Mục lục

  • Khái niệm
  • Phân biệt
  • Phân tích
  • Trích dẫn y văn

Khái niệm

Đại tiện ra máu mủ là chỉ chứng trạng đại tiện ra chất trắng như keo, hoặc đỏ như vỏ dưa, hoặc trắng đỏ lẫn lộn như óc cá, kèm theo đau bụng, đại tiện nhiều lần, lý cấp hậu trọng, Là những biểu hiện chủ yếu của Lỵ tật trên lâm sàng.

Bệnh Lỵ tật, y như nhiều đời bàn khá nhiều, tên gọi bất nhất. Tố vấn – Chí chân yếu đại luận thì ghi là “Trường tích hạ nùng huyết”; Trong Thương hàn luận thì có các điều văn” Nhiệt lợi hạ trọng”, “Hạ lợi tiện nung huyết”, Sách Chư bệnh nguyên hậu luận có “Xích bạch lỵ”, “Nùng huyết lỵ” với 40 loại bệnh hậu; sách Tế sinh phương thì viết: “cái bây giờ bảo là Lỵ tức là xưa gọi là Trệ hạ”.

Chứng này khác với chứng Phúc tả ở chỗ tuy đều có chứng trạng đau bụng, đại tiện nhiều lần, nhưng Phúc tả không lý cấp hậu trọng, đại tiện không ra máu mủ.

Lỵ tật tuy có lúc có thể thấy đại tiện ra huyết đơn thuần, nhưng với các chứng Trường phong, tạng độc đại tiện ra huyết về nguyên nhân cơ chế bệnh và chứng trạng có chỗ khác nhau. Trường phong thì hạ huyết trong mà sắc tươi, giang môn phun ra từng tia máu, hoặc giỏ giọt không dứt, chứ không có chứng trạng đau bụng và lý cấp hậu trọng.

Phân biệt

Đại tiện ra máu mủ do Đại trường thấp nhiệt: Phát bệnh khá gấp, phát nhiệt ố hàn, đau bụng ỉa chẩy, đại tiện nhiều lần, lúc đầu bài tiết ra như nước, sau đó ra máu mủ lẫn lộn, lượng ít và dính nhớt, trệ hạ khó chịu, lý cấp hậu trọng giang môn nóng rát, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc kiêm chứng buồn nôn, nôn mửa, hoặc kiêm chứng ngực bụng bĩ tức, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch phần nhiều Ho.ạt Sác.

Đại tiện ra máu mủ do hàn thấp: Có chứng hạ lý ra trắng nhiều đỏ, ít, trong loãng mà tanh hoặc như nước đậu; đau bụng liên miên, ưa ấm, ưa xoa bóp, lý cấp hậu trọng, kém ăn, bụng bĩ đầy mà không khát, tiểu tiện trong trắng, rêu lưỡi trắng trơn hoặc trắng nhớt, mạch phần nhiêu Trầm Tẽ.

Đại tiện ra máu mủ do cảm nhiễm dịch độc: Phát bệnh nhanh gấp, tình thế bệnh hiểm ác, sốt cao phiền khát, đau bụng kịch liệt, đại tiện ra mủ máu sắc tía hoặc ra phân dạng nước và máu, hôi thối lạ thường, thậm chí thần chí không tỉnh, kính quyết; số ít người bệnh có thể xuất hiện quyết nghịch thở gấp, môi miệng tím tái, sắc mặt xanh nhợt là dấu hiệu nội bế ngoại thoát nguy hiểm, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi phần nhiều vàng ráo, mạch Hồng Sác hoặc Hoạt Sác.Đại tiện ra máu mủ do thử vào Quyết âm: Có chứng phát nhiệt phiền khát, hạ lỵ ra máu và nước hoặc trắng đỏ lẫn lộn, lý cấp hậu trọng, thậm chí chây tay co cứng, mình phát ban chẩn, chất lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi trắng như sương, tiểu tiện sẻn đỏ.

