ĐẠI CƯƠNG

Tâm phế mạn tính là trường hợp phì đại thất phải do tăng áp lực động mạch phổi gây nên bởi những bệnh làm tổn thương chức năng hoặc cấu trúc của phổi như các bệnh ở phế quản, phổi, mạch máu, biến dạng lồng ngực.

Định nghĩa này loại trừ các bệnh của tim gây nên suy thất phải, phì đại thất phải.

  • Lâm sàng

Bệnh tiến triển khá lâu, nhưng càng về sau bệnh càng nặng thêm.

Ở giai đoạn đầu, khó thở nhẹ, ho, khạc đờm.

Ở giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi: Khó thở khi gắng sức, móng tay khum, tím môi và các đầu chi, PaO2 giảm đến 70 mmHg, điện tâm đồ: Sóng p nhọn, Xquang phổi thấy cung động mạch phổi phình, đo áp lực động mạch phổi tăng trên 30 mmHg.

ở giai đoạn suy thất phải: Khó thở, gan to và đau tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan – tĩnh mạch cổ dương tính, phù, mắt lồi, màng tiếp hợp đỏ, tiểụ ít.

Tim nhịp nhanh, có khi có loạn nhịp hoàn toàn, mỏm tim đập dưới mũi ức (dấu hiệu Hartzer dương tính), tiếng thổi tâm thu – mũi ức (hở van ba lá cơ năng), thổi tâm trương ở ổ van động mạch phổi, hở động mạch phổi cơ năng) trong đợt cấp có thể nghe thấy tiếng ngựa phi. áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng (trên 25 cm H2O)

Xquang: hình tim to, cung động mạch phổi nổi.

Điện tâm đồ: sóng p phổi, trục điện tim lệch phải, dày thất phải, mỏm tim quay sau, bloc nhánh phải không hoàn toàn

Khí máu:           PaƠ2 giảm < 70 mmHg

PaC02 tăng > 50 mmHg SaO2 giảm dưới 75% pH máu động mạch < 7,2

  • Nguyên nhân

Có nhiều. Ở đây chỉ nêu một số nguyên nhân chính:

  • Bệnh đường hô hấp và nhu mô phổi
  • Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn, hen phế quản, xơ phổi kẽ, lao phổi thể xơ, bụi phổi, giãn phế quản, bệnh sarcoid, bệnh chất tạo keo, đặc biệt trong bệnh xơ cứng bì.
  • Biến dạng lồng ngực: Gù, vẹo gù cột sống, cắt nhiều xương sườn, dày dính màng phổi, béo bệu.
  • Mạch máu: Tăng áp lực tiên phát động mạch phổi, viêm nút quanh động mạch, tắc mạch phổi tiên phát hoặc do cục máu.

ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

  1. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

Những người bị bệnh phổi – phế quản mạn tính, khi xuất hiện khó thở nên để làm việc nhẹ, không làm việc nặng quá sức, nghỉ ngơi thích hợp. Khi có dấu hiệu suy tim phải cần nghỉ việc hoàn toàn.

Chế độ ăn ít muối.

  1. Kháng sinh trong các đợt bội nhiễm sử dụng kháng sinh rất quan trọng

Có thể sử dụng: Penicillin, amoxillin, chloramphenicol.

Nên dùng dài ngày, với liều cao. Thời gian sử dụng 2 tuần lễ dưới dạng tiêm, uống hoặc khí dung. Nhiều tác giả chủ trương dùng kháng sinh ngoài đợt bội nhiễm để phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhất là vào mùa lạnh.

  1. Corticoid

Rất tốt trong điều trị đợt câp:

  • Prednison 5 mg – ngày 30 mg, uống
  • Hydrocortison 25 mg. Khí dung. Có thể pha lẫn với
  • Depersolon 30 mg, tiêm tĩnh mạch.

Corticoid vừa có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, vừa làm giảm tiết dịch đường thở.

  1. Các thuốc làm giãn phế quản

Rất tốt trong trường hợp do hen phế quản, viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn.

Có thể sử dụng các loại sau:

  • Chất đối kháng giao cảm beta 2: Theo cách hít vào có thể dùng máy xông có định liều (Metered nebulizer)

Thuốc: Metaproterenol, terbutalin (Bricanyl) hoặc Ventolin.

