CÂU HỎI

Bệnh nhân nữ, 64 tuổi, bị ung thu vú giai đoạn IV nhập viên trong tình trạng tụt huyết áp và khó thở. Huyết áp là 92/50mmHg, nhịp tim là 112l/p, có tĩnh mạch cổ nổi, không xẹp khi hít vào. Tiếng tim mờ, huyết áp tối đa tụt xuống 70mmHg khi hít vào (mạch đảo). Siêu âm tim thấy có nhiều dịch trong khoang màng ngoài tim, và có chèn ép tim cấp gây thất phải không giãn được. Giá trị nào sau đây phù hợp nhất với kết quả thông tim phải nếu được tiến hành?
 

 

Áp

lực

nhĩ

phải

Áp

lực

thất

phải

Áp

lực

động

mạch

phổi

Áp

lực

mao

mạch

phổi

bít

A

5

20/5

25/10

12

B

8

20/10

30/12

20

C

17

40/17

45/17

17

D

18

40/20

45/25

10

TRẢ LỜI

Chèn ép tim cấp xảy ra khi có tích tụ dịch trong khoang màng ngoài tim, làm tăng áp lực tại khonag màng ngoài tim, giảm dòng máu vào tim trong kỳ tâm trương, dẫn đến giảm cung lượng tim. Hầu hết nguyên nhân gây ra chèn ép tim cấp thường là bệnh lý tăng sản, suy thận, viêm ngoại tâm mạc vô căn. Khối lượng dịch gây ra chèn ép tim cấp khác nhau và thay đổi tùy thuộc vào mức độ cấp tính của lượng dịch xuất hiện trong khoang màng ngoài tim. Đối với lượng dịch xuất hiện cấp tính thì chỉ cần khoảng 200ml là đủ gây ra chèn ép tim cấp, trong khi đó đối với các bệnh lý gây tràn dịch mạn tính thì cần đến khoảng 2000ml mới gây ra chèn ép tim cấp. Chèn ép tim cấp có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng dẫn lưu khoang màng ngoài tim.Đặc điểm cảu bệnh lý chèn ép tim cấp là tụt huyết áp, tiếng tim mờ, tình mạch cổ nổi với sóng X xuống nhanh và không có sóng Y. Những triệu chứng này được gọi là tam chứng Berk. Đối với chèn ép tim mạn tính thì các triệu chứng có thể giống như suy tim, là khó thở và khó thở khi nằm. Mạch đảo cung có thể biểu hiện trong chèn ép tim. Đó là hiện tượng huyết áp khi hít vào phải giảm do khối lượng tuần hoàn vào thất nhiều hơn,do áp lực âm của lồng ngực tăng, thường huyết áp tối đa giảm khoảng 10mmHg, nhưng trong chèn ép tim thì không xảy ra. Trên ECG có thể có thay đổi. Siêu âm tim thấy có dịch ở khoang màng ngoài tim, thông tim cho thấy áp lực của mọi buồng tim ngang băng nhau. Đây là lý do chọn đáp án C khi áp lực mao mạch phổi bít, áp lực động mạch phổi, áp lực nhĩ phải, áp lực thất phải trong kỳ tâm trương. Đáp án B là cá giá trị trong suy tim sung huyết và D là giá trị trong tăng áp lực động mạch phổi.

Đáp án: C.

0/50 ratings
Bình luận đóng