Chỉ định nội soi dạ dày tá tràng
Đau bụng tái diễn: đau bụng ≥ 3 lần trong vòng 3 tháng, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
Nôn, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, nóng rát thượng vị.
Xuất huyết tiêu hóa.
Thiếu máu thiếu sắt chưa rõ nguyên nhân đã loại trừ các nguyên nhân khác.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori
Chẩn đoán loét dạ dày tá tràng dựa vào nội soi.
Chẩn đoán viêm dạ dày dựa vào mô bệnh học (theo phân loại Sydney).
Chẩn đoán nhiễm Helicobacter pylori: khi có ≥ 2 trong số các tiêu chuẩn sau:
+ Mô bệnh học có vi khuẩn Helicobacter pylori (+).
+ Test nhanh Urease(+).
+ Nuôi cấy mảnh sinh thiết dạ dày có vi khuẩn HP(+).
+ Nếu chỉ 1 trong 2 xét nghiệm mô bệnh học và test urease (+), tiến hành làm thêm test thở hoặc test phân(mọi lứa tuổi), nếu test thở hoặc test phân dương tính xác định có nhiễm Helicobacter pylori.
Trường hợp ngoại lệ: Nếu gia đình từ chối nội soi: chỉ định làm test thở hoặc test phân (mọi lứa tuổi).
Nếu test (-) tìm nguyên nhân khác.
Nếu test (+) thảo luận gia đình để soi dạ dày chẩn đoán nguyên nhân đau bụng. Trẻ biểu hiện lâm sàng và có tổn thương loét trên nội soi và có nhiễm H. pylori được xác định bằng test nhanh urease, test thở hoặc test phân (+), bố mẹ điều trị ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng => điều trị theo phác đồ 1.
Trẻ có tổn thương trên nội soi và mô bệnh học có Hp (+): giải thích cho gia đình và đưa ra quyết định có điều trị diệt Hp hay không sau thảo luận với cha mẹ/người giám hộ trẻ.
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày do Helicobacte Pylori
Điều trị phác đồ 1
Trẻ < 8 tuổi
Amoxicillin + Clarithromycin + PPI.
Amoxicillin + Metronidazole + PPI
Trẻ > 8 tuổi
Amoxicillin + Clarithromycin + PPI.
Amoxicillin + Metronidazole + PPI
Tetracyclin (hoặc) Doxycyclin + Metronidazol + PPI (trẻ đã thay hết răng).
Liều lượng
Amoxicillin: 50mg/kg/ngày.
Clarithromycin: 20 mg/kg/ngày.
PPI (omeprazole): 1 mg/kg/ngày.
Metronidazol: 20 mg/kg/ngày.
Tetracyclin: 50 mg/kg/ ngày.
Doxycyclin: 5 mg/kg/ngày.
Đánh giá hiệu quả diệt H. Pylori
Tiến hành sau khi:
– Dừng kháng sinh ≥ 4 tuần.
– Dừng PPI ≥ 2 tuần.
Phương pháp:
– Test thở C13 hoặc Test phân
Kết quả:
– Nếu test (-) sạch vi khuẩn.
– Nếu (+) còn vi khuẩn, phác đồ thất bại.
Trường hợp điều trị thất bại
Nếu bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng: cần theo dõi và hẹn khám lại định kỳ.
Nếu bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày, urease test, mô bệnh học, nuôi cấy HP và làm kháng sinh đồ
Nếu cấy H.pylori (+) và làm được kháng sinh đồ: điều trị theo kháng sinh đồ: kết hợp 2 loại kháng sinh nhạy cảm + PPI trong 2 tuần.
Nếu cấy H.pylori (-):
+ Thay kháng sinh khác loại kháng sinh đã dùng trong phác đồ 1.
+ Tăng liều.
+ Kéo dài thời gian điều trị.
+ Phối hợp Bismuth.
Chữ viết tắt: PPI: Proton-pump-inhibitor (thuốc ức chế bơm proton)