1. Sau khi lao động hay tập luyện vất vả mệt nhọc, kỵ uống bia ngay lúc đó: Có nhiều người sau khi lao động vất vả nặng nhọc muốn uống một cốc bia mát lạnh cho đỡ khát, nghĩ rằng để lấy sức giải được mệt nhọc và cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Thực ra, uống như vậy rất có hại đến sức khỏe. Các nhà khoa học qua nghiên cứu, thực nghiệm đã chứng minh: Sau khi lao động hoặc tập luyện vất vả mệt nhọc mà uống bia sẽ làm cho uric acid trong huyết dịch tăng lên dữ dội, dễ gãy nên bệnh phong tê thấp. Ta biết uric acid là chất kết hợp hữu cơ cao phân tử trong cơ thể con người, là sản vật bị men tiêu hóa phân giải. Khi trị số uric acid trong huyết dịch lên cao khác thường thì có thể tụ tập lại ở các khớp làm cho khớp bị kích thích rất lớn dễ dẫn tới bệnh viêm khớp, dẫn tới bệnh phong tê thấp, về vấn đề này, các nhà khoa học đã từng thử nghiệm trong 1 nghìn nam giới ở tuổi thành niên, để cho họ chạy trong 15 phút, rồi cho uống 633 mg bia, sau đó đo uric acid và nồng độ hypoxanthine trong huyết dịch, thì thấy hàm lượng uric acid đã tăng lên gấp 2,1 lần so với trước lúc chạy, còn trị số hypoxanthine thì cao gấp trên 500 lần trước lúc chạy. Vì thế các nhà khoa học khẳng định sau khi vận động nặng nhọc vất vả, không nên uống bia.Bọt bia
  2. Không uống bia với các món ăn hải sản: Các học giả ở Thái Lan qua nghiên cứu chứng tỏ uống bia với các món ăn hải sản (như cá mực và các loại cá biển v.v…) dễ sinh bệnh phong tê thấp. Bệnh phong tê thấp là do cơ thể không có cách gì bài tiết nhanh uric acid quá nhiều, nên tích đọng lại trong các khớp hoặc phần mềm quanh khớp, gây ra chứng viêm. Khi phát bệnh phong tê thấp, không những các khớp bị sưng tấy đỏ lên và đau buốt, thậm chí còn dẫn tới sốt cao, toàn thân như triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu vậy. Lâu dần, các khớp bị phá hoại dần, thậm chí dẫn tới bệnh sỏi thận và nhiễm độc nước tiểu. Sở dĩ vậy vì các thức ăn hải sản như các loại cá biển khi ăn đều tạo cho cơ thể quá nhiều chất uríc acid, thế mà bản thân bia khi uống vào cũng đã tạo nên khá nhiều uric acid rồi, mặt khác, chính nó lại có tác dụng phá rối hoạt động bài tiết và điều chỉnh sự hấp thu lượng uric acid vừa phải đúng với nhu cầu của cơ thể.
  3. Khi uống bia không được pha nước ngọt có ga vào, vì pha vào như vậy sẽ làm tăng gấp bội lượng dioxide carbon trong bia, làm tăng mạnh sự hấp thu nhanh của dạ dày và ruột đối với chất rượu cồn có trong bia, dễ sinh nhiễm độc rượu cồn.
  4. Tuyệt đối không nên vừa uống bia, vừa uống rượu trắng trong bữa ăn. sở dĩ như vậy vì bản thân bia tuy là đồ uống có độ rượu cồn

    thấp, nhưng trong đó có thành phần dioxide carbon và lượng lớn nước. Sau khi uống rượu xong lại uống bia, hay ngược lại, sẽ tăng nhanh tác dụng thẩm thấu chất rượu cồn vào toàn thân, gây kích thích rất mạnh và làm nguy hại rất nghiêm trọng đối với các cơ quan gan, thận, dạ dày, ruột v.v… của cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát sinh chất men tiêu hóa, làm giảm sút lượng tiết ra dịch vị, dễ dẫn tới các chứng bệnh co giật dạ dày, viêm dạ dày và ruột cấp tính, viêm hành tá tràng và xuất huyết đường tiêu hóa, mặt khác, cũng sẽ gây nguy hại càng lớn hơn đối với tim mạch. Do đó, đứng về giác độ y tế, bảo vệ sức khỏe, chúng ta khuyên tất cả mọi người tuyệt đối không nên uống bia cùng với uống rượu trong một bữa ăn.

0/50 ratings
Bình luận đóng