Đại tiện ra máu mủ do hạ tiêu hư hàn: Có chứng hạ lỵ lỏng loãng, có kèm nhầy trắng dính nhớt hoặc tản mạn có màng huyết mỏng, giang nôn nghẹt tắc phải rặn liên tục mới són ra được tí chút tích nhầy, đau bụng âm ỉ ưa nóng, ưa xoa bóp, kém ăn trướng bụng, mỏi mệt yếu sức, thể trạng gày còm, chân tay không ấm, thậm chí hoạt thoát không tự chủ, chất lưỡi nhợt mạch Trầm Tế.

Đại tiện ra máu mủ do âm hư nội nhiệt: Có chứng hạ lỵ, trắng đỏ nhầy dính, ngồi xuống mà rặn, đau bụng liên miên, về chiều triều nhiệt hoặc phát nhiệt nặng về đêm, gày còm yếu sức, phiền khát không yên, trong ngực giống như đói, ăn vào thì trướng, lưỡi khô đỏ ít rêu, hoặc rêu tróc mảng, mạch Tế Sác.

Đại tiện ra mủ máu lúc phát lúc ngưng: Phát bệnh từ từ, bệnh trình khá dài, lúc phát lúc ngưng. Khi phát bệnh, hạ lỵ ra cáu nhớt, đỏ nhiều hơi trắng giống như nước hoa quả, hoặc bài tiết ra huyết tía bẩn đục đơn thuần, hôi thôi lạ thường, Đau lụng âm ỉ, lý cấp hậu trọng mức nhẹ, thời kỳ ngưng phát bệnh thường cảm thấy trướng bụng khó chịu hoặc đau bụng kém ăn , đại tiện bí kết, hoặc tiện bí và đau bụng ỉa chảy xuất hiện luân phiên, lâu ngày sắc mặt vàng bủng, tinh thần mỏi mệt, co ro, gầy còm, lưỡi nhợt rêu lưỡi nhớt mạch phần nhiều Tế Nhược.

Đại tiện ra máu mủ, ăn uống không được: Chứng hạ lỵ ra máu mủ ăn uống không được, buồn nôn, nôn mửa, ngực bụng bĩ đầy, gầy còm tinh thần mỏi mệt, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Nhu Sác.

Phân tích

– Chứng Đại tiện ra máu mủ do Đại trường thấp nhiệt: Lâm sàng có ba tình huống nặng về thấp, nặng về nhiệt và thấp nhiệt đều nặng. Giao mùa Hạ Thu, nhiệt uất thấp nung nấu, thấp và nhiệt chiếm cứ đường ruột, úng trệ Vị phủ làm loét nát màng ruột, tổn hại huyết lạc mà hạ lỵ ra máu mủ. Khí cơ bị uất trệ, sự truyền đạo của Đại trường thất thường thì đau bụng có cảm giác trướng trệ, trong đục lẫn lộn, số lần đại tiện tăng nhiều, hạ lỵ khó chịu, lý cấp hậu trọng, nóng rát giang môn.

Đại tiện ra máu mủ do Đại trường thấp nhiệt phần nhiêu do ba tà khí thấp, nhiệt, trệ ngăn trở Dương minh gây nên. Lâm sàng, nếu là loại nhiệt nặng hơn thấp, đại tiện đỏ nhiều trắng ít hoặc đơn thuần là huyết lỵ là nhiệt thịnh tổn hại đến huyết phận, điều trị chú trọng vào thanh nhiệt giải độc, uống Bạch đầu ông thang gia vị. Hạ lỵ ra trắng nhiều đỏ ít, là thấp nặng hơn nhiệt, là thấp thịnh mà tổn hại khí phận, dùng Vị linh thang gia giảm. Nếu thấp nhiệt với nhiệt đều nặng, hạ lỵ ra trắng đỏ lẫn lộn, điều trị nên dùng phép thanh nhiệt hóa thấp, hành huyết lý khí, tức như nói: “Điều khí thì hậu trọng tự trừ, hành huyết thì đại tiện ra mủ tự khỏi”. Điều trị nên thanh nhiệt hóa thấp, điều khí hành huyết, dùng phương Thược dược thang.