Mỗi lần bơm bóp hai nhát và hít vào mạnh.

Ngày có thể bơm vài ba lần.

  • Chất đôi kháng cholinergicnhư Ipatropium bromid có thể làm giảm tắc nghẽn đường dẫn khí.

Trong đợt cấp tác dụng của thuốc có bị hạn chế.

  • Biidesonid (Pulmicort, Rhinocort) dưới dạng hít có định liều cũng có tác dụng tốt.
  • Theophyllin: Được dùng đối với bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc làm giãn phế quản bằng cách hít vào.

Nên tiêm tĩnh mạch chậm (20 phút)

Thí dụ aminophyllin chứa 80%, theophyllin với liều tấn công là 6 mg/kg. Sau giảm dần và duy trì với liều lượng 0,6 mg/kg/giờ.

Nồng độ theophyllin trong huyết thanh phải được theo dõi và phải đạt từ 10 – 20 mg/1.

Với liều cao có thể gây buồn nôn, nôn, ỉa lỏng, loạn nhịp nhĩ. Tuy nhiên với liều thấp cũng có thể gây nhiễm độc mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào.

  • Oxy liệu pháp

Kết quả rất tốt khi sử dụng oxy liên tục (Ann, Intein Med 1980).

Cần cho thở liên tục khi PaO2 dưới 55 mmHg hoặc SaO2 dưới 88%, hoặc PaO2 từ 55 – 59 mmHg, hematocrit trên 55%

Oxy liệu pháp có thể cải thiện khả năng chịu đựng ở bệnh nhân bị hạ oxy khi gắng sức hoặc vào ban đêm khi đang ngủ. Biện pháp này giúp làm giảm loạn nhịp tim và làm tâm phế mạn tính chậm phát triển.

Ngày nay người ta sử dụng máy chiết suất oxy từ không khí (Concentrateur O2) chỉ cần cắm máy vào nguồn điện, điều chỉnh liều lượng thở và hít thở qua một canuyn đặt vào hai lỗ mũi. Máy loại này thường dùng cho cá nhân tại nhà riêng.

  • Thuốc lợi tiểu và trợ tim

Dùng các thuốc ức chế men anhydrase carbonic như Diamox, Lasilix: 10 mg/kg.

Có thể dùng Aldacton, thuốc này không làm giảm kali máu. Đình chỉ thuốc lợi tiểu khi pH máu dưới 7,30.

Các thuốc glucosid trợ tim chỉ sử dụng khi suy tim còn bù với liều thấp – không dùng khi suy tim mất bù.

  • Các thuốc gây ngủ như Morphin, Phenobartital, hoặc valium (Diazepam) dù bat kì

dưới hình thức sử dụng nào cũng đều chống chỉ định.

  • Phục hồi chức năng hô hấp

Giáo dục cách tập luyện (tập thở)

Ở nhiều nước việc giáo dục này được triển khai qua một trung tâm (Kinesitherapie) nằm trong một viện hoặc một bệnh viện lớn về bệnh hô hấp và phải có người hướng dẫn (Moniteur)

Bằng phương pháp này có thể cải thiện sự chịu đựng của bệnh nhân khi gắng sức, gây cảm giác dễ chịu, yêu cuộc sống.

Bên cạnh đó cần giáo dục và khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lào, thuốc lá, tránh nơi có nhiều bụi, khói. Ở nước ta vấn đề ô nhiễm môi trường do khói, bụi quá lớn. Đây là việc mà bộ Công nghệ và Môi trường cần quan tâm. Hiện nay nhà máy xi măng Hải Phòng phải di chuyển đến một địa điểm khác.

Các nước phát triển và có nền công nghiệp cao, nhà máy thường đặt ở ngoại vi thành phố đông dân để tránh ô nhiễm môi trường.

  • Điều trị cụ thể theo nguyên nhân
  • Ở người béo bệu, ăn chế độ giảm cân
  • Ớ người biến dạng lồng ngực: Tập thở, chống bội nhiễm.
  • Do tắc mạch phổi, nghỉ ngơi tuyệt đối, chế độ ăn râ’t ít muối, thuốc chống đông (heparin) hoặc kháng Vitamin K (Sintrom).
0/50 ratings
Bình luận đóng