Làm sao để khắc phục chứng bệnh lười biếng

Có một căn bệnh thế kỷ nguy hiểm hơn cả AIDS. Căn bệnh mà ai cũng từng mắc phải và rất khó khắc phục. Mỗi người chúng ta mắc phải bệnh này vì những tác nhân gây bệnh khác nhau, hãy cùng nhau bắt bệnh và kê toa để xem kỹ năng phân tích của chúng ta về căn bệnh “lười biếng” này nhé!

Những dấu hiệu để phát hiện bệnh lý:

Tác phong làm việc lề mề

Hay trì hoãn và né tránh những công việc mà mình cần làm trong ngày.

Hay lo âu, sợ hãy không làm gì, thích được “há miệng chờ sung rụng”.

Không làm, đưa ra 1001 lý do để trốn tránh công việc.

Luôn xem thời gian là vô hạn nên thường không tranh thủ để có thể hoàn thành công việc một cách sớm nhất.

“Chuyện hôm nay chớ để đến ngày mai bạn nhé”

Khi phát hiện những triệu chứng lười biếng chúng ta phải làm sao?

Chia công việc ra làm nhiều phần nhỏ để làm: như vậy sẽ tăng khả năng hoàn thành và cũng cố niềm tin khi thực hiện.

Tạo cho mình một thời gian để làm những việc mà mình không vừa ý nhất: nhằm để rèn luyện ý chí, khắc phục tác phong lề mề của chúng ta.

Bắt tay vào việc ngay bây giờ: quần áo của các bạn đã giặt chưa? Bài tập đã làm xong hết chưa? Đã chuẩn bị bài vỡ cho buổi học vào ngày mai chưa…. Nên bắt buộc mình làm sớm mọi việc, chớ để kéo dài.

Hãy chọn những việc gì mình cảm thấy hứng thú làm trước. Ví dụ : nếu bạn không thích làm bài tập mà lại thích đọc sách, tư liệu thì hãy làm trước, để thinh thần bạn được khích lệ.

Hãy phân tích lợi và hại:c ần phân tích mục tiêu một cách có ý thức để thấy lợi ích của việc làm ngay và tác hại của sự trì trệ, từ đó chúng ta quyết tâm lao vào công việc một cách không chậm trễ.

Đưa ra cam kết đảm bảo hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định: như vậy sẽ tạo cho bạn một cảm giác có sự thúc giục,vì điều này có tác dụng khắc phục tính lề mề.

Tiến hành kiểm tra lại việc mà mình đã làm hàng ngày, quyết tâm sống thật tốt cho từng ngày một, hôm nay phải hơn chính mình của ngày hôm qua, xem thời gian là vàng bạc

Can đảm khi thực hiện: lấy hết dũng khí và năng lực của mình ra để khắc phục sự nhút nhát, trong khi thực hiện chỉ cần bạn không tự hạn chế mình, dám tìm bước đột phá sẽ phát hiện được tiềm năng sẵn có trong bạn.

Có một gợi ý nhỏ để làm được những điều trên, chỉ cần bạn đặt câu hỏi cho bản thân bạn vào mỗi buổi sáng:

Vấn đề lớn nhất trước mắt là gì ?

Dự định giải quyết đến mức nào trong hôm nay ?

Cái gì cần làm trước ?

Nếu bạn không khắc phục được tác phong lề mề của mình và điều tất yếu dẫn bạn sẽ bị bệnh lười biếng!

Tác hại của bệnh lười biếng:

“ Lười biếng là nguyên nhân số một giết chết sự thành công“

Lười biếng là thói quen xấu, nó bắt nguồn từ việc thiếu lý tưởng và mục đích sống, xuất phát từ chỗ không có chỗ dựa tinh thần, đời sống tinh thần nghèo nàn, thích an nhàn sợ khó khăn, không có nghi lực… Ngoài ra, sức khỏe kém cũng đẫn đến bệnh lười biếng, con người có tính lười biếng như con thuyền nặng nề khó vượt nhanh được.

