Bị bỏng là bị thương do tai biến thường gặp. Nhất là các phụ nữ chủ gia đình thường bận rộn với các công việc ở bên cạnh bếp có đặt nồi nấu, vẫn không tránh khỏi có những lúc sơ ý bị nước sôi, canh đang sôi, cháo mối bắc ra làm bị thương gây bỏng. Các bà nội trợ chủ gia đình ở Trung Quốc thường có một câu nói lưu truyền từ rất lâu là sau khi bị bỏng lấy xì dầu bôi lên ngay trên mặt chỗ bị bỏng sẽ làm cho không bị nổi bọng nước hoặc ít nổi bọng nước, vết bỏng sẽ nhanh khỏi. Còn các bà nội trợ chủ gia đình ở các nước Âu – Mỹ cũng có một cách nói tương tự như vậy: nếu bị bỏng thì bôi lên đó dầu salad tốt hay dầu quả trám tốt. Cách nói của các bà nội trợ ở Trung Quốc cũng như ở Âu – Mỹ tuy có khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là: Dù gì cũng không được nhúng ngâm chỗ bị bỏng vào trong nước lạnh, làm như vậy sẽ dễ nổi mọng nước, dễ bị cảm nhiễm!
Nhưng cho đến hôm nay, theo những điều các chuyên gia y học hiện đại mách bảo chúng ta thì hoàn toàn trái ngược lại với cách nói trên đây: Tuyệt đối không được nhúng chỗ bị bỏng vào các loại xì dầu hoặc các loại dầu ăn khác! Nếu bị bỏng ở tay thì cần lập tức ngâm chỗ tay bị bỏng đó vào trong nước lạnh; nếu là bị bỏng ở trên thân mình thì tưới nước lạnh vào chỗ bị bỏng càng nhanh càng tốt.
Do vì da con người là vật dẫn nhiệt không tốt, cho nên ở nhiệt độ cao vẫn cần có thời gian nhất định mới có thể truyền vào tầng sâu của da cho nên khi vừa mới bị bỏng, da vẫn chưa mọc mọng nước, cũng chưa bị rách. Nếu lúc bấy giờ lập tức cho bộ vị bị bỏng ngâm trong nước lạnh thì có thể tranh thủ trước khi nhiệt lượng cao gây tổn hại ở tầng sâu làm cho nhiệt lượng đang ở lớp da ngoài cùng với nguồn nhiệt cao còn lại ở trên da bị nước lạnh nhanh chóng tản đi, nhiệt độ sẽ hạ thấp đột ngột, làm cho nhiệt lượng không kịp truyền đưa vào lớp da sâu bên trong. Phương pháp này trong y học gọi là “tán nhiệt cấp”. Trong y học gọi bỏng mới chỉ ở mức độ tấy đỏ, đau rát thôi là bỏng ở độ I; nếu sau khi bỏng đã mọc bọng nước thì căn cứ vào mức độ bỏng nước to hay nhỏ, sâu hay nông mà phân chia thành bỏng ở độ II và bỏng ở độ III. Qua “xử lí lạnh” kịp thời như trên có thể làm cho mức độ bị phá hoại của tế bào da giảm đến mức thấp nhất, thường có thể không chế mức độ bỏng ở trong độ II, thậm chí ở trong độ 1. Còn nếu bôi xì dầu, bôi các loại dầu ăn hoặc vội chạy vạy đi tìm mua cao chữa bỏng để về bôi, như vậy đều chỉ làm chậm lại thời gian “xử lí lạnh” và sẽ gây tổn hại càng sâu càng rộng vết tổn thương do bỏng.
Một trong những biện pháp cấp cứu bệnh nhân bỏng của Trung tâm cấp cứu bỏng của Mỹ là ngâm tắm lạnh người bị bỏng trong nước lạnh vô trùng. Tuy nước lạnh thông thường chưa qua tiêu độc, nhưng sau khi bị bỏng, chỉ cần da chưa bị rách nát, thì cần nhanh chóng không chút chậm trễ ngâm chỗ bị bỏng vào trong nước lạnh để xử lí tản nhiệt.
Thực tiễn điều trị y học đã chứng minh mức độ bị tổn thương do bỏng trong gia đình và mức độ hiệu quả trong chữa trị tốt hay xấu phần lớn quyết định chính là ở việc xử lí cấp cứu kịp thời sau khi bị bỏng có chính xác hay không. Hiện việc cấp cứu tản nhiệt bằng nước lạnh là phương pháp xử lí cấp cứu kịp thời có hiệu quả nhất, tiện lợi nhất. Nói chung, sau khi bị bỏng, càng sớm nhanh ngâm trong nước lạnh bao nhiêu, hiệu quả càng tốt bấy nhiêu; nhiệt độ nước lạnh càng thấp bao nhiêu hiệu quả càng tốt bấy nhiêu; nhưng không thể thấp dưới – 60°c được, nhiệt độ nước dùng để ngâm chỗ bị bỏng lí tưởng là từ – 60°c đến 12°C; thời gian ngâm chỗ bỏng trong nước lạnh là từ 20 đến 30 phút.
Nếu bị bỏng để quá lâu, không kịp xử lý, đã xuất hiện các bọng nước, khi đó mới ngâm trong nước lạnh thì hiệu quả sẽ rất kém, nhưng vẫn có tác dụng giảm nóng rát, đau đớn, giảm tiết ra chất dịch ở trong các tổ chức, ức chế các bọng nước phát triển, có tác dụng tích cực đối với việc hồi phục sau khi bị bỏng. Nhưng nếu các bọng nước đã bị vỡ loét ra, hoặc chỗ da bị bỏng cháy, thì không được ngâm trong nước lạnh, bởi vì khi đó da đã bị rách nát, các vi khuẩn trong nước sẽ xâm nhập vào cơ thể từ những chỗ rách nát đó, gây cảm nhiễm, hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.