Lỵ tật lúc bắt đầu có kiêm biểu chứng, có chứng phát nhiệt ố hàn, đau đầu nhức xương là biểu lý đều mắc bệnh, trước hết phải tán biểu tà, dùng phương Kinh phòng bại độc tán, Dụ Gia Ngôn nói phép “kéo thuyền ngược dòng” chính là ý đó.

– Chứng Đại tiện ra máu mủ do cảm nhiễm dịch độc và thử vào Quyết âm: Cả hai có điểm cộng đồng là nguyên nhân đều do dịch độc gây bệnh, phát bệnh gấp gáp, hạ lỵ ra máu mủ, biểu hiện lâm sàng khá giống nhau. Nhưng Đại tiện ra máu mủ do dịch độc là cảm nhiễm tà khí dịch độc, xâm phạm Trường Vị, chống chọi với khí huyết gây nên bệnh; tà khí dịch độc tính rất bạo liệt, hại ngươi quá nhanh cho nên phát bệnh gấp gáp, bệnh tình hiểm ác. Dịch độc thịnh ở trong, rất dễ hóa hỏa, xung đột trong ngoài, biểu lý, vì vậy mội khi mắc bệnh là thấy ngay sốt cao phiền khát, nôn mửa buồn nôn. Độc nhiệt hãm vào trong Tâm doanh, nhiệt thịnh động phong nên xuất hiện tinh thần hôn mê kinh quyết, chất lưỡi đỏ tía. Đặc điểm của chứng này là phát bệnh gấp gáp, chứng trạng về khí doanh bị hun đốt nổi lên rất rõ. Rất ít bệnh nhân trước khi đại tiện ra mủ máu thấy ngay sốt cao khát nước, hôn mê kính quyêt mà có thể thấy thiếu xót chứng trạng ở đường ruột, rất khó phân biệt với các bệnh Ôn nhiệt khác.

Đại tiện ra máu mủ do Thử vào Quyết âm là dịch độc thử nhiệt tràn lan khắp Tam Tiêu, hãm vào trong Quyết âm chuyển độc tới Đại trường mà hạ lợi ra trắng đỏ lẫn lộn, lý cấp hậu trọng; tuy có chứng đau bụng, nhưng không đau quặn kịch liệt như dịch độc; tuy lý cấp hậu trọng bài tiết trắng đỏ lẫn lộn nhưng số lần đại tiện cũng không dồn dập nhiều lần như dịch độc, như Dư Sư Ngu viết trong Dịch chứng điều biện: “Dịch độc di nhiệt xuống Đại trường, lý cấp hậu trọng, trắng đỏ lẫn lộn hoặc bài tiết ra cáu bẩn hoặc ra huyết tía, tuy giống như Lỵ mà thực không phải Lỵ” Vả lại thử vào Tâm bao, phần nhiều phiền khát nhiều mồ hôi, đầu đau như bổ, dịch độc ban chẩn là các chứng trạng của thử nhiệt.

Điều trị đại tiện ra máu mủ do dịch độc chủ yếu phải thanh nhiệt giải độc, dùng Hoàng Liên giải độc thang hợp với Bạch đầu ông thang. Nếu hôn mê các khiếu bị vít lấp, dùng thêm An cung ngưu hoàng hoàn. Điều trị đại tiện ra máu mủ do thử vào Quyết âm chủ yếu phải thanh thử tiết nhiệt giải độc dùng Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm.