Nếu bạn muốn hạnh phúc và thành công điều tiên là phải chữa được bệnh lười biếng này!

Muốn khắc phục bệnh lười biếng cần phải:

Trước hết phải đổi mới lý tưởng và mục tiêu sống: phải nhiệt tình đi vào cuộc sống, tự làm phong phú thế giới nội tâm, vì đó là thang thuốc đẩy lùi bệnh lười biếng, chỉ có cách đối diện vơí khó khăn, tiến lên từng bước, rút ra bài học kinh nghiệm để tự khích lệ mình mới có thể chiến thắng bệnh lười biếng.

Tăng cường nghị lực, rèn luyện ý chí: chiến đấu với bản thân, tiêu diệt mặt cảm, thói hư, tạo ra niềm hứng thú trong công việc, dần dần bệnh lười sẽ tan biến.

Định ra thời khóa biểu làm việc, nghỉ ngơi và tuân thủ một cách nghiêm ngặt: với một cuộc sống đầy đủ, nhịp điệu nhanh chóng, tâm trạng vui vẻ, bệnh lười sẽ không còn chỗ chen vào.

Nói chung bệnh lười biếng không đáng sợ nhưng khó tránh, lại dễ trị, chỉ cần chúng ta quyết tâm sẽ chiến thắng được bệnh lười. Bệnh lười nên trị sớm, đừng kéo dài, càng về sau điều trị rất khó khăn.

Kỹ năng phân tích bệnh lười biếng

Có một căn bệnh thế kỷ nguy hiểm hơn cả AIDS. Căn bệnh mà ai cũng từng mắc phải và rất khó chữa trị. Mỗi người chúng ta mắc phải bệnh này vì những tác nhân gây bệnh khác nhau, hãy cùng nhau bắt bệnh và kê toa để xem kỹ năng phân tích của chúng ta về căn bệnh “lười biếng” này nhé!

Lệ thuộc cảm xúc bản thân

Trường hợp này không phải là “hàng hiếm” và nguyên nhân đầu tiên do chúng ta luôn tìm cách để có những cảm giác dễ chịu tức thời, trong khi hậu quả lâu dài thì còn xa nên tính sau. Hiện tượng này còn gọi là sự “nô lệ cảm xúc”.

Ý chí ít được mài giũa

Khi gặp bài toán khó, bạn thường hay quyết tâm giải bằng được hay tự nhủ: “Thôi kệ, để mai lên lớp, thầy giải luôn cho khỏe”? Dần dà, những lần phản ứng theo kiểu dây dưa như thế sẽ tạo nên một lối mòn ăn sâu vào tâm thức. Và những lần sau thì buông xuôi, tới đâu thì tới.

Không có động lực

Xe chạy phải có động cơ. Thủ phạm thứ ba làm ta lười chính là thiếu động lực hành động.

Nhiệm vụ không rõ ràng

Có bao giờ bạn tự hỏi: “Trời ơi, quá nhiều việc để làm nên chẳng biết phải làm cái nào trước”?

Sức khỏe kém

Nếu tất cả nguyên nhân trên đều không phải thì bạn nên kiểm tra lại “mức xăng” của mình. Nếu có biểu hiện ngủ nhiều, uể oải, hay chóng mặt, đầu óc cứ oang oang và thường xuyên có cảm giác rỗng tuếch thì có lẽ cơ thể bạn đã hỏng hóc làm bạn không còn “chạy tốt”.

“Kê toa” khắc phục bệnh:

Để có thể “chia tay” với bệnh lười, bước đầu tiên bạn cần phải làm là “bắt mạch” xem những nguyên nhân nào trong năm điều đã kể trên là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng hiện tại của bạn. Sau đó bạn hãy tìm hiểu thêm về những “toa thuốc” tâm lý để lấy lại sự “tự do” cho mình.

