I. ĐẠI CƯƠNG

1. Định nghĩa

Teo ruột non là sự gián đoạn hoàn toàn lưu thông của lòng ruột non.

2. Tần suất

  • 1/1.000 trẻ sinh sống
  • Teo hỗng – hồi tràng: teo tá tràng = 2:1
  • Không có sự khác biệt giữa nam và nữ

3.  Phân loại

ThểKiểu teoMạc treo
IMàng ngănBình thường
IIDây xơKhông gián đoạn
 

III

aGián đoạn 2 đầu tậnKhuyết mạc treo
bTeo hỗng tràng, đoạn xa xoắn quanh mạch máu mạc treoKhuyết mạc treo
IVTeo nhiều chỗ

4. Bệnh sinh

  • Tổn thương mạch máu mạc treo ruột
  • Xoắn ruột, lồng ruột trong thai kỳ.
  • Ruột bị kẹt trong dị dạng thành bụng

II.  CHẨN ĐOÁN

1. Bệnh sử

  • Chẩn đoán trước sinh:

+ Đa ối.

+ Quai ruột dãn.

+ Nôn dịch mật.

  • Phần lớn không tiêu phân su 24 giờ đầu sau
  • Bụng chướng 12 – 24 giờ sau

2. Triệu chứng lâm sàng

Vàng da

Bụng chướng, quai ruột nổi

Bụng nề đỏ khi biến chứng viêm phúc mạc

Thông dạ dày có dịch mật

Thăm trực tràng hay thông trực tràng không có phân, có thể dịch nhày trắng

Tìm dị tật phối hợp

3. Cận lâm sàng

  • Huyết đồ.
  • Đông máu toàn bộ.
  • Ion đồ.
  • Đường huyết
  • Chức năng gan, thận
  • Khí máu động mạch
  • X-quang bụng không sửa soạn:

+   Quai ruột dãn, mức khí dịch.

+   Nốt vôi hóa hoặc hơi tự do nếu có viêm phúc mạc bào thai.

4. Chẩn đoán

  • Chẩn đoán xác định:

+   Lâm sàng: nôn dịch vàng xanh, bụng chướng, không tiêu phân su.

+   X-quang: quai ruột dãn, không có hơi trong trực tràng.

  • Chẩn đoán phân biệt:

+   Tắc ruột phân su.

+   Hirschsprung.

+   Xoắn ruột.

+   Thoát vị nội.

+   Ruột đôi.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

  • Điều chỉnh rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm
  • Kháng sinh đường tĩnh mạch
  • Phẫu thuật càng sớm càng tốt khi tình trạng bệnh nhân ổn định
  • Tái lập lưu thông ruột

2. Phương pháp mổ

  • Đường mổ ngang trên rốn
  • Thám sát toàn bộ đường tiêu hóa tìm thể loại teo ruột và dị tật phối hợp
  • Bơm nước muối vào túi cùng xa nhằm phát hiện teo ruột nhiều nơi
  • Nối ruột tận – tận một thì:

+   Tình trạng bệnh nhi ổn định.

+   Đoạn ruột bên dưới mạch máu nuôi tốt.

+   Cắt bỏ 2 đầu túi cùng.

  • Cắt bỏ túi cùng trên dãn lớn nếu nằm xa góc
  • Làm nhỏ khẩu kính túi cùng trên và đặt thông qua miệng nối nếu nằm gần góc

+   Nối ruột bằng chỉ đơn sợi.

  • Dẫn lưu ruột ra da: kiểu Mikulicz, Bishop-Koop hay
  • Đóng dẫn lưu ruột ra da sau 15 – 45 ngày sau tùy theo thể trạng của bệnh

3. Sau mổ

  • Nằm đầu
  • Duy trì thân nhiệt
  • Hỗ trợ hô hấp
  • Điều trị sốc nếu có.
  • Điều chỉnh rối loạn nước điện giải, toan kiềm
  • Dẫn lưu dạ dày, nuôi ăn tĩnh mạch
  • Bắt đầu cho ăn qua đường tiêu hóa khi thông dạ dày ra dịch trong.

IV.   THEO DÕI

Theo dõi và điều trị biến chứng

  • Xì miệng nối: xảy ra từ ngày thứ 4 – 6

+   Bụng chướng.

+   Trụy mạch ngoại biên, tím tái, thở nhanh.

+   X-quang bụng không sửa soạn: hơi tự do trong ổ bụng.

+   Xử trí: đưa ruột ra da.

– Miệng nối không hoạt động: 3 tuần.

+   Bụng chướng.

+   Chưa đi tiêu.

+   X-quang: quai ruột dãn lớn.

+   Xử trí: tùy vào tình trạng bệnh nhi:

  • Đưa ruột ra da
  • Cắt đoạn ruột dãn lớn và nối lại

Tái khám

Lịch tái khám: sẽ theo dõi mỗi tháng trong 6 tháng đầu

Sau đó sau 3 – 6 tháng trong 1 năm đầu.

Các dấu hiện cần theo dõi: nôn ói, hội chứng kém hấp thu, cân nặng, phát triển về thể chất

Chăm sóc đoạn ruột đưa ra da, thời điểm đóng dẫn lưu ruột ra da

0/50 ratings
Bình luận đóng