổ cối xương chậu. Ở trẻ sơ sinh bình thường, khớp hông (khớp háng) thường vững chãi và không bị trật khớp, ngay cả khi làm các thủ thuật mạnh. Trong trường hợp trật khớp hông bẩm sinh, có thể thấy những mức độ sau: trật khớp thật sự và không nắn lại được, trật khớp hông có thể nắn được, hoặc khớp hông dễ bị trật khớp. Trật khớp hông bẩm sinh có thể chỉ ở một bên làm cho một chi bị ngắn hơn, hoặc trật khớp cả hai bên. Trong tuần thứ nhất sau khi sinh, trật khớp hông bẩm sinh chủ yếu được phát hiện nhờ khám lâm sàng, làm thử nghiệm Ortolani: khép rồi dạng đùi của trẻ khi đùi đang ở tư thế gấp vào bụng, sẽ thấy chỏm xương đùi nhô lên. Nếu chỏm xương đùi nhô lên chuyển từ phía trong ra phía ngoài thì dễ bị trật khớp hông, còn nếu chỏm nhô lên chuyển từ phía ngoài vào phía trong thì đó là dấu hiệu khớp bị trật. Nếu thấy các động tác của khớp không thoả đáng thì phải làm siêu âm và hội chẩn với một chuyên gia. Trong những thể trật khớp hông một bên ở trẻ còn bú, khi kéo bên chi bị trật khớp mạnh hơn so với bên lành, thì có thể làm cho bên chi trật khớp hông dài thêm ra (dấu hiệu Dupuytren). Ngoài ra chi bị trật khớp còn hơi bị xoay vào trong nhiều

hơn so với bên lành (dấu hiệu Gourdon). Điều trị: Nếu chẩn đoán được ngay từ lúc sơ sinh thì làm chỉnh hình. Nếu chẩn đoán trong khoảng từ 12 đến 18 tháng tuổi thì có thể hoặc điều trị chỉnh hình, hoặc chờ 4 năm sau thì phẫu thuật. Tư thế dạng không đúng lúc hoặc mang tính dự phòng có thể gây ra viêm xương-sụn. Ở người lớn hoặc trẻ em đã lớn, điều trị bằng phẫu thuật.

0/50 ratings
Bình luận đóng