Toa thuốc số 1: Cảm xúc chiến thắng

Viên thuốc thứ nhất: hình dung ra kết quả và hậu quả

Hãy hình dung xem bạn sẽ thế nào nếu “vượt lên được chính mình”? Kết quả tốt đẹp to lớn phía trước sẽ kích thích bạn vượt qua những dễ chịu nho nhỏ trước mắt. Song song đó, hãy “chêm” vào hình ảnh bạn sẽ “đạt được” nếu như mình chịu thua và bắt đầu đắm chìm trong những thú vui lặt vặt.

Viên thuốc thứ hai: Treo giải thưởng

Bạn lười vì bạn thích hưởng thụ. Hãy tận dụng điểm yếu để biến thành điểm mạnh bằng cách: Treo giải thưởng cho bản thân.

Toa thuốc số 2: Xây dựng lại bức tường ý chí

Viên thuốc thứ nhất: Bài tập ý chí ngắn

Hãy dành ra 15 phút liệt kê tất cả những thói quen “dây dưa” của bạn. Đặt mục tiêu hành động dứt khoát trong thời gian ít nhất 1 tuần. Những lần dứt khoát như thế lặp đi lặp lại nhiều lần nghĩa là bạn đã xây từng viên gạch cho một thói quen mới, một tác phong mới, tác phong công nghiệp, đầy dứt khoát và ý chí.

Viên thuốc số 2: Tự đặt vào thế bí

Hãy công bố cho mọi người trong nhà biết kế hoạch của bạn. Hãy cam kết và đưa ra lời hứa cho sếp/ đồng nghiệp. Nếu không cố gắng chăm chỉ để hoàn thành, bạn sẽ phải “cực kỳ bẽ mặt” trước mọi người.

Toa thuốc số 3: Thổi lửa vào cơ thể

Viên thuốc thứ nhất: Tự tạo đam mê

Hãy cho thêm mồi vào rượu, hãy thổi lửa vào trong đống rơm. Biến hóa công việc nhàm chán thành một hoạt động thú vị. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cá cược với đứa bạn thân xem ai tìm ra đáp án của 3 bài toán trước? Và bạn có thấy nhàm chán khi thử nghiệm một ý tưởng “điên rồ” mình tâm đắc?

Viên thuốc thứ hai: Tìm ra động lực

Trước khi tiến hành bất cứ công việc nào, hãy liệt kê ra ít nhất 3 lợi ích của việc bạn đang làm. Bạn thử mổ xẻ xem trong công việc bạn làm có gì thú vị? Loại công việc nào cũng có cái thú vị của nó, quan trọng là bạn có biết “vạch lá tìm hoa” hay không mà thôi!

Toa thuốc số 4: Biết đường phải đi

Viên thuốc thứ nhất: đặt mục tiêu và kế hoạch rõ ràng

Mục tiêu rõ sẽ giúp bạn biết rằng mình phải đi đâu. Nhưng một điều quan trọng không kém là phải đi như thế nào? Lập ra kế hoạch và phương án thực hiện. Nhớ đặt cho mình một “giờ G” để định ra hạn cuối mà mình phải hoàn tất.

Viên thuốc thứ hai: chia nhỏ

Chia những kế hoạch lớn thành những nhiệm vụ nhỏ. Hoàn thành từng điều một, thay vì “đa mang” bù đầu bù cổ trong suốt thời gian làm. Chia nhỏ công việc cũng giúp bạn nhìn rõ nhiệm vụ hơn, từ đó bạn biết cụ thể mình có bao nhiêu việc phải làm. Song song đó, hãy chia thời gian học/ làm việc thành những khoảng nhỏ, thay cho một kế hoạch dài hạn không khả thi.

Viên thuốc thứ ba: hoạt động mồi

Chọn một việc dễ để làm trước. Việc đầu tiên trơn tru sẽ tạo trớn cho các toa tàu phía sau. Nên nhớ, hãy chọn một nhiệm vụ để khởi đầu, nếu không kế hoạch rất dễ “chết”.