– Chứng Đại tiện ra máu mủ do Hạ tiêu hư hàn với Ầm hư nội nhiệt: Cả hai đều do Lỵ lâu ngày dẫn đến hư chứng, nhưng Lỵ lâu ngày dẫn đến tổn thương chính khí có hai con đường âm hư và thương dương. Âm tổn thương thì tinh huyết tân dịch theo lỵ mà thoát ra hết, phần nhiều thấy phiền táo khát và nhiệt. Dương tổn thương thì phần dương của Tỳ Thận đều do Lỵ mà bị hại, dễ dẫn đến hoạt thoát quyết nghịch. Yếu điểm để chuẩn đoán phân biệt: Đại tiện ra mủ máu do hư hàn là lỵ lâu ngày hại dương, chứng rạng chủ yếu là Tỳ dương không mạnh hoặc Tỳ Thận dương hư. Trung tiêu hư hàn mất đi tác dụng tiêu hóa vận chuyển, thủy cốc không thể phân bố bình thường dẫn đến đại tiện lỏng loãng bao bọc lẫn nhầy và máu dính nhớt, vùng bụng đau âm ĩ ưa nóng ưa xoa bóp. Tỳ hư hạ hãm bị mất quyền cố nhiếp cho nên hoạt thoát không tự chủ. Điều trị theo phép ôn trung kiện Tỳ sáp Trường chỉ tả, dùng bài Chân nhân dưỡng tạng thang. Đại tiện ra máu mủ do âm hư nội nhiệt là Lỵ lâu ngày tổn thương âm, chứng trạng chủ yếu là âm hư nội nhiệt, tuy có chứng đau bụng liên miên hạ lỵ ra trắng đỏ nhầy dính, ngồi không mót rặn giống như chứng trạng hư hàn, nhưng hạ lỵ lâu ngày, âm dịch bị tổn hại doanh huyết suy hao, thường thấy triều nhiệt về buổi chiều hoặc phát nhiệt nặng về ban đêm, Tâm phiền miệng khô, có lúc nôn khan, lưỡi khô đỏ ít rêu hoặc rêu bị tróc mảng, mạch Tế Sác, khác với chứng hư hàn. Tuy là hư chứng cũng không nên ôn bổ, nên dùng phép dưỡng âm thanh nhiệt hóa trọc, cho uống Trụ xa hoàn gia vị.

– Đại tiện ra máu mủ lúc phát lúc ngưng: Có đặc điểm là chứng bệnh hay tái phát dằng dai không khỏi. Sách Xích thủy huyền châu viết: “Bệnh hưu tức lỵ khỏi rồi lại phát lúc phát lúc ngưng quanh năm tháng không chữa tiệt tận gốc”. Khi phát bệnh, đại tiện dính nhão hoặc tía sắc như nước hoa quả, hôi thối khó ngửi, đau bụng mức độ nhẹ và lý cấp hậu trọng. Biến hóa bệnh cơ nói chung không ngoài sự chính khí hư tà lưu luyến, hư thực lẫn lộn, chính khí vì bệnh tà níu kéo lâu ngày mà hao tổn dần, tà khí nhân chính khí hư suy mà lưu luyến không tan, lâu ngày dẫn đến khí huyết đều khuy, về điều trị, thời kỳ phát bệnh chủ yếu phải thanh nhiệt hóa thấp, dùng Bạch đầu ông thang gia vị dùng một vị Nha đởm tử để chữa chứng này cũng có hiệu quả nhất định. Thời kỳ bệnh ngưng chủ yếu phải kiện Tỳ ích khí, dùng Hương sa lục quân tử thang gia giảm.

– Đại tiện ra mủ máu do ăn uống không được: Hạ Lỵ cấm khẩu là một chứng trạng trong bệnh trình Lỵ tật. Hạ Lỵ không ăn được hoặc mửa mà không ăn được, còn các loại hình chứng trạng khác không khác nhau là mấy. Hạ lỵ mà không ăn được nói lên Tỳ Vị suy bại, khí huyết mất nguồn sinh hóa, chính khí ngày càng suy , hậu quả nghiêm trọng vì thế khá nhiều y gia đặt ra bệnh danh riêng. Xét về nguyên nhân cấm khẩu cũng không chỉ là một mối, chính như sách Thời bệnh luân có viết: “Vì Tỳ có thấp nhiệt, vít tắc Vị khẩu gây nên. Lại có trường hợp uống nhầm thuốc lợi phạm đến VỊ khí. Hoặc dùng thuốc chỉ sáp quá sớm giữ tà khí ở bên trong. Tỳ Vị hư hàn, thấp tà can thiệp, khí cơ bế tắc, tà nhiệt bị ngăn cách, uế tích ở dưới, hơi độc hun bốc lên, Can mộc thiên thắng lấn đến Tỳ Vị, Lại có trường hợp túc thực không tiêu hóa, thủy ẩm bị ứ đọng… đều có thể làm người ta cấm khẩu:. Điều trị nên biện chứng tìm nguyên nhân, thông thường đạt biến không nên cố chấp vào một phương pháp, Nói chung lúc mới Lỵ cấm khẩu, nhiệt ứ ở Vị khẩu điều trị nên dùng phép thanh nhiệt, hòa VỊ, giáng trọc, dùng Khai cấm tán gia giảm. Lỵ lâu ngày cấm khẩu, Vị khí hao hụt, điều trị nên dưỡng âm ích khí, dùng Lục quân tử thang gia vị.

