MỤC ĐÍCH CỦA TIỀN MÊ

  • Tạo điều kiện thuận lợi tách trẻ em ra khỏi bố mẹ ruột một cách nhẹ nhàng, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc gây mê.
  • Những tác dụng khác có thể đạt được do tác dụng dược lý của thuốc mê.

+ Giảm sự lo lắng, an thần, dễ quên, gây ngủ.

+ Ngăn chặn những stress sinh lý (tránh nhịp tim nhanh ở bệnh nhân tim bẩm sinh có tím).

+ Làm giảm tổng liều thuốc mê.

+ Làm giảm khả năng hít phải dịch acid dạ dày.

+ Cắt được các phản xạ thần kinh thực vật.

+ Làm giảm tiết nước bọt và sự bài tiết.

+ Làm giảm buồn nôn và nôn.

+ Làm giảm đau trong mổ.

NHỮNG SỰ CÂN NHẮC TRƯỚC KHI TIỀN MÊ

Thời gian thoả đáng cho thuốc có tác dụng (tuỳ thuộc vào thuốc tiền mê).

Cân nhắc đường đưa thuốc vào (đường nào làm cho trẻ ít sợ nhất sẽ đạt được lợi ích hơn dự báo).

Bệnh nhân có chống chỉ định với thuốc tiền mê được sử dụng không? (rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, khó thở, thiếu khối lượng tuần hoàn…).

Những tác dụng phụ của thuốc có làm ảnh hưởng tới sự thiêu khối lượng tuần hoàn, suy hô hấp, tăng nhịp tim.

Trẻ em < 6 tháng không cần tiền mê (vì dễ tách mẹ, dễ suy hô hấp).

Tuổi vị thành niên đặc biệt nhạy cảm về thân thể và dễ mất sự kiềm chế.

Những bệnh nhân đã có sự khó chịu lần vào viện trước đó.

Những bệnh nhân không thể giao tiếp được hoặc không có sự hợp tác.

Bố mẹ bệnh nhân có được vào phòng mổ không? Sự xuất hiện của bố mẹ như là liều thuốc tiển mê, giảm sự lo lắng của bệnh nhân đáng kể.

Nên dán EMLA (Entectic mixture of local anesthetics 25% lidocain + 25% prilocain) tránh gây đau khi tiêm, dán trước khi tiêm 1 giờ, không dùng cho sơ sinh.

NHỮNG NHÓM THUỐC TIỀN MÊ

Nhóm benzodiazepin

Diazepam

  • Tác dụng:

+ Làm giảm sự lo lắng, an thần, ít ảnh hưởng tới tuần hoàn, hô hấp, ít khi gây nôn và buồn nôn.

+ Hấp thu qua đường ruột tốt hơn tiêm bắp.

+ Dễ kết tủa và là nguyên nhân gây cảm giác nóng, đau, khi tiêm tĩnh mạch.

+ Liều thấp có tác dụng ngược lại: hưng phấn, kích thích…

+ Thời gian bắt đầu tác dụng chậm nhưng kéo dài.

  • Liều lượng:
  • 1- 0,2mg/kg/TM; 0,5mg/kg/uống, đặt hậu môn, TB.

Midazolam

  • Tác dụng:

+ Thời gian tác dụng nhanh, sử dụng rộng rãi trong tiền mê, không ảnh hưởng tới tuần hoàn, hô hấp.

+ Tác dụng ngắn tốt cho mổ cấp cứu và mổ trong ngày.

  • Liều lượng: 0,5mg/kg/uống; 1mg/kg/đặt hậu môn; 0,08 – 0,5mg/kg/TB; 0,2-0,3mg/kg/nhỏ mũi.

Nhóm barbitural

Phenobarbital hoặc secobarbital:

  • Tác dụng:

+ An thần, giảm đau, nhưng làm giảm tuần hoàn và suy hô hấp.

+ Gây ngứa và có cảm giác khó chịu, đau lâu khi tiêm bắp.

  • Liều lượng: 2-3mg/kg/uống; 2-4mg/kg/ đặt hậu môn; 3-4mg/kg/ TB.

Nhóm Opioid

Morphin hoặc meperidin:

  • Tác dụng:

+ Làm an thần giảm đau, có ức chế tuần hoàn, hô hấp, gây buồn nôn và nôn, ngứa và có cảm giác khó chịu.

+ Kết hợp với barbiturat và scopolamin có tác dụng giảm đau tốt, đặc biệt với bệnh nhân bị bệnh tim có tím.

  • Liều lượng: morpbin: 0,1 – 0,2mg/kg/TM, TB; meperidin 1-2mg/kg/ TM, TB.

Nhóm anticholinergic

Atropin và scopolamin:

  • Tác dụng:

+ Giảm tiết nước bọt, giảm tiết dịch (Có thể gây sốt, co giật, mẫn đỏ, khô miệng).

+ Nên cho nhóm thuốc này khi phẫu thuật: có co kéo đường thở, hoặc dây thần kinh X.

+ Co kéo màng bụng, mổ mắt hoặc trước đó có dùng succinylcholin và ketamin.

+ Atropin có tác dụng lên dây thần kinh X tốt hơn scopolamin nhưng scopolamin có tác dụng giảm đau và ít khô miệng hơn atropin.

  • Liều lượng: Abropin 0,02mg/kg/TB, uống. 0,01mg/kg TM.

Scopolamin 0,02mg/kg/TB. 0,01mg/kg/TM.

NHỮNG THUỐC VỪA DÙNG LÀM TIỀN MÊ VỪA DÙNG LÀM KHỞI MÊ

  • Ketamin dùng tiền mê rất tốt cho bệnh nhân bất hợp tác. Nhược điểm tăng tiết dịch có thể gây nôn, co thắt thanh quản (do bảo vệ đường thở), nhịp tim nhanh và tăng HA.
  • Khi dùng ketamin nên dùng kết hợp với nhóm thuốc antisalagogue để giảm thiểu tiết nước bọt và tiết dịch.

Liều lượng: ketamin 2-5mg/kg/TB; 3mg/kg/nhỏ mũi; 8-10mg/kg/bơm hậu môn.

Thiopental và propofol với liều nhỏ làm cho bệnh nhân ngủ ngay tránh được sự lo lắng.

Liều lượng: Thiopental 1-2mg/kg/TM.

Propofol 0,5-1mg/kg/TM.

0/50 ratings
Bình luận đóng