Toa thuốc số 5: “tiêm” vitamin sức khỏe

Nguyên nhân này bạn nên gặp bác sĩ để “tổng duyệt” toàn bộ cơ thể. Song song đó hãy chú ý những loại thức ăn “tiêm” cho bạn nhiều vitamin và năng lượng. Và cuối cùng, phương thức thần diệu muôn thuở chính là tập thể dục. Cơ thể vận động, đầu óc cũng có trớn để vận động. Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể không cường tráng, bạn nhé!

 

LÀM SAO CHO KHẮC PHỤC BỆNH…LƯỜI?

Kì 1: Vì sao ta…lười?

Có bao giờ bạn phải “vật vã đau đớn” với những kì thi, mớ bài tập dồn đống, những công việc trì trệ… chỉ vì một chữ “lười”?

Hãy tự kiểm tra xem mình có thật sự lười hay không bằng trắc nghiệm sau đây nhé!

Khi lập một kế hoạch làm việc, bạn thực hiện nó thế nào?

a. Hoàn thành sớm hơn hoặc đúng tiến độ dự kiến (2đ)

b. Có trễ hơn đôi chút nhưng vẫn hoàn thành (1đ)

c. Thường xuyên “vỡ” kế hoạch (0đ)

Bạn làm bài tập/nhiệm vụ khi nào?

a. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ (2đ)

b. Khi rảnh và có hứng thì làm (1đ)

c. Gần sát nút mới “vắt chân lên cổ” để chạy (0đ)

Hoạt động thường xuyên nhất của bạn trong ngày (trừ 8 giờ ngủ) là gì?

a. Làm việc và tạo ra sản phẩm hoặc học bài làm bài (2đ)

b. Các hoạt động ngang bằng nhau, không có hoạt động nào là thường xuyên nhất (1đ)

c. Nghỉ ngơi, như: nằm, xem tivi, đi vòng vòng, ngủ trưa, xem truyện, chơi game, “chat”, blog, buồn vu vơ… (0đ)

Khi hoàn thành được một đầu việc nhỏ, việc kế tiếp bạn sẽ làm là gì?

a. Tiếp tục lấy đà “rồ ga” hoàn tất những phần còn lại (2đ)

b. Chỉ nghỉ giải lao một tẹo rồi làm tiếp (1đ)

c. “Phải nghỉ ngơi chứ!” (0đ)

Câu nói nào sau đây thường xuyên xuất hiện trong suy nghĩ của bạn?

a. Làm nốt cho nó xong! (2đ)

b. Không biết có nên làm tiếp không… (1đ)

c. Thôi, đành để lần sau vậy! (0đ)

Nếu bạn từ 4 điểm trở xuống, bạn được chẩn đoán là mắc bệnh LLMV (lười làm mọi việc).

Mỗi người chúng ta “mắc phải” một tác nhân gây “bệnh” khác nhau, hãy xem xem bạn thuộc dạng nào trong 5 nguyên nhân sau đây nhé:

Thứ nhất, nô lệ vào cảm xúc bản thân.

H.T.P (học viên trường Trung cấp Khôi Việt) thở dài kể lại tâm sự của mình: “Thông thường, cứ mỗi lần chuẩn bị ngồi vào bàn học là mình lại cảm thấy…đói bụng. Đó là cái cớ để ngay lập tức mình bật dậy đi tìm cái gì đó để ăn. Tuy nhiên sau đó thì lại cảm thấy muốn…nghỉ ngơi mặc dù trong lòng cũng cảm thấy hơi “tội lỗi”. Thấy mình nằm không thì phí thời gian quá nên… bật tivi lên xem hay với lấy cuốn báo để đọc cho có kiến thức… Cứ việc cỏn con này nối tiếp việc be bé kia mà nhiệm vụ chính thì vẫn còn nằm “chình ình” ra đó!”. Trường hợp này không phải là “hàng hiếm” và nguyên nhân đầu tiên là do chúng ta luôn luôn tìm cách để có được những cảm giác dễ chịu tức thời, trong khi hậu quả lâu dài thì còn xa nên…tính sau. Hiện tượng này còn gọi là sự “nô lệ cảm xúc”.

Nguyên nhân thứ hai: Ý chí ít được mài giũa.

Khi gặp một bài toán khó bạn có thường hay quyết tâm giải cho bằng được hay tự nhủ với chính mình: “Thôi kệ, để mai lên lớp rồi cô giải luôn cho khỏe”? Bài vở còn vài trang bạn sẽ “xử lý” nốt hay nhưng ngáp ngắn ngáp dài: “Thôi để sáng mai dậy sớm rồi học”. Và đúng thật 6g sáng hôm sau đồng hồ báo thức reng lên, ngay lập tức bạn với tay tắt cái “bụp”: “Thôi nướng thêm 5 phút nữa thôi!”… Dần dà những lần phản ứng theo kiểu “dây dưa” như thế sẽ tạo nên một lối mòn ăn sâu vào tâm thức, một chút trở ngại cũng đủ để tự nhủ: thôi lần này bỏ qua, để lần sau rồi mình cố gắng và những lần sau thì… buông xuôi “tới đâu thì tới”. Hiện tượng này còn gọi là “thui chột ý chí”.

Nguyên nhân thứ ba: Xe không chạy vì động cơ yếu sinh lực

Theo cuộc khảo sát về hứng thú học tập trong những năm gần đây, gần 75% học sinh và sinh viên cho rằng học hành thì chẳng mấy thú vị. N.M.Vũ (học sinh trường TKH) tâm sự trên blog cá nhân: “Sáng sớm mở mắt đã thấy chữ “chán” treo lơ lửng trên đầu. Ngồi vào bàn chưa đầy 15 phút là đã muốn bật dậy đi đâu đó. Học kì vừa rồi có 2 môn dưới điểm trung bình, bị “ổng bả” nẹt cho một trận. Riết rồi cũng quen, chả muốn làm gì, chẳng còn thiết tha chuyện gì nữa”.

Xe chạy thì phải có động cơ. Thủ phạm thứ ba làm cho ta lười chính là thiếu đi động lực để hành động.

Nguyên nhân thứ tư: Không không biết đường thì cũng chẳng muốn đi

Có bao giờ bạn tự hỏi: “Trời ơi quá nhiều việc để làm nên chẳng biết phải làm cái nào trước”. Thủ phạm thứ tư là chính là do công việc không rõ ràng nên không biết bắt đầu từ đâu. Thiếu kế hoạch, thiếu sắp xếp sẽ làm cho đầu óc trở nên ngập chìm trong một mớ hỗn độn mà sắp xếp lại là cả một vấn đề và điều duy nhất có thể làm là rời bỏ cái mớ hỗn độn đó.

Nguyên nhân thứ năm: Hết pin

Nếu tất cả các nguyên nhân trên đều không phải thì bạn nên kiểm tra lại “mức xăng” của mình. Sức khỏe kém là một bức tường lớn khiến cho bạn phải chùng chân dù chỉ cần bước lên một cái bậc cửa. Nếu như có biểu hiện ngủ nhiều, uể oải, hay chóng mặt, đầu óc cứ oang oang và thường xuyên có cảm giác rỗng tuếch thì có lẽ cơ thể của bạn đã hỏng hóc làm cho bạn không còn “chạy tốt”.

Nếu đã từng nếm trải vị đắng do cái sự lười của bản thân mang lại ắt hẳn bạn sẽ thù ghét nó lắm, nhưng đau đớn là ở chỗ nó cứ kiên trì bám dính mình mãi mà chẳng có cách nào “dứt điểm” nó được.Để có thể “chia tay” với kẻ đeo bám mang tên LLMV, bước đầu tiên bạn cần phải làm là “bắt mạch” xem những nguyên nhân nào trong năm điều đã kể ở trên là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng hiện tại của bạn. Sau đó, bạn hãy tìm hiểu thêm về những “toa thuốc” tâm lý để lấy lại sự “tự do” cho mình.

0/50 ratings
Bình luận đóng