Đại tiện ra máu mủ biến hóa rất nhiều trên lâm sàng, ngoài những loại hình đã nói ở trên,, còn có loại Thương hàn Thiếu âm hạ lợi ra máu mủ và thương hàn Quyết âm hạ lợi ra máu mủ; Thiếu âm và Quyết âm đều thuộc phạm vi tam âm, bản chất của Thiếu âm bệnh là Tâm Thận dương hư, tuy có các chứng khát nước, tiểu tiện không lợi, nhưng vẫn thuộc âm hàn ở Lý, thấp trệ hạ tiêu mà hạ lợi ra máu mủ, vì vậy thường hoạt thoát không tự chủ mà các hiện tượng lý cấp hậu trọng, đau bụng trướng trệ không rõ ràng. Điều trị dùng Đào hoa thang để ôn trung sáp trường chỉ lỵ, Đặc điểm của Quyết âm bệnh là quyết nhiệt thắng phục, âm dương tranh giành, uất nhiệt thúc bách Đại trường, tổn thương huyết lạc mà hạ lợi ra máu mủ. Quyết âm chủ tạng Can, Can bệnh phần nhiều là khí trệ, vì thế phần nhiều thấy vùng sườn trướng đầy, đau bụng trướng trệ, điều trị dùng Bạch đầu ông thang để thanh giải nhiệt.

Trích dẫn y văn

– Loại âm hư lỵ tật nhất thiết tránh dùng thuốc công phạt; trường hợp thấy bài tiết ra ngũ sắc, máu mủ dính nhớt, hoạt tiết vô độ, phát nhiệt phiền khát, dưới rốn đau quặn, ban đêm chuyển nặng mà sợ ăn hoặc bài tiết ra máu tươi là thuộc âm hư, chủ yếu phải cứu nhiệt tồn âm ngay, như dùng Trụ xa hoàn,… sau khi lỵ mà đại tiện bí sáp, lý cấp hậu trọng ra nhà cầu nhiều lần mà không đại tiện được hoặc ra chút ít mủ trắng, đó là khí hư hạ hãm, cẩn thận đừng dùng thuốc lợi, chỉ nâng phần dương lên thì âm sẽ tự giáng, dùng Bổ trung ích khí thang gia Phòng phong… Nên biết rằng Nội kinh nói huyết ôn thân nhiệt vốn là chứng âm hư, đó là có kiêm cả khách tà mà thôi. Lại xét những bàn chữa Lỵ của tiền bối, đều coi bài tiết ra bọt trắng thuộc loại hư hàn, bài tiết máu mủ thuộc loại thấp nhiệt. Lại như Thủ Chân còn có loại trắng đỏ lẫn lộn, huống chi hàn nhiệt đều nặng ở Vị Trường mà đều là nói về lỵ, vì đó mà Đan Khê dùng phép hòa. Lại có trường hợp xích lỵ xuất phát tử Tiểu trường, Bạch lỵ xuất phát từ Đại trường, đều là thấp nhiệt gây nên, Lời bàn ấy nói ra, đời sau cho lỵ đều là thuộc nhiệt, dùng bừa thuốc đắng lạnh để công phạt, tác hại đến nay chưa hết… sao không biết sắc huyết đỏ tươi mủ đặc còn tin là thuộc nhiệt. Nếu ứ tối loãng nhạt hoặc sắc như mã não là dương hư không chế nổi âm mà bài tiết, không làm cho khí ấm áp thì huyết không thanh, lý khí như cái lờ đãi vàng, là một phép hiệu quả nhanh (Trương thị y thông – Đại tiểu phủ môn).

5/51 rating
Bình